Xây dựng chính sách thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu hiệu quả huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Trang 54 - 58)

II. Biện pháp góp phần hoàn thiện cấu trúc tài chín hở Công ty TNHH Mekong

2. Xây dựng chính sách thu hồi nợ.

Qua phân tích cấu trúc tài sản tại Công ty trong những năm qua, tình hình nợ phải thu có xu hướng xấu đi và chiếm tỷ lệ lớn. Khoản nợ này không sinh lời và bị các cá nhân, đơn vị khác chiếm dụng, công ty phải mất khoản chi phí để đòi nợ. Sự

tồn tại của khoản nợ này, chủ yếu là khoản phải thu khách hàng làm cho vốn kinh doanh của công ty bị chiếm dụng. Công ty phải sử dụng một khoản tiền vay ngân hàng để trang trải các hoạt động kinh doanh, chi phí lãi vay tăng làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm.

Chính vì thế công ty phải có chính sách thu hồi nợ một cách hợp lý, buộc khách hàng phải trả tiền theo đúng hợp đồng kinh tế, từ đó làm giảm kỳ hạn thu tiền. Hiện nay Công ty chưa thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng, vì vậy Công ty nên thực hiện chính sách này để cải thiện công tác thu hồi nợ được tốt hơn. Vấn đề đặt ra là phải xác định tỷ lệ chiết khấu là bao nhiêu để vừa kích thích khách hàng trả tiền trước kỳ hạn vừa đảm bảo Công ty không bị thiệt hại về tài chính khi áp dụng chính sách này.

Theo em có thể xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định số vòng quay khoản phải thu(HPTKH) và số ngày một vòng quay khoản phải thu(NPTKH) của Công ty.

DTT2008 bán chịu+ VAT đầu ra HPTKH =

PTKH bình quân

Bước 2: Giả sử công ty tiến hành chiết khấu X% nếu khách hàng thanh toán

sớm trong vòng 60 ngày, tức giảm số ngày một chu kỳ nợ là 16 ngày, tức còn 60 31.568.260.187 HPTKH = = 4,74 vòng 6.664.410.484 360 NPTKH = = 76 ngày HPTKH

= 5.261.376.698 đồng Vậy khoản phải thu bình quân giảm xuống:

6.664.410.484 - 5.261.376.698 = 1.403.033.786 (đồng)

Bước 3: Xác định tỷ suất lợi nhuận cơ hội.

Công ty có thể sử dụng số tiền 1.403.033.786 đồng đầu tư vào mục đích khác. Khi đó lợi ích của Công ty đạt được gọi là lợi nhuận cơ hội và được xác định trên cơ sở:

+ Lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng khi công ty chưa thu tiền phải đi vay là 8%/năm

+ Tỷ suất sinh lời vốn lưu động năm 2008: Lợi nhuận trước thuế

= x 100% Vốn lưu động bình quân 782.574.494 = x 100% 19.447.528.199 = 4,024%

Suy ra tỷ suất lợi nhuận cơ hội từ việc đầu tư tài sản (khoản phải thu) vào hoạt động sản xuất kinh doanh là: 8% + 4,024% = 12,024%.

Như vậy lợi nhuận cơ hội Công ty có được từ việc đầu tư tài sản này là: 1.403.033.786 * 12,024% = 168.700.782 đồng.

Bước 4: Xác định tỷ lệ chiết khấu thanh toán.

Gọi X% là tỷ lệ chiết khấu thanh toán cần tìm.

KPTKH bình quân 31.568.260.187* 60 chưa chiết khấu =

Để công ty không bị thiệt hại khi thực hiện chiết khấu thì lợi nhuận cơ hội đạt được phải lớn hơn chi phí chiết khấu .Vậy ta có:

168.700.782 > 31.568.260.187* X% → X% < 0,53%

Mặt khác, chúng ta cần phải xem xét mức chiết khấu này có thực sự khuyến khích khách hàng trả tiền sớm hay không? Nếu tỷ suất này quá thấp sẽ không kích thích khách hàng trả tiền sớm. Khi đó để bù đắp các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình kinh doanh thì buộc Công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất:

Như vậy để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm thì Công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thoả mãn: 0,36 % < X % < 0,53%.

Giả sử ta chọn tỷ lệ chiết khấu là 0,4%.

Chi phí chiết khấu = 31.568.260.187 * 0,4% = 126.273.041đồng

Như vậy việc áp dụng chính sách chiết khấu với tỷ suất 0,4% mang lại cho Công ty khoản lợi nhuận bằng: 168.700.782 - 126.273.041 = 42.427.742 đồng.

Ta có thể tóm lược tình hình trên qua bảng sau:

Chỉ tiêu Không chiết

khấu Chiết khấu 0,4 % Chênh lệch 1. Doanh thu

2. Số dư bình quân khoản phải thu

3. Số ngày một chu kỳ nợ

4. Lợi ích đạt được do thu tiền sớm

5. Chi phí do chiết khấu 6. Lợi nhuận cơ hội đạt được

31.568.260.187 6.664.410.484 76 0 0 0 31.568.260.187 5.261.376.698 60 168.700.782 126.273.041 42.427.742 0 -1.403.033.786 - 16 168.700.782 126.273.041 42.427.742 8% * (76 - 60) = 0,36 % 360

Vậy nếu trong năm 2008 Công ty áp dụng mức chiết khấu 0,4% với thời hạn thanh toán 60 ngày thì Công ty sẽ giảm lượng vốn đầu tư vào khoản phải thu là 1.403.033.786 đồng. Khi đó công ty sử dụng số tiền này vào các mục đích khác và sẽ đạt được một mức lợi nhuận cơ hội là 42.427.742 đồng.

Ngoài việc thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán thì Công ty có thể kết hợp các giải pháp sau để thu hồi nợ tốt hơn. Công ty nên công bố thông báo về chính sách chiết khấu cho khách hàng biết, đồng thời giải thích những mặt lợi cho khách hàng. Có rất nhiều cách để thể hiện tiêu chí này như: Công bố trên hợp đồng kinh tế hoặc gửi riêng cho khách hàng về nội dung của chính sách chiết khấu. Bên cạnh đó Công ty cần phải thực thi chính sách xử phạt đối với khách hàng thanh toán không đúng thời gian hoàn trả nợ cho Công ty khi đã đến hạn. Nghĩa là khách hàng phải chịu chi phí lãi vay (theo lãi suất của ngân hàng công bố vào thời điểm đó). Ngoài ra Công ty phải thiết lập thủ tục thu nợ đối với các khoản nợ quá hạn. Cụ thể Công ty có các hoá đơn quá hạn, ta có thể đưa ra giải pháp sau:

Một phần của tài liệu hiệu quả huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Trang 54 - 58)