Hiđro sunfua [9]

Một phần của tài liệu Video clip thí nghiệm hóa học phổ thông lớp 10 (Trang 42 - 44)

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3.3.2. Hiđro sunfua [9]

1.3.3.2.1. Cấu tạo phân tử

Cấu tạo phân tử hiđro sunfua (H2S) có cấu tạo tương tự như phân tử H2O. Nguyên tử S có 2 electron độc thân ở phân lớp 3p tạo ra 2 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử hiđro. Trong hợp chất này, nguyên tố S có số oxi hóa -2.

26 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh

1.3.3.2.2. Tính chất vật lí

Hiđro sunfua là khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí, hóa lỏng ở -60oC, hóa rắn ở -86oC, tan ít trong nước và độc.

1.3.3.2.3. Tính chất hóa học - Tính axit yếu

Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ như NaOH, tạo nên hai loại muối: muối trung hòa như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS-.

- Tính khử mạnh

+ Dung dịch axit sunfuhiđric tiếp xúc với không khí, nó dần trở nên vẩn đục màu vàng, do oxi của không khí đã oxi hóa H2S thành S:

2H2S + O2 2S + 2H2O

-2 0 0 -2

+ Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu vàng, H2S bị oxi hóa thành SO2:

2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O

-2 0 to +4 -2

+ Nếu không cung cấp đủ không khí hoặc ở nhiệt độ không cao lắm thì H2S bị oxi hóa thành S:

2H2S + O2 2S + 2H2O

-2 0 0 -2

+ Clo có thể oxi hóa H2S thành H2SO4:

H2-2S + 4Cl02 + 4H2O H2+6SO4 + 8HCl -1

1.3.3.2.4. Trạng thái tự nhiên và điều chế - Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên, hiđro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, khí thoát ra từ chất protein bị thối rữa,…

- Điều chế

+ Trong công nghiệp không sản xuất hiđro sunfua.

+ Trong phòng thí nghiệm, điều chế bằng phản ứng của dung dịch axit clohiđric với sắt (II) sunfua:

27 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh

FeS + 2HCl FeCl 2 + H2S

Một phần của tài liệu Video clip thí nghiệm hóa học phổ thông lớp 10 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)