2. THỰC NGHIỆM
2.3.4. Hiđro sunfua Muối sunfua
2.3.4.1. Mục tiêu
- Biết cách điều chế H2S trong phòng thí nghiệm. - Củng cố kiến thức về tính chất của H2S.
- Nhận biết ion sunfua.
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng, thao tác làm việc trong phòng thí nghiệm hóa học. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập hóa học.
2.3.4.2. Dụng cụ - hóa chất
2.3.4.2.1. Dụng cụ
Giá thí nghiệm Ống nghiệm có nhánh
Ống dẫn khí Đèn cồn
Ống nghiệm Ống nhỏ giọt
Nút cao su Kẹp ống nghiệm
Lưới amiang Bình cầu đáy tròn
Ống thủy tinh 2.3.4.2.2. Hóa chất
Dung dịch Pb(NO3)2 0,1M HCl đặc
Dung dịch Na2S 1M Dung dịch Na2S 0,1M
Dung dịch FeCl3 0,01M FeS rắn
2.3.4.3. Thực hành
2.3.4.3.1. Điều chế dung dịch axit sunfuhiđric Cho vào ống nghiệm có nhánh một ít FeS.
Đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm rồi đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su kèm ống nhỏ giọt, trong ống nhỏ giọt chứa HCl đặc.
Nối nhánh ống dẫn khí vào lọ chứa nước cất. Bóp ống nhỏ giọt cho dung dịch chảy xuống từ từ, tác dụng với FeS. Sau đó, nhỏ dung dịch axit H2S lên mẩu giấy quì tím.
55 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh
của phản ứng.
Có thể dùng H2SO4 đặc để tác dụng với FeS điều chế H2S được không? Vì sao? 2.3.4.3.2. Điều chế khí H2S và nhận biết ion sunfua
Cho vào ống nghiệm có nhánh một ít FeS.
Đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm rồi đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su kèm ống nhỏ giọt, trong ống nhỏ giọt chứa HCl đặc.
Nối nhánh ống dẫn khí vào ống nghiệm có chứa dung dịch Pb(NO3)2. Bóp ống nhỏ giọt cho dung dịch chảy xuống từ từ, tác dụng với FeS.
Quan sát, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
Có thể dùng Cu(NO3)2 thay cho Pb(NO3)2 được không? Tại sao? 2.3.4.3.3. Điều chế và chứng minh tính khử của khí H2S
Lắp dụng cụ điều chế khí H2S từ FeS và dung dịch HCl. Đốt khí H2S thoát ra từ ống vuốt nhọn.
Hình 2-6. Hệ thống điều chế và nhận biết khí H2S và nhận biết ion sunfua
Hình 2-5.Hệ thống điều chế dung dịch H2S
56 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh
Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học, xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
Vì sao không dùng H2S để lâu trong phòng thí nghiệm?
2.3.4.3.4. Phản ứng giữa dung dịch muối Na2S và dung dịch muối Pb(NO3)2
Cho ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch Na2S. Nhỏ tiếp từng giọt dung dịch Pb(NO3)2 vào ống nghiệm. Quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
2.3.4.3.5. Phản ứng giữa dung dịch muối Na2S và dung dịch muối FeCl3
Cho ống nghiệm khoảng 3 ml dung dịch FeCl3. Nhỏ tiếp từng giọt dung dịch Na2S vào ống nghiệm. Quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng. Xác định vai trò từng chất trong phản ứng.