2. THỰC NGHIỆM
2.3.5. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh
2.3.5.1. Mục tiêu
- Biết cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm.
- Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của khí SO2 và H2SO4. - Nhận biết ion sunfat.
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng, thao tác làm việc trong phòng thí nghiệm hóa học. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập hóa học.
2.3.5.2. Dụng cụ - hóa chất
2.3.5.2.1. Dụng cụ
Giá thí nghiệm Bình cầu có nhánh
Ống dẫn khí Đèn cồn
Ống nghiệm Phễu nhỏ giọt
Hình 2-7. Hệ thống điều chế khí H2S và chứng minh tính khử của H2S
57 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh
Nút cao su Kẹp ống nghiệm
Lưới amiang Ống nhỏ giọt
Bình drexen Cốc 250 ml
2.3.5.2.2. Hóa chất
Dung dịch KMnO4 loãng H2SO4 đặc
Na2SO3 (tt) Dung dịch SO2
Dung dịch BaCl2 1M Dung dịch Na2SO4 0,1M
Dung dịch NaOH 1M Dung dịch HCl 1M
Nước brom Miếng đồng
Đường kính Giấy lọc
Quỳ tím Nước cất
2.3.5.3. Thực hành
2.3.5.3.1. Điều chế và thử tính chất hóa học của khí SO2
Cho vào bình cầu có nhánh một thìa nhỏ tinh thể Na2SO3. Cho tiếp vào phễu nhỏ giọt dung dịch axit sunfuric đặc. Lấy khoảng 1/3 bình drexen (1) dung dịch KMnO4 thêm vài giọt H2SO4 đặc và 1/3 bình drexen (2) nước cất, cho tiếp một mẩu quỳ tím vào.
Nối ống dẫn khí còn lại của bình drexen (2) vào cốc đựng dung dịch NaOH 1M. Mở khóa phễu nhỏ giọt cho dung dịch H2SO4 đặc chảy xuống bình cầu. Dùng đèn cồn đun nóng bình cầu để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
Nếu ta thay dung dịch KMnO4 thành nước Br2 thì có hiện tượng gì xảy ra? Viết
Hình 2-8. Hệ thống điều chế và chứng minh tính chất hóa học của khí SO2
58 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh
phương trình hóa học (nếu có). 2.3.5.3.2. Tính oxi hóa của SO2
Cho vào ống nghiệm có nhánh một ít tinh thể Na2SO3.
Đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm rồi đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su kèm ống nhỏ giọt, trong ống nhỏ giọt chứa H2SO4 đặc.
Nối nhánh ống dẫn khí vào ống nghiệm có chứa dung dịch axit sunfuhiđric (vừa điều chế).
Bóp ống nhỏ giọt cho dung dịch chảy xuống từ từ, tác dụng với Na2SO3. Dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm có nhánh.
Quan sát, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
2.3.5.3.3. Tính khử của SO2
- SO2 tác dụng với dung dịch KMnO4
Cho vào ống nghiệm khoảng 3 ml dung dịch SO2. Cho tiếp từng giọt dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm. Quan sát, mô tả và giải thích thí nghiệm. Viết phương trình hóa học của phản ứng và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
- SO2 tác dụng với dung dịch Br2
Cho vào ống nghiệm khoảng 3 ml dung dịch SO2. Cho tiếp từng giọt dung dịch Br2 vào ống nghiệm. Quan sát, mô tả và giải thích thí nghiệm. Viết phương trình hóa học của phản ứng và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
2.3.5.3.4. Tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc
Cho một miếng đồng nhỏ vào ống nghiệm. Cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch H2SO4 đặc (hết sức thận trọng). Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đền
Hình 2-9.Hệ thống thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa của SO2
59 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh
cồn.
Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học, xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
2.3.5.3.5. Tính háo nước của H2SO4 đặc - Thí nghiệm 1:
Cho vào ống nghiệm một thìa nhỏ đường kính, nhỏ tiếp vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Nhỏ một giọt H2SO4 đặc lên tờ giấy lọc, để giọt axit đi từ trên xuống dưới, phía dưới có kê chậu thủy tinh chứa nước.
Quan sát, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra. - Thí nghiệm 2:
Cho vào cốc 100 ml một ít đường kính, sau đó cho axit H2SO4 đặc dọc theo đũa thủy tinh vào cốc. Khuấy nhẹ và quan sát hiện tượng. Giải thích và viết phương trình phản ứng.
2.3.5.3.6. Nhận biết ion sunfat
Cho vào ba ống nghiệm (có đánh số), mỗi ống khoảng 2 ml dung dịch muối sunfat. Cho tiếp vào mỗi ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch BaCl2. Quan sát, mô tả và viết phương trình hóa học của phản ứng.
Sau đó, ta cho tiếp vào ống nghiệm (2) và ống nghiệm (3) khoảng 2 ml lần lượt các dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
Quan sát và mô tả hiện tượng.
Rút ra kết luận về tính tan của kết tủa tạo thành từ phản ứng.
2.4. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
2.4.1. Mục tiêu
60 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh
- Củng cố những kiến thức về tốc độ phản ứng hóa học: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
- Củng cố kiến thức về yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học.
- Rèn luyện kĩ năng về thực hiện và quan sát hiện tượng thí nghiệm hóa học.
2.4.2. Dụng cụ - hóa chất
2.4.2.1. Dụng cụ
Giá để ống nghiệm Ống nghiệm
Ống đong 5 ml Ống đong 25 ml
Cốc 100 ml Cốc 250 ml
Ống nhỏ giọt Giá thí nghiệm
2.4.2.2. Hóa chất
Dung dịch H2SO4 15% Dung dịch H2SO4 0,1M
Dung dịchHCl 6% Dung dịch HCl 18%
Dung dịch Na2S2O3 0,1M Dung dịch H2SO4 đặc
Miếng đồng Nước cất
Viên Zn (hạt to) Viên Zn (hạt nhỏ)
2.4.3. Thực hành