Công ty TNHH Mekong Bảng phân tích tình hình biến động tài sản

Một phần của tài liệu hiệu quả huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Trang 37 - 42)

I. Phân tích cấu trúc tài sản ở Công ty TNHH MEKONG

Công ty TNHH Mekong Bảng phân tích tình hình biến động tài sản

Qua bảng phân tích sự biến động quy mô tài sản ta thấy tổng tài sản năm 2006 là 36.656.064.185 đồng, năm 2007 tăng lên là 50.306.654.620đồng, , tức là tổng tài sản năm 2007 cao hơn năm 2006 là 13.650.590.435 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 37,240%, và năm 2008 giảm xuống còn 38.278.747.925 đồng, tức là tổng tài sản năm 2008 thấp hơn năm 2007 là 12.027.906.695 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 23,909%. Điều này cho thấy quy mô tài sản của Công ty có sự biến động rất lớn. Sự thay đổi này do TSLĐ & ĐTNH và TSCĐ & ĐTDH có sự biến động. Để đánh giá chính xác hơn ta cần xem xét sự biến động từng loại tài sản.

Đối với Tài sản lưu động & Đầu tư ngắn hạn:

Năm 2007 giá trị TSLĐ & ĐTNH tăng hơn so với năm 2006 là 9.247.900.209 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 72,914%. Đến năm 2008 giá trị này giảm xuống 4.967.493.671 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 22,650%. Nguyên nhân do:

 Tiền và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền qua 3 năm có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể:

CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ Chênh lệch năm 2007/2006

NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 Mức %

A. TSLĐ & ĐTNH 12.683.374.825 21.931.275.034 16.963.781.363 9.247.900.209 72.914

I. Tiền và các khoản TĐ tiền 457.129.056 570.017.336 177.387.597 112.888.280 24.695

1.Tiền mặt 53.399.972 54.532.675 45.324.765 1.132.703 2.121

2. Tiền gửi ngân hàng 403.729.084 515.484.661 132.062.832 111.755.577 27.681

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.237.897.800 10.872.175.550 13.181.071.664 6.634.277.750 156.546

1. Phải thu của khách hàng 4.237.897.800 5.793.908.602 7.534.912.366 1.556.010.802 36.717

2. Trả trước cho người bán 0 5.078.266.948 5.646.159.298 5.078.266.948

III. Hàng tồn kho 7.856.431.980 10.197.194.820 3.499.184.245 2.340.762.840 29.794

3. Chi phí sản xuất kinh doanh DD 7.856.431.980 10.197.194.820 3.499.184.245 2.340.762.840 29.794

IV. Tài sản ngắn hạn khác 131.915.989 291.887.328 106.137.857 159.971.339 121.268

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 70.435.069 75.436.948 51.817.138 5.001.879 7.101 2. Thuế GTGT được khấu trừ 61.480.920 43.587.909 54.320.719 -17.893.011 -29.103

3. Tạm ứng 0 172.862.471 0 172.862.471

B. TSCĐ & ĐTDH 23.972.689.360 28.375.379.586 21.314.966.562 4.402.690.226 18.365

V.Tài sản cố định 23.972.689.360 28.375.379.586 21.314.966.562 4.402.690.226 18.365

1.Tài sản cố định HH 19.395.796.810 28.375.379.586 21.314.966.562 8.979.582.776 46.297 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4.576.892.550 0 0

Năm 2006, tiền và các khoản tương đương tiền là 457.129.056 đồng, năm 2007 tăng lên là 570.017.336 đồng, tức là lượng tiền mà Công ty dự trữ vào thời điểm cuối năm 2007 cao hơn năm 2006 là 112.888.280 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,695%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng năm 2007 đều tăng hơn so với năm 2006, trong đó lượng tiền gửi ngân hàng tăng lên một lượng đáng kể. Cụ thể, tiền gửi ngân hàng năm 2007 cao hơn so với năm 2006 là 111.755.577 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 27,681% và tiền mặt dự trữ tại đơn vị cũng tăng nhưng không đáng kể là 1.132.703 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,121%. Điều đó cho thấy Công ty đã thanh toán cho hầu hết các nhà cung cấp mà Công ty mua vật tư, thiết bị, dụng cụ quản lý bằng tiền gửi ngân hàng, chỉ có một số ít được thanh toán bằng tiền mặt.

Đến cuối năm 2008 đã có sự giảm sút đáng kể về lượng tiền dự trữ tại Công ty. Cụ thể, cuối năm 2008 lượng tiền dự trữ tại Công ty là 177.387.597 đồng, tức là năm 2008 lượng tiền giảm đi so với năm 2007 là 392.629.739 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 68,88%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự giảm sút mạnh mẽ của tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà trong đó là sự giảm sút của lượng tiền gửi ngân hàng là chủ yếu. Cụ thể lượng tiền mặt năm 2008 giảm hơn năm 2007 là 9.207.910 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 16,885% và lượng tiền gửi ngân hàng năm 2008 giảm hơn năm 2007 là 383.421.829 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 74,381%. Để đảm bảo hoạt động thi công công trình Công ty đã sử dụng một lượng lớn tiền gửi ngân hàng để mua vật tư, công cụ dụng cụ làm cho lượng tiền gửi giảm xuống và một lượng tiền mặt giảm do Công ty đã sử dụng cho việc chi tiêu hàng ngày tại Công ty.

 Các khoản phải thu ngắn hạn: Khoản phải thu qua 3 năm có xu hướng tăng rõ rệt. Cụ thể:

Cuối năm 2006 giá trị khoản phải thu 4.237.897.800 đồng và đến cuối năm 2007 là 10.872.175.550 đồng. Tức là giá trị khoản phải thu năm 2007 cao hơn năm 2006 là 6.634.277.750 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 156,546%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là vì khoản phải thu khách hàng và khoản trả trước cho người bán năm 2007 cao hơn năm 2006. Cụ thể: Cuối năm 2006 giá trị khoản phải thu

khách hàng là 4.237.897.800 đồng và tăng lên 5.793.908.602 đồng vào năm 2007, tức là khoản phải thu khách hàng năm 2007 cao hơn năm 2006 là 1.556.010.802 đồng tương ứng với lệ tăng là 36,717%, ngoài ra khoản trả trước cho người bán năm 2007 cao hơn năm 2006 là 5.078.266.948 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 100%. Nguyên nhân chính làm cho khoản phải thu năm 2007 cao hơn năm 2006 là Công ty đã ứng trước một lượng lớn tiền hàng cho nhà cung cấp, do đó làm tăng khoản phải thu. Điều đó cho thấy vốn của Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng. Bên cạnh đó các công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa được khách hàng thanh toán tiền làm cho tốc độ thu hồi vốn chậm nên khoản phải thu tăng lên. Vì vậy Công ty cần có những chính sách quản lý nợ tốt hơn nhằm thu hồi đủ vốn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn nhiều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đến cuối năm 2008 giá trị khoản phải thu tăng lên là 13.181.071.664 đồng, tức là năm 2008 khoản phải thu cao hơn năm 2007 là 2.308.986.114 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,237%. Do khoản phải thu khách hàng tăng lên 1.741.003.764 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,049%, đồng thời Công ty đã trả trước tiền cho người bán để mua vật tư, công cụ,…Cụ thể: khoản trả trước cho người bán năm 2008 cao hơn năm 2007 là 567.892.350 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,183%, điều đó đã làm cho khoản phải thu ngắn hạn của Công ty năm 2008 tăng lên.

Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho qua 3 năm có sự thay đổi khác

nhau.Vì Công ty không có kho bãi để dự trữ nguyên vật liệu nên chỉ tiêu hàng tồn kho ở đây là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Vào thời điểm cuối năm 2006 giá trị hàng tồn kho của Công ty là 7.856.431.980 đồng, con số này đã lên đến 10.197.194.820 đồng vào cuối năm 2007, tức là giá trị hàng tồn kho năm 2007 cao hơn năm 2006 là 2.340.762.840 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,794%. Nguyên nhân làm cho hàng tồn kho năm 2007 tăng lên do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2007 tăng hơn năm 2006, cụ thể do các công trình mà Công ty nhận hợp đồng là xây dựng đường sá, cầu cống thuỷ lợi…thường kéo dài nhiều năm nên các công trình bắt đầu thi công

năm 2006 đến năm 2007 vẫn chưa hoàn thành bàn giao và có thêm một số công trình Công ty mới ký hợp đồng xây dựng, đồng thời tình hình nền kinh tế lạm phát tăng cao vào cuối năm 2007 làm cho giá cả tăng lên dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên. Tóm lại giá trị hàng tồn kho tăng lên là do Công ty đã đầu tư mua vật tư, công cụ,…để thực hiện công trình, nhưng do công trình chưa hoàn thành nên lượng hàng tồn kho rất lớn.

Giá trị hàng tồn kho đã giảm xuống một lượng đáng kể vào thời điểm cuối năm 2008, cụ thể hàng tồn kho năm 2008 là 3.499.184.245 đồng, tức là giá trị hàng tồn kho năm 2008 giảm đi so với năm 2007 là 6.698.010.575 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 65,685%. Vào những tháng cuối năm 2008 do suy thoái nền kinh tế toàn cầu làm cho giá của hầu hết nguyên vật liệu giảm mạnh nên làm giảm giá trị hàng tồn kho, đồng thời các công trình làm đường ở địa bàn tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành bàn giao và được nghiệm thu năm 2008 làm cho giá trị hàng tồn kho giảm xuống, kéo theo đó là sự giảm xuống của tổng tài sản.

 Tài sản ngắn hạn khác: Giá trị tài sản ngắn hạn khác của Công ty năm 2006 là 131.915.989 đồng, con số này đã tăng lên vào năm 2007 là 291.887.328 đồng, tức là tài sản ngắn hạn khác năm 2007 cao hơn năm 2006 là 159.971.339 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 121,268%. Do sự tăng lên của chi phí trả trước ngắn hạn và tạm ứng đã làm cho tài sản ngắn hạn khác tăng lên. Cụ thể: Chi phí trả trước ngắn hạn năm 2007 cao hơn năm 2006 là 5.001.879 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,101% và tạm ứng tăng 172.862.471 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 100%. Năm 2007 Công ty đã xuất công cụ dụng cụ ra sử dụng làm cho chi phí trả trước ngắn hạn tăng lên. Đồng thời nhân viên tạm ứng đi mua vật tư, công cụ… phục vụ cho công trình nhiều và nhân viên tạm ứng lương đã làm cho tạm ứng tăng lên. Mặc dù thuế GTGT đầu vào được khấu trừ năm 2007 giảm hơn năm 2006 là 17.893.011 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 29,103% nhưng tỷ lệ giảm này vẫn không cao hơn tỷ lệ tăng nên tài sản ngắn hạn khác tăng lên.

Tài sản ngắn hạn khác năm 2008 đã giảm xuống là 106.137.857 đồng, tức là năm 2008 tài sản ngắn hạn khác thấp hơn năm 2006 là 185.749.471 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 63,637%. Nguyên nhân do chi phí trả trước ngắn hạn giảm xuống.

Cụ thể chi phí trả trước ngắn hạn năm 2008 thấp hơn năm 2007 là 23.619.810 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 31,311%. Do trong năm 2008 công cụ dụng cụ đưa vào sử dụng được phân bổ cho các kỳ nên làm cho chi phí trả trước giảm xuống, đồng thời nhân viên thanh toán tạm ứng đi công tác nên tài sản ngắn hạn khác giảm xuống.

Đối vớí Tài sản dài hạn

 Tài sản cố định (TSCĐ): Giá trị tài sản cố định qua 3 năm có sự biến động:

Năm 2006 giá trị TSCĐ là 23.972.689.360 đồng, năm 2007 là 28.375.379.586 đồng, tức là năm 2007 giá trị TSCĐ cao hơn năm 2006 là 4.402.690.226 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,365%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2007 Công ty đã đầu tư mua sắm một số máy xúc, máy đào và một số phương tiện vận tải để phục vụ cho công trình nên làm cho TSCĐ tăng lên. Cụ thể TSCĐ hữu hình năm 2007 cao hơn năm 2006 là 8.979.582.776 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 46,297%, đồng thời công ty xây dựng trụ sở văn phòng làm việc trong năm 2006 đến năm 2007 hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng đã làm tăng giá trị TSCĐ năm 2007. Qua đó cho thấy Công ty quan tâm đến việc nâng cấp TSCĐ nhằm nâng cao chất lượng và tăng quy mô sản xuất kinh doanh. Sự tăng lên của TSCĐ góp phần thúc đẩy hoạt động thi công các công trình được xúc tiến nhanh hơn.

Đến cuối năm 2008 giá trị TSCĐ đã có sự giảm mạnh, cụ thể: giá trị TSCĐ năm 2008 là 21.314.966.562 đồng tức là giá trị TSCĐ năm 2008 thấp hơn năm 2007 là 7.060.413.024 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 24,882%. Năm 2008 Công ty thanh lý một số máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý lỗi thời, công suất hoạt động kém nhưng chưa huy động kịp thời vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị mới. Điều này cho thấy năm 2008 Công ty đã giảm quy mô sản xuất. Do TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty nên làm cho quy mô của Công ty năm 2008 giảm đi nhiều.

Một phần của tài liệu hiệu quả huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w