Thực hành

Một phần của tài liệu Video clip thí nghiệm hóa học phổ thông lớp 10 (Trang 60 - 62)

2. THỰC NGHIỆM

2.2.1.3. Thực hành

2.2.1.3.1. Điều chế khí clo khô

Đầu tiên ta cho vào bình cầu có nhánh một ít tinh thể kali clorat, cho tiếp vào phễu nhỏ giọt dung dịch axit clohiđric đậm đặc. Cho vào nửa bình drexen (1) dung dịch natri clorua bão hòa, khoảng nửa bình drexen (2) axit sunfuric đậm đặc.

44 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh

Mở khóa phễu nhỏ giọt cho dung dịch axit clohiđric đặc từ từ chảy xuống bình cầu chứa kali clorat.

Khi khí clo đầy bình, ta đưa ngay ống dẫn khí vào cốc chứa dung dịch natri hiđroxit và đậy kín bình đựng khí clo bằng nút cao su.

Chú ý: dùng bông gòn có tẩm dung dịch natri hiđroxit đậy kín miệng bình chứa khí clo, không để khí thoát ra ngoài vì khí clo độc.

Công dụng của dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc trong thí nghiệm điều chế khí clo khô.

Viết các phương trình điều chế khí clo từ KMnO4, KClO3, MnO2, CaOCl2 với dung dịch HCl đặc. Nếu các chất oxi hóa trên có khối lượng bằng nhau thì chất nào có thể điều chế được khí clo nhiều nhất ?

2.2.1.3.2. Khí clo tác dụng với kim loại đồng [8]

Lấy một bình khí clo. Tách lấy 4 – 5 sợi dây đồng mảnh từ ruột dây điện. Làm sạch lớp bọc cách điện, chập lại và cuộn thành hình lò xo.

Hơ nóng dây đồng rồi đưa nhanh vào bình chứa khí clo. Quan sát hiện tượng. Sau khi dây đồng cháy xong, ta cho vào bình một ít nước và lắc nhẹ. Quan sát và giải thích hiện tượng.

Viết phương trình phản ứng.

2.2.1.3.3. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm

Đầu tiên ta cho vào bình cầu có nhánh một ít tinh thể kali clorat, cho tiếp vào phễu nhỏ giọt dung dịch axit clohiđric đậm đặc. Cho nước cất vào nửa bình drexen, sau đó cho vào bình này một miếng giấy màu ẩm.

Mở khóa phễu nhỏ giọt cho dung dịch axit clohiđric đặc từ từ chảy xuống bình cầu chứa kali clorat.

45 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh

Quan sát và giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học xảy ra.

Ta sử dụng giấy màu khô được không ? giải thích. Tác dụng của dung dịch NaOH trong thí nghiệm này.

2.2.1.3.4. So sánh tính oxi hóa của clo và brom

Rót vào ống nghiệm khoảng 1 ml dung dịch natri bromua. Nhỏ tiếp vào ống vài giọt nước clo mới điều chế được, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng.

Rút ra kết luận về tính oxi hóa của clo so với brom. 2.2.1.3.5. So sánh tính oxi hóa của clo, brom và iot

Lấy 3 ống nghiệm có ghi nhãn, mỗi ống chứa một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI (hoặc muối tương ứng của kali). Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước clo, lắc nhẹ.

Làm lại thí nghiệm như trên nhưng thay nước clo bằng brom. Quan sát hiện tượng và giải thích.

Lặp lại thí nghiệm một lần nữa với nước iot.

Nhận xét. Rút ra kết luận về tính oxi hóa của clo, brom, iot.

Một phần của tài liệu Video clip thí nghiệm hóa học phổ thông lớp 10 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)