Khái niệm về cân bằng hóa học

Một phần của tài liệu Video clip thí nghiệm hóa học phổ thông lớp 10 (Trang 51 - 52)

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.4.2.1. Khái niệm về cân bằng hóa học

35 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh

chiều nào đó và cuối cùng sẽ đạt đến trạng thái cân bằng. Chẳng hạn có phản ứng: aA + bB + …. cD + dD + ….

Phản ứng do chất A tác dụng với chất B,… để tạo ra chất C, D,… gọi là phản ứng thuận, có vận tốc là vt. Phản ứng giữa chất C với chất D,… để tạo ra chất A, B,… gọi là phản ứng nghịch, có vận tốc vn. Khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch vt = vn thì phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.

Về nguyên tắc, mọi phản ứng hóa học đều là hai chiều. Tuy nhiên, nếu vận tốc của một chiều nào đó lớn hơn hẳn vận tốc của chiều kia thì phản ứng được xem là một chiều.

Trong điều kiện đẳng nhiệt – đẳng áp (T, P = const), nếu ∆G < 0 thì phản ứng tự xảy ra, còn ∆G = 0 thì phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.

Cân bằng hóa học có các tính chất:

 Không thay đổi theo thời gian, nếu các điều kiện bên ngoài được giữ nguyên.

 Có tính linh động, nghĩa là dưới tác dụng của các thông số bên ngoài (nồng độ, nhiệt độ, áp suất,…) cân bằng sẽ chuyển dịch, nếu ngừng tác dụng thì cân bằng trở về vị trí cũ.

 Có tính chất động, nghĩa là ở trạng thái cân bằng các thông số của hệ tuy không thay đổi theo thời gian nhưng luôn có phản ứng giữa các chất đầu để tạo thành chất cuối và ngược lại. Hai phản ứng đó xảy ra với vận tốc như nhau.

 Cân bằng hóa học có thể được xác lập theo hai chiều: chiều thuận và chiều nghịch.

Một phần của tài liệu Video clip thí nghiệm hóa học phổ thông lớp 10 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)