Cơ sở của năng lực tư duy bao hàm cả mặt tự nhiên - sinh học và mặt xã hội - tinh thần. Do đó, năng lực tư duy mạnh về loại hình nào, cao hay thấp, được phát triển như thế nào, phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện, yếu tố phức tạp của từng người và môi trường đời sống xã hội mà họ hoạt động trong đó. Cụ thể là:
Thứ nhất, năng lực tư duy phụ thuộc vào đặc tính bẩm sinh do cấu tạo của hệ thần kinh trung ương, tâm sinh lý ở từng người. Đây là cơ sở sinh học của năng lực tư duy không thể coi nhẹ. Khoa sinh vật học, di truyền học ngày nay đã xác định sự thông minh của con người có cơ sở từ huyết thống, từ đặc điểm của hệ thần kinh, từ đặc điểm của nhóm máu, từ gen di truyền. Ăngghen cũng coi năng lực tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Tuy nó chỉ ở dạng khả năng, tức là như một khả năng vốn có bắt nguồn từ năng lực phản ánh của óc người, nhưng không có khả năng thì không có hiện thực ([14]).
Thứ hai, năng lực tư duy phụ thuộc vào phương thức sản xuất, môi trường văn hóa, xã hội với tư cách là những yếu tố tạo nhu cầu cho sự phát triển tư duy, và cũng thể hiện trình độ tư duy mà con người đã đạt được. Năng lực tư duy phải được phát triển trong môi trường xã hội dân chủ, tự do, phát triển cá tính, cung cấp nhiều chiều thông tin, có tình huống, mâu thuẫn cần giải quyết thì mới phát triển tư duy.
Thứ ba, Năng lực tư duy phụ thuộc vào trình độ khoa học và nghệ thuật của xã hội mà loài người đạt được trong quá trình sáng tạo và sử dụng. Đồng thời, năng lực tư duy cũng phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động giáo dục, đào tạo,
thức nội dung và tri thức phương pháp). Tính độc lập tương đối và tính năng động của tư duy được tạo ra trực tiếp từ tác động của những nhân tố trí tuệ trong giáo dục, đặc biệt là công nghệ đào tạo.
Thứ tư, điều kiện, nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực tư duy xét đến cùng là hoạt động thực tiễn. Hoạt động là nguồn gốc của mọi năng lực, đặc biệt là năng lực tư duy, chính thông qua hoạt động và bằng hoạt động mà tư duy phản ánh được phương thức, quy luật tồn tại của sự vật, hiện tượng, tạo ra phương thức nội dung mới trong năng lực tư duy và rèn luyện cho tư duy một năng lực phát triển và giải quyết vấn đề.
Thứ năm, nhu cầu, lợi ích - động cơ, cảm xúc tâm sinh lý của chủ thể cũng ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ hoạt động để hình thành rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy. Đây là động lực bên trong rất quan trọng quyết định nhân cách của con người cả về mặt đạo đức, bản lĩnh và tư duy.
Trong tất cả các điều kiện, nhân tố nói trên, nhân tố xã hội và sự rèn luyện bản thân giữ vai trò quyết định. Nhân tố bẩm sinh rất quan trọng nhưng nó là khả năng, là tiền đề ban đầu. Không có môi trường thực tiễn, không thông qua học tập phấn đấu thì khả năng và những tiền đề ban đầu đó của con người sẽ bị mai một dần. Chính nhờ hoạt động xã hội trong quá trình tiếp thu, tập luyện nâng cao trình độ trí tuệ và phương pháp tư duy khoa học trong học tập và kinh nghiệm thực tiễn đã biến khả năng bẩm sinh của năng lực tư duy thành hiện thực. Đồng thời nhân tố tinh thần cũng tạo thành một cơ sở mới của năng lực tư duy. Đến lượt nó, năng lực này phải tiếp tục được phát huy sử dụng mới có tính hiện thực. Với ý nghĩa ấy, có thể nói “di truyền xã hội” bao gồm cả hai yếu tố tự nhiên - sinh học và yếu tố xã hội - thực tiễn là yếu tố trực tiếp và chủ yếu tạo thành nguồn gốc của năng lực tư duy.