TÌNH HÌNH KHAI THÁC

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của cá ở sông đăkbla, tỉnh kon tum (Trang 59 - 61)

Ở sông Đăkbla, ngư cụ khai thác các loại động, thực vật thủy sinh (chủ yếu là cá) tương đối đa dạng. Chúng tôi đã thống kê được hiện nay có 4 loại nghề chính đang hoạt động trên sông (bảng 6.1).

Bảng 6.1. Các loại ngư cụ, thời điểm và năng suất bình quân khai thác thủy sản trên sông Đăkbla

Stt Các loại ngư cụ Thời điểm Thời vụ

Tên gọi lượngSố Đơn vị

tính Ngày Đêm Mùa mưa Mùa khô 1 Đáy 97 Vàng + + + + 3 - 5 9,7 - 12,1 2 Lưới 995 Tấm + + + + 1,5 - 2 33,8 – 47 3 Rớ giàn 105 Cái + + + 5 - 7 11,8 -16,5 4 Rà điện 208 Cái + + + + 6 - 8 17 - 23,8

Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum, 2013

Qua bảng 6.1 cho thấy, nghề rớ, nghề đáy và nghề lưới là ngư cụ truyền thống. Nghề lưới hoạt động ở sông tương đối mạnh và cho năng suất cao. Trên

sông, loại nghề này có tới 995 tấm lưới tập trung hầu hết ở các thủy vực của sông. Ngoài ra còn các loại ngư cụ khác như rớ, đáy,…đang ngày, đêm hoạt động trên sông.

Đặc biệt, là nghề đánh bắt bằng rà điện phát triển mạnh, không những phát triển về số lượng hộ tham gia khai thác mà số lượng ngư cụ mỗi hộ cũng tăng. Sản lượng của việc đánh băt bằng rà điện mang lại năm suất khá cao 17 - 23,8 tấn/năm.

Nhưng nghề này đánh bắt cả cá con, cá nhỏ mang tính huỷ diệt hàng loạt cho sinh vật. Chính vì vậy nghề này đã tạo áp lực lớn lên nguồn lợi và là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn lợi thủy sản trong khu vực nghiên cứu ngày càng cạn kiệt.

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những biện pháp cấp bách điều chỉnh việc khai thác sao cho hợp lý và tăng cường khôi phục nguồn lợi thủy sản trong vùng nghiên cứu.

* Ngư cụ khai thác ở sông Đăkbla

Qua quá trình thu mẫu tại các điểm trên sông Đăkbla và qua điều tra chúng tôi đã thống kê được ngư cụ khai thác chủ yếu trên sông Đăkbla gồm: lưới rớ, đơm đáy, đan giỏ để bắt bằng tay, câu cá, đắp ngang đập để tát cá, câu tay, rớ giàn (rớ quay), nò, và chài, và rà điện.

Hiện nay, mặc dù đã có chủ trương của tỉnh cấm sử dụng các phương tiện huỷ diệt nguồn lợi như rà điện, thuốc nổ, bã độc để đánh bắt cá, nhưng một số ngư dân vẫn tìm mọi cách để sử dụng. Do đó cần phải có những biện pháp triệt để ngăn chặn.

* Nghề lưới:

- Nghề lưới bén: Nghề lưới bén cũng giống lưới rê, song lưới bén đánh cá ban ngày là chính và đánh cá trên tầng mặt. Lưới bén phân ra thành nhiều loại tuỳ thuộc vào mắt lưới và độ dài. Độ dài loại lớn khoảng 500 sải và cá loại nhỏ khoảng 200 sải, chiều cao không quá mộ cánh tay (50-80 cm), mắt lưới thường dao động 10 -40mm [35]. Mỗi vàng lưới bén trị giá khoảng 1 - 1,2 triệu/vàng. Ngư dân thả giăng nổi lưới ngang mặt nước để đón cá. Người ta thường dùng thanh tre gõ vào mạn thuyền để đánh đuổi cá vào mắc lưới. Năng suất bình quân đạt 1- 2kg cá/vàng/ngày.

* Rớ giàn

bằng chỉ nilon, hình vuông, kích thước mỗi cạnh từ 9 - 10 m. Ở mỗi gốc của thân rớ được buộc vào một cây tre dài 7m để làm cổng và hai sợi dây chằng dùng để dằng rớ. Rớ có cấu tạo quay do hai sợi dây thừng, mỗi sợi dài 12 m để quay nâng rớ lên và hạ xuống. Mỗi giàn quay gồm 4 cọc, mỗi cọc dài 7 m tuỳ theo mức nước sâu hay cạn. Rớ giàn sử dụng theo quy tắc trục quay.

* Chài

Chài có dạng hình chóp, phần cuối được viền bằng nhiều mảnh chì. Một chiếc chài có chiều cao trung bình khoảng 2,5 m, đường kính 5 – 6 m, kích thước mắt lưới là 6 – 8 mm [35]. Hiện nay, trên sông Đăkbla, chài cũng là một trong những phương tiện đánh bắt chủ yếu của người dân, mang lại hiệu quả đánh bắt cao.. Nghề chài hoạt động ở những nới có dòng nước chảy yếu.

* Rà Điện

Nghề Rà điện hoạt động rất mạnh, khắp toàn bộ hệ thống sông, suối từ đầu nguồn đến vùng cửa sông. Cấu tạo của dụng cụ này gồm có một bình ắcquy 12V hai cực nối với một biến thế để làm tăng hiệu điện thế lên 180V, hai cực của bình ắcquy gắn với hai sợi dây điện thông qua một công tắc đến đầu vợt bằng sắt vòng tròn đường kính 30cm, phía trong vòng tròn có đan lưới, cán bằng tre dài 3m. Khi bật công tắc vợt được thả xuống nước, dòng điện phát ra theo hướng phía trước và hai bên, xuyên sâu 2,5 - 3m, bán kính 3m. Nghề kích điện đi trên xuồng máy, chèo tay hoặc đi bộ trong các suối, các ngóc ngách. Đối tượng đánh bắt là tất cả các loài cá từ cá nhỏ đến cá lớn, ở mọi tầng nước, trong hang hốc. Năng suất khai thác từ 10 - 12kg/ ngày đêm, đây là kiểu khai thác mang tính huỷ diệt, làm mất khả năng tái sản xuất chủng quần ảnh hưởng đến đời sống của các loài thuỷ sinh vật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của cá ở sông đăkbla, tỉnh kon tum (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w