Biện pháp huy động vốn.

Một phần của tài liệu hiệu quả huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Trang 59 - 62)

II. Biện pháp góp phần hoàn thiện cấu trúc tài chín hở Công ty TNHH Mekong

3. Biện pháp huy động vốn.

Hiện nay nguồn đi vay chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn, đặc biệt là nợ dài hạn, mặt khác vốn chủ sở hữu giảm nên làm cho cấu trúc tài chính Công ty không cân bằng giữa tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu. Vì vậy xác định tỷ lệ nợ hợp lý là đòi hỏi cấp thiết nhất hiện nay đối với Công ty. Tỷ suất nợ/ VCSH của Công ty năm 2008 như sau: Nợ phải trả Tỷ suất nợ/vốn CSH (%) = x 100% Vốn chủ sở hữu 29.439.476.561 = x 100% 8.839.271.364 = 333,053% Nợ dài hạn Tỷ suất nợ dài hạn/vốn CSH (%) = x 100% Vốn chủ sở hữu 21.072.233.688 = x 100% 8.839.271.364

Thông qua 2 chỉ tiêu này ta thấy nợ phải trả quá lớn so với khả năng tự có về tài chính của Công ty (nợ phải trả gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu). Điều này cho thấy khả năng tự chủ của Công ty hiện nay rất thấp. Trong khi đó tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là 238,39% chứng tỏ trong nguồn vốn thường xuyên chủ yếu được tài trợ bằng nợ dài hạn. Thực tế Công ty không quan tâm nhiều đến việc giữ một

mức cân bằng chính xác giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Việc điều chỉnh vốn chủ sở hữu và các khoản nợ thường ngẫu hứng và theo kiểu linh hoạt “ tuỳ cơ ứng biến”. Do đó việc duy trì một tỷ suất nợ như hiện nay sẽ gây khó khăn cho việc tiếp nhận các khoản vay nợ tiếp theo của Công ty. Vì vậy theo em Công ty cần phải huy động nguồn vốn bên trong để đảm bảo cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý.

Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà công ty không phải cam kết thanh toán. Nó được hình thành từ chủ sở hữu và các nhà đầu tư góp vốn hoặc từ kết quả kinh doanh. Để cơ cấu nguồn tài trợ phù hợp thì Công ty phải có chính sách huy động vốn để tăng vốn chủ sở hữu, giảm chi phí sử dụng vốn và giảm sự phụ thuộc từ bên ngoài bằng cách:

+ Kêu gọi chủ sở hữu tăng vốn và có kế hoạch triển khai các dự án khả thi nhằm thu hút các nhà đầu tư.

+ Vốn được bổ sung từ kết quả kinh doanh (Lợi nhuận giữ lại). Đây là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn vì Công ty giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài, đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của Công ty.

+ Khoản khấu hao tài sản cố định. Tiền trích khấu hao tài sản cố định chủ yếu dùng để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định, tuy nhiên do thời gian sử dụng của các tài sản cố định của Công ty thường rất dài, phải sau nhiều năm mới thay thế đổi mới, trong khi hàng năm Công ty đều tính khấu hao và tiền khấu hao được tích luỹ lại. Vì vậy trong khi chưa có nhu cầu thay thế tài sản cố định cũ thì Công ty có thể sử dụng số tiền khấu hao đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của mình.

+ Các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản. + Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái.

+ Các khoản nhận biếu tặng, các khoản tài trợ.

+ Huy động từ tiền từ một số nguồn bên trong khác như tiền nhượng bán tài sản vật tư không cần dùng hoặc tiền thanh lý các tài sản cố định cũ.

Ngoài việc tăng vốn chủ sở hữu thì Công ty phải thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán và các biện pháp thu hồi nợ như trên nhằm thu hồi các khoản nợ phải thu để bù đắp các khoản Công ty vay nợ bên ngoài nhằm giảm chi phí sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu hiệu quả huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Trang 59 - 62)