Phân tích cân bằng tài chín hở Công ty TNHH MEKONG.

Một phần của tài liệu hiệu quả huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Trang 45 - 49)

Phân tích cân bằng tài chính tại Công ty TNHH MEKONG được thể hiện qua tình trạng cân bằng tài chính trong dài hạn và cân bằng tài chính trong ngắn hạn của Công ty.

1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn .

Để thấy được cân bằng tài chính của Công ty TNHH MEKONG như thế nào ta sẽ nghiên cứu qua chỉ tiêu vốn lưu động ròng (VLĐR). Chỉ tiêu này sẽ được tính toán thông qua bảng phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn.

11 Nguyễn Thiện Thuật ĐVT: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Nguồn vốn thường xuyên 24.795.562.397 30.255.793.759 29.911.505.052

2. Vốn chủ sở hữu 10.397.699.245 10.153.198.043 8.839.271.364 3. Tài sản cố định và ĐTDH 23.972.689.360 28.375.379.586 21.314.966.562 4. Tốc độ tăng NVTX (%) 43,259 -1,138 5. Tốc độ tăng VCSH (%) -2,351 -12,941 6. Tốc độ tăng TSCĐ (%) 18,365 -24,882 7. VLĐ ròng 822.873.037 1.880.414.173 8.596.538.490 8. Tỷ suất NVTX/ TSDH (lần) 1,034 1,066 1,403 9. Tỷ suất VCSH/ TSDH (lần) 0,434 0,358 0,415

Qua bảng phân tích cho thấy vốn lưu động ròng (VLĐR) của Công ty qua 3 năm đều dương và tăng dần. Cụ thể năm 2006 VLĐR là 822.873.037 đồng, năm 2007 là 1.880.414.173 đồng, năm 2008 là 8.596.538.490 đồng. Điều đó có nghĩa là cân bằng tài chính được đánh giá là tốt vì nguồn vốn thường xuyên không chỉ đủ để tài trợ cho TSDH mà còn sử dụng để tài trợ cho phần TSNH bị thiếu hụt của Công ty.

Đi sâu phân tích ta thấy năm 2007 VLĐR tăng hơn so với năm 2006 là 1.057.541.136 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 128,518%. Qua đó cho thấy VLĐR năm 2007 đáp ứng cho TSNH khá nhiều. Nguyên nhân do tốc độ tăng NVTX của Công ty năm 2007 là 43,259%, tuy tốc độ tăng TSCĐ năm 2007 so với năm 2006 là 18,365% và VCSH năm 2007 giảm 2,351% nhưng tỷ lệ giảm vẫn không bằng tỷ lệ tăng của NVTX nên làm cho VLĐR năm 2007 tăng lên là 1.880.414.173 đồng. Do thực tế khối lượng công trình tăng lên vào năm 2007 nên phải đầu tư trang thiết bị cho công trình làm cho NVTX tăng mạnh trong đó chủ yếu là tăng khoản nợ dài hạn, và do vốn chủ sở hữu giảm nên Công ty phải vay dài hạn để tăng quy mô hoạt động của Công ty.

Sang năm 2008 cùng với xu hướng đó VLĐR cũng tăng so với năm 2007 là 6.716.124.317 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 357,162% do nợ dài hạn vẫn tiếp

tục tăng và trong năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động nên các nhà đầu tư rút bớt vốn nhằm giảm thiểu rủi ro làm cho VCSH năm 2008 giảm đi so với năm 2007 là 12,941% điều đó dẫn đến NVTX giảm 1,13%. Nhưng NVTX vẫn đảm bảo đủ để tài trợ cho TSDH vì trong năm Công ty đã thanh lý MMTB cũ nên TSDH giảm xuống 24,882%. Vì vậy VLĐR năm 2008 tăng lên là 8.596.538.490 đồng.

Chỉ tiêu tỷ suất NVTX/TSDH tăng dần qua 3 năm và đều lớn hơn 1, điều này khẳng định thêm Công ty đang có nguồn tài trợ rất ổn định. Nhưng nguồn tài trợ chính ở đây là nợ dài hạn chỉ làm tăng hiệu ứng đòn bẩy tài chính (đòn bẩy nợ) chứ không tạo ra tính độc lập, an toàn của nguồn tài trợ. Cụ thể tỷ suất VCSH/TSDH năm 2006 là 0,434lần, năm 2007 là 0,358 lần, năm 2008 là 0,415lần. Do đó Công ty cần kêu gọi tăng VCSH để làm tăng tính độc lập về mặt tài chính.

2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn.

Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn mới chỉ là một mặt của trạng thái cân bằng tài chính của Công ty. Muốn thấy được toàn bộ tình trạng tài chính của Công ty trong hiện tại và tương lai thì ta phải phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn của Công ty nữa. Chỉ tiêu được sử dụng để phục vụ cho việc phân tích này là nhu cầu vốn lưu động ròng (NCVLĐ ròng) và ngân quỹ ròng (NQR). Các chỉ tiêu này được tính toán và trình bày trên bảng phân tích sau:

Công ty TNHH Mekong Bảng phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn

11 Nguyễn Thiện Thuật ĐVT: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Các khoản phải thu NH 4.237.897.800 10.872.175.550 13.181.071.664

2. Hàng tồn kho 7.856.431.980 10.197.194.820 3.499.184.245

3. Các khoản nợ vay ngắn hạn

( không kể vay NH) 4.368.299.351 12.106.007.861 2.303.796.998

6. Ngân quỹ ròng -6.903.157.392 -7.082.948.336 -5.779.920.421

Ngân quỹ ròng (NQR) qua 3 năm đều âm cụ thể NQR năm 2007 giảm 179.790.944 đồng, năm 2008 tăng 1.303.027.915 đồng. Qua đó kết luận rằng Công ty không đạt trạng thái cân bằng tài chính ngắn hạn, VLĐR không đáp ứng được nhu cầu VLĐR nên trong 3 năm qua Công ty đều phải tìm nguồn tài trợ là vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó. Nhìn chung NQR năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 nhưng sang năm 2008 có xu hướng tăng lên. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến tình hình biến động cân bằng tài chính của Công ty ta sẽ phân tích sâu các nhân tố làm cho nhu cầu VLĐR tăng mạnh:

+ Tình hình nợ phải thu của Công ty qua các năm có chiều hướng xấu đi và tăng mạnh đặc biệt năm 2007 tăng 156,456% với lượng tuyệt đối là 6.634.277.750 đồng so với năm 2006. Trong năm 2008 nợ phải thu tiếp tục tăng mạnh 21,237% với lượng tuyệt đối là 2.308.896 đồng nhưng chủ yếu tăng mạnh lượng tiền trả trước cho người bán. Đây là dấu hiệu không tốt trọng công tác thu hồi nợ cũng như chính sách trả trước cho người bán của Công ty. Lượng vốn của Công ty bị các cá nhân và các đơn vị khác chiếm dụng rất lớn dẫn đến tình trạng thiếu vốn, VLĐR không đáp ứng đủ nhu cầu VLĐR.

+ Hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng lớn và có sự thay đổi giữa các năm, giá trị hàng tồn kho năm 2007 cao hơn năm 2006 là 2.340.762.840 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,794% và năm 2008 giá trị hàng tồn kho giảm đi so với năm 2007 là 6.698.010.575 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 65,685%. Do thời gian thực hiện công trình dài nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên nhiều trong năm 2007 và giảm nhiều vào năm 2008.

+ Một nhân tố nữa là nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn ngân hàng). Năm 2007 nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) tăng 117,133% so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn(không kể vay NH) không thể bù đắp được tốc độ tăng của hàng tồn kho và khoản phải thu nên tình trạng thiếu hụt vốn vẫn còn rất trầm trọng. Sang năm 2008 tốc độ giảm của nợ ngắn hạn(không kể vay ngắn hạn) là 80,97%. Tuy hàng tồn kho giảm mạnh nhưng nợ phải thu tiếp tục tăng lên làm cho nhu cầu VLĐR càng tăng mạnh làm cho tình hình tài chính ngắn hạn của Công ty

rơi vào tình trạng bế tắc. Vấn đề đặt ra cho công tác quản lý là phải có giải pháp tăng số vòng quay hàng tồn kho và nợ phải thu để nguồn vốn Công ty không bi uqs đọng hay bị chiếm dụng.

Ta thấy NQR tăng mạnh nhưng NQR năm 2007 giảm 2,6% so với năm 2006. Mặc dù năm 2007 VLĐR của Công ty dương và khá cao nhưng chỉ mới bù đắp một phần nhu cầu VLĐR vì tốc độ tăng VLĐR không đáp ứng được tốc độ tăng nhu cầu VLĐR. Sang năm 2008 NQR tăng lên 18,397% so với năm 2007. Đây là dấu hiệu tốt khi Công ty đã cố gắng cải thiện tình hình bằng cách tăng VLĐR.

PHẦN III

Đánh giá cấu trúc tài chính và những biện pháp góp phần hoàn thiện cấu trúc tài chính ở Công ty TNHH MEKONG thiện cấu trúc tài chính ở Công ty TNHH MEKONG

Một phần của tài liệu hiệu quả huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w