TÍNH ĐẶC HỮU TRONG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ SÔNG ĐĂKBLA

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của cá ở sông đăkbla, tỉnh kon tum (Trang 58 - 59)

Sông Đăkbla là một trong những con sông lớn của tỉnh Kon Tum, với đặc điểm địa lý thuộc phần sông Sepon nên thuộc khu hệ cá miền Nam. Sông Đăkbla với địa hình là một tỉnh miền núi nên tạo ra cho con sông này có một khu hệ đa dạng về thành phần loài cá, làm cho nơi đây có nhiều loài đặc hữu điển hình cho khu hệ cá nước ngọt miền núi Tây Nguyên như cá Chát kon tum (Poropuntius kontumensis ), cá May (Gyrinocheilus aymonieri), cá Bám đá đông dương (Homaloptera indochinensis),cá Chát yaly (Acrossocheilus yalyensis Hảo, 2001),...

Trong thành phần loài cá sông Đăkbla chúng ta còn gặp nhiều loài cá có nguồn gốc khác nhau, giao lưu và có giới hạn phân bố trong vùng. Một số loài cá ưa lạnh ở phía Bắc như cá Chép (Cyprinus carpio), cũng phân bố đến đây và sông Đăkbla được xem là giới hạn phía Nam của chúng. Một số nhóm loài thích nóng ở phía Nam như: cá Thát lát (Notopterus notopterus), cá Thèo (Parasilurus asotus

Linnaeus), cá Sặc rằn (Trichogaste pectoralis) đã có mặt ở sông Đăkbla, ở đây được xem như là giới hạn cao của chúng ở phía Bắc. Nhiều loài cá sông suối của Lào (Cobitis sinensis ), cá Chát lào (Poropuntius laoensis) phân bố giao lưu trong vùng. Sự giao lưu của thành phần các loài cá có nguồn gốc khác nhau như vậy đã tạo nên một khu hệ cá sông Đăkbla đa dạng và phong phú.

Chương 6. TÌNH HÌNH KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Do đặc điểm địa hình là một tỉnh miền núi, tỉnh Kon Tum có diện tích lưu vực sông suối hẹp, hệ thống ao hồ, đầm tự nhiên ít, mùa khô thường cạn kiệt, nên nguồn lợi thủy sản (NLTS) nước ngọt tự nhiên ở Kon Tum không lớn, số lượng giống loài không nhiều, theo đó sản lượng thuỷ sản ở đây chủ yếu từ việc nuôi trồng trong các thuỷ vực nước ngọt. NLTS nước ngọt hiện nay ở các thủy vực thường có các loài cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá thát lát, cá chình, cá lóc. Đối với các huyện vùng cao thì việc nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế và chưa được tập trung phát triển như ở các huyện ở đồng bằng. NLTS chủ yếu là ở các sông suối đổ ra từ các ngọn núi trên địa bàn huyện và các quy mô nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ ở các hộ gia đình. Đánh bắt cá ở các khe suối là hoạt động thường xuyên của bà con. Họ đánh bắt cá chủ yếu phục vụ cho bữa ăn gia đình, một số khác thì mang ra chợ bán nên khó xác định được sản lượng cá một cách cụ thể, chính xác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của cá ở sông đăkbla, tỉnh kon tum (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w