CÁC NHÓM ƯU THẾ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của cá ở sông đăkbla, tỉnh kon tum (Trang 42 - 75)

Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều, kích thước lớn, thể hiện trong các hoạt động của chúng. Ở một quần xã nhất định, thường có mặt một số loài đặc trưng về mặt thành phần cho quần xã đó. Mỗi hệ sinh thái với điều kiện tự nhiên khác nhau có thành phần loài đặc trưng không giống nhau.

Trong tổng số 19 họ cá ở sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum, chúng tôi nhận thấy họ cá Chép (Cyprinidae) là họ chiếm ưu thế nhất với 38 giống (chiếm 55,07%) và 48 loài (chiếm 46,60%). Tiếp theo là họ cá Bống trắng (Gobiidae) có 5 giống (chiếm 7,25%) và 6 loài (chiếm 5,83%). Hai họ có 4 giống (chiếm 5,80%) là họ cá Lăng (Bagridae) và họ cá Vây bằng (Balitoridae), trong đó họ cá Lăng (Bagridae) có 6 loài (chiếm 5,83), họ cá Vây bằng (Balitoridae) có 5 loài (chiếm 4,85%). Bốn họ có 3 giống (chiếm 4,35%) là họ cá Chạch (Cobitidae), họ cá Nheo (Siluridae), họ cá

có 5 loài (chiếm 4,85%) và họ cá Bống đen (Eleotridae) có 4 loài (chiếm 3,88%); hai họ còn lại có 3 loài (chiếm 2,91%). Với 2 giống (chiếm 2,90%) là họ cá Thát lát (Notopteridae), họ cá Chiên (Sisoridae) và họ cá Chạch sông (Mastacembelidae). Trong đó họ cá Chạch sông (Mastacembelidae) có 4 loài (chiếm 3,88%) và họ cá Thát lát (Notopteridae), họ cá Chiên (Sisoridae) có 3 loài (chiếm 2,91%). Tám họ còn lại có 1 giống (chiếm 1,45%), trong đó có 1 họ có 4 loài (chiếm 3,88%) là họ cá Trê (Clariidae), 1 họ có 3 loài (chiếm 2,91%), 1 họ có 2 loài (chiếm 1,94%) là họ cá Rô phi (Cichlidae), còn các họ còn lại có 1 loài (chiếm 0,97%). Kết quả này thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.3. Tính đa dạng về taxon bậc họ của thành phần loài cá ở sông Đăkbla

STT Họ Số

giống Số loài 1 Số loài trong giống2 3 4 5

1 Notopteridae 2 2 2 2 Anguillidae 1 1 1 3 Cyprinidae 30 48 18 8 3 1 4 Cobitidae 3 3 3 5 Balitoridae 4 5 3 1 6 Gyrinocheilidae 1 1 1 7 Sisoridae 2 3 1 1 8 Bagridae 4 6 2 2 9 Siluridae 3 3 3 10 Clariidae 1 4 1 11 Synbranchidae 1 1 1 12 Mastacembelidae 2 4 1 1 13 Eleotridae 3 4 2 1 14 Gobiidae 5 6 4 1 15 Anabantidae 1 1 1 16 Cichlidae 1 2 1 17 Belontidae 3 5 2 1 18 Channidae 1 3 1 19 Characidae 1 1 1 Tổng 69 103 46 15 6 1 1

có số loài ưu thế không nhiều, đã xác định được 8 họ của 4 bộ cá, có trên 3 loài thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Các bộ, họ có số loài ưu thế trong thành phần loài cá ở sông Đăkbla

Stt Tên bộ Tên họ Số giống Số loài

1 CYPRINIFORMES Cyprinidae 30 48 Balitoridae 4 5 2 SILURIFORMES Bagridae 4 6 Clariidae 1 4 3 SYNBRACHYFORMES Mastacembelidae 2 4 4 PERCIFORMES Eleotridae 3 4 Belontidae 3 5 Gobiidae 5 6

Hình 4.5. Biểu đồ số lượng các nhóm ưu thế của thành phần loài cá ở sông Đăkbla

Như vậy thành phần loài cá ở sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum ưu thế về họ thuộc bộ cá Vược (Percifomes) với 6 họ, nhưng ưu thế về giống và loài lại thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) với số lượng là 30 giống và 48 loài, tiếp đến là họ cá Bống trắng (Gobiidae) của bộ cá Vược (Percifomes) với 5 giống và 6 loài, và họ cá Lăng (Bagridae) của bộ cá Nheo (Siluriformes) có 4 giống và 6 loài. Họ cá Vây bằng (Balitoridae), với 4 giống và 5 loài và họ cá Sặc (Belontidae) của bộ cá Vược (Percifomes) có 3 giống và 5 loài. Ba họ còn lại mỗi bộ có 4 loài (bảng 4.4 và hình 4.5).

Trong thành phần loài cá sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum, đã xác định được 5 loài cá quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam (2007). Trong đó có 4 loài thuộc tình trạng nguy cấp và 1 loài thuộc tình trạng sẽ nguy cấp.

Bảng 4.5. Các loài cá quý hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam (2007)

STT Tên Việt Nam Tên khoa học trạngTình

(*) Vùng phân bố Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn

1 Cá Chình hoa Anguilla marmorata (Quoy & Gaimard, 1824) VU +

2 Cá Chiên Bagarius rutilus (Nguyen & Kottelat, 2001) VU +

3 Cá Còm Chitala ornata (Gray, 1831) VU + +

4 Cá Anh vũ Semilabeo notabilis Peters, 1880 VU + +

5 Cá Quả bông Channa maculata (Lacépède, 1802) EN + +

Ghi chú: EN (Endangered) - Nguy cấp; VU (Vulnerable) - Sẽ nguy cấp

Qua (bảng 4.6) nhận thấy các loài cá quý hiếm có mặt ở sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum phân bố đặc trưng theo địa hình núi cao, với cá khe suối có dòng chảy mạnh và phân bố ở các vùng đồng bằng khắp trên hệ thống sông. Sự phân bố các loài cá quý hiếm này có nhiều nét đặc trưng cho khu hệ cá sông Đăkbla. Ở đây có mặt của 5 loài cá quý hiếm, cá Chình hoa Anguilla marmorata (Quoy & Gaimard, 1824), là loài cá sống ở nước ngọt nhưng vào mùa sinh sản di cư ra biển để đẻ. Ngược lại, các khe suối ở vùng núi với dòng chảy mạnh có mặt loài cá Chiên (Bagarius rutilus Nguyen & Kottelat, 2001). Cá Chình hoa Anguilla marmorata (Quoy & Gaimard, 1824) và cá Chiên

(Bagarius rutilus Nguyen & Kottelat, 2001) phân bố ở địa hình đồi núi cao và có chế độ dòng chảy mạnh. Ở khu vực giữa nguồn và cuối nguồn có hai loài cá quý hiếm. Cá Anh vũ Semilabeo notabilis Peters, 1880 được xem như là cá tiến Vua ngày xưa cá này là thực phẩm mang lại dinh dưỡng cao. Ngoài ra Cá Còm Chitala ornata (Gray, 1831), cá Anh vũ Semilabeo notabilis Peters, 1880 còn là đối tượng được làm cảnh rất có giá trị.

Hiện nay, các loài cá quý hiếm trong tự nhiên ở sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum ngày càng giảm sút nghiêm trọng về số lượng cá thể do khai thác quá mức, ngư cụ đánh bắt không phù hợp. Các loài này cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển vì sự có mặt của chúng mang ý nghĩa về mặt khoa học, giá trị kinh tế lớn cũng như trong đánh giá nguồn gen và tính đa dạng sinh học.

4.5. CÁC LOÀI CÁ KINH TẾ

Cá kinh tế là những loài vừa cho sản lượng cao, vừa có chất lượng tốt được nhiều người ưa chuộng, khai thác phục vụ cho nhiều mục đích của đời sống. Các

sử dụng, bán, buôn, chế biến, xuất khẩu trên thị trường đem lại giá trị kinh tế cho gia đình, tổ chức và xã hội. Cá kinh tế theo quan niệm truyền thống là những loài cho sản lượng cao và có chất lượng tốt, đem lại giá trị thương phẩm cao, được nhiều người ưa chuộng. Các loài cá có giá trị kinh tế ở sông Đăkbla mang những đặc tính điển hình của các loài cá nhiệt đới. Phần lớn các loài cá có kích thước nhỏ và trung bình, những loài cá có kích thước lớn không nhiều. Trong 103 loài cá có mặt ở sông Đăkbla, đã thống kê được 18 loài cá kinh tế thuộc 16 giống, nằm trong 9 họ của 5 bộ khác nhau (bảng 4.6).

Bảng 4.6. Danh lục các loài cá kinh tế ở sông Đăkbla

Stt Tên Việt Nam Tên khoa học 1 Cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) 2 Cá Rưng Carassioides cantonensis (Heincke, 1892) 3 Cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758

4 Cá Diếc mắt đỏ Carassius auratus (Linnaeus, 1758)

5 Cá Mương Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) 6 Cá Sứt mũi Garra fuliginosa Fowler, 1934

7 Cá Đo G. pingi (Tchang, 1929)

8 Cá Hồng nhau bầu Poropuntius deauratus (Valenciennes, 1824)

9 Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) 10 Cá Nheo Parasilurus asotus Linnaeus, 1758 11 Cá Trèn bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1797) 12 Cá Trê vàng Clarias macrocephalus Gunther, 1864 13 Cá Chạch sông (cá Lấu) Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800) 14 Cá Chạch bông lớn M. favus (Hora, 1924)

15 Lươn đồng Monopterus albus (Zouiew, 1793) 16 Cá Bống tượng Oxyeleotrix marmoratus (Bleeker,1852) 17 Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792) 18 Cá Quả Channa striata (Bloch, 1797)

Qua bảng 4.6, nhận thấy trong tổng số các loài cá kinh tế của sông Đăkbla, tỉnh

Kon Tum chủ yếu là các loài cá sống trong môi trường nước ngọt điển hình. Điều này chứng tỏ tính chất điển hình của hệ thống sông suối nơi đây. Trong danh lục các loài cá kinh tế ở sông Đăkbla, bộ cá Chép (Cypriniformes) ưu thế nhất với 8 loài (chiếm 44,44%), ba bộ có 3 loài (chiếm 16,67%) là bộ cá Vược (Perciformes), bộ cá Nheo

với 1 loài (chiếm 5,56%) (hình 4.6).

Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ % các loài cá kinh tế ở sông Đăkbla

Các loài cá có kích thước nhỏ nhưng số lượng nhiều như cá Mương (Hemiculter leucisculus), cá Diếc mắt đỏ (Carassius auratus), cá Rô đồng (Anabas testudineus),…Các loài cá cho thịt thơm ngon như cá Trê vàng (Clarias macrocephalus), cá Bống tượng (Oxyeleotrix marmoratus), cá Thát lát (Notopterus notopterus),…Đây là những loài cá nước ngọt điển hình, tuổi thọ thấp nhưng khả năng tái xuất quần thể nhanh đảm bảo duy trì nòi giống của loài.

4.6. CÁC LOÀI CÁ LÀM CẢNH

Việc nâng cao mức sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của xã hội loài người, gắn với những hoạt động vui chơi giải trí. Các loài cá làm cảnh và nghề nuôi, cá cảnh cũng được xem là thú vui cần thiết không chỉ ở các tầng lớp quý tộc, trí thức mà ngày càng lan rộng đến những người dân lao động. Ở nước ta, một nước đang phát triển, mức sống còn thấp, song việc thuần hoá và nuôi các loài cá cảnh đã phát triển rộng khắp cả nước, cả thành thị lẫn nông thôn. Nhiều hội sinh vật cảnh, cá cảnh ra đời và nghề nuôi cá cảnh trở thành một nghề kinh doanh.

Dựa vào danh mục đã công bố các loài cá nước ngọt dùng làm cảnh của Mai Đình Yên (1976, 1992), Nguyễn Văn Hảo (1976, 1991), Trần Công Tam và Nguyễn Điệp Sơn (1986), Võ Văn Chi (1993), Bộ Thuỷ sản (1996)...chúng tôi đã thống kê được 20 loài cá có mặt ở sông Đăkbla có thể đưa vào nuôi giải trí làm cảnh và kinh doanh (bảng 4.7). Các loài cá dùng làm cảnh chủ yếu thuộc các bộ cá Chép (Cypriniformes), bộ cá Nheo (Siluriformes), bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) và bộ cá Vược (Perciformes). Nhiều loài trong chúng có vùng phân bố rộng nên đã

trong đất nước ta. Một số ít loài phân bố hẹp nên giá trị làm cảnh của chúng rất đặc trưng như cá Thát lát (Notopterus notopterus) và cá Thia ta (Betta taeniata). Trong đó có những loài có giá trị làm cảnh rất là cao và được mọi người ưa chuộng như: Cá Còm Chitala ornata (Gray, 1831), cá Anh vũ Semilabeo notabilis Peters, 1880.

Bảng 4.7. Danh lục các loài cá có thể dùng làm cảnh ở sông Đăkblaơ

Stt Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769)

2 Cá Còm Chitala ornata (Gray, 1831)

3 Cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758

4 Cá Diếc mắt đỏ Carrassius auratus Linnaeus, 1758 5 Cá Lòng tong sắt Esomus metallicus Ahl, 1942 6 Cá lòng tong dài E. longimanus (Lunel, 1881)

7 Cá Ba kỳ Cyclocheilichthys repasson (Bleeker, 1853) 8 Cá Mại sọc Rasbora steineri (Nichols & Pope, 1927) 9 Cá Anh vũ Semilabeo notabilis Peters, 1880

10 Cá Chạch suối Schistura fasciolata (Nichols & Pope, 1927)

11 Cá Chốt Mystus gulio ( Hamilton, 1822)

12 Cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800) 13 Cá Chạch bông lớn M. favus (Hora, 1924)

14 Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792)

15 Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) 16 Cá Thia ta Betta taeniata Regan, 1910

17 Cá Sặc bướm Trichogaster trichoptenus (Pallas, 1770) 18 Cá Sặc rằn T. pectoralis (Regan, 1910)

19 Cá Sặc Điệp T. microlepis (Günther, 1861)

20 Cá Đuôi cờ Macropodus opercularis (Linnaeus, 1758)

4.7. CÁC LOÀI CÁ NHẬP NỘI

Trong 103 loài cá có mặt ở sông Đăkbla đã xác định 10 loài cá có nguồn gốc nhập nội. Sông Đăkbla đóng góp đáng kể cho sản lượng cũng như cho giá trị thương phẩm cao là các loài cá nuôi nhập nội. Các loài cá này do người dân di nhập từ nơi khác đến và trong quá trình nuôi đã phát tán ra sông trong mùa mưa lũ, lâu ngày thành những “cư dân” của sông Đăkbla (bảng 4.8).

1 Cá Mè hoa Aristichthys nobilis (Richardson, 1844) Trung Quốc 2 Cá Mè vinh Barbodes gonionotus (Blecker, 1850) Phía Nam 3 Cá Trôi ta Cirrhinus molitorella (Valenciennes, 1844) Ấn Độ 4 Cá Mè trắng Hypophthalmichthys molitrix (Cuvier &

Valenciennes, 1844) Trung Quốc 5 Cá Trôi ấn Labeo rohita (Hamilton, 1882) Ấn Độ 6 Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus (Valenciennes, 1844) Trung Quốc 7 Cá Chim trắng nước ngọt Colossoma branchypomum (Cuvier, 1818) Nam Mỹ 8 Cá Rô phi đen Oreochromis mossambicus (Peters, 1852). Châu Phi 9 Cá Rô phi vằn O. niloticus (Linnaeus, 1758) Châu Phi 10 Cá Trê phi Clarias garienpinus (Burchell, 1882) Châu phi

Các loài cá nhập nội ở sông Đăkbla sống ở nhiều vùng nước khác nhau và thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau, nên đã tận dụng được nguồn dinh dưỡng của thủy vực, tăng năng suất, góp phần hình thành sản lượng đáng kể cho nghề cá ven sông. Nhiều loài cá nhập nội đã đem lại giá trị kinh tế đáng kể cho người dân ở địa bàn nghiên cứu thông qua việc cá phát triển nhanh trong điều kiện nuôi đơn giản, thức ăn dễ kiếm, đẻ nhiều, thịt ngon, dễ nuôi và giá thành bán ra tương đối cao như: cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá Chim trắng nước ngọt (Colossoma branchypomum), cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus), cá Mè hoa (Aristichthys nobilis),... Hiện nay, các loài cá này vẫn được dân địa phương nuôi và giá trị thực phẩm của nó được ưa chuộng trên thị trường.

4.8. ĐẶC TRƯNG ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI

Từ những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, cho thấy tính đa dạng sinh học trong thành phần loài cá ở sông Đăkbla là khá cao. Và sự đa dạng này không chỉ thể hiện ở taxon bậc loài mà còn ở các bậc taxon cao hơn. Tính bình quân trong cấu trúc thành phần loài cá ở sông Đăkbla, mỗi bộ chứa 2,71 họ; 9,86 giống và 14,7 loài; mỗi họ chứa 3,63 giống và 5,42 loài; mỗi giống chứa 1,54 loài. Để đánh giá sự đa dạng về các bậc taxon của thành phần loài cá ở sông Đăkbla, chúng tôi tiến hành so sánh tỷ lệ các bậc taxon của khu hệ cá với một số khu hệ khác (bảng 4.9).

(1) (2) (3) (4) (5) (6) Loài/giống 1,49 1,46 1,47 1,56 1,63 1,31 Loài/họ 5,42 4,06 4,50 5,59 4,19 1,92 Loài/bộ 14,71 12,17 13,5 15,83 13,13 6,45 Giống/họ 3,63 2,78 3,06 3,59 2,52 1,46 Giống/bộ 9,86 8,33 9,17 10,17 8,06 4,91 Họ/bộ 2,72 3,00 3,00 2,83 3,2 3,36 Ghi chú :(*)

(1) Khu hệ cá sông Đăkbla

(2) Khu hệ cá rừng Cao Muôn, Nguyễn Hoàng Diệu Minh, Võ Văn Phú (2011)[27]. (3) Khu hệ cá rừng Cà Đam, Nguyễn Hoàng Diệu Minh, Võ Văn Phú (2011) [27]. (4) Nghiên cứu thành phần loài cá hồ Yaly Nguyễn Thi Thu Hà(2008) [10]. (5) Khu hệ cá sông Thu Bồn - Vu Gia, Vũ Thị Phương Anh (2010) [1]. (6) Khu hệ cá sông Ba, Võ Văn Phú và Nguyễn Minh Ty (2010) [55].

Hình 4.7. Biểu đồ so sánh tỷ lệ các taxon thành phần loài ở các khu hệ cá khác nhau

Qua bảng 4.9 và hình 4.7 cho thấy:

- Tỷ lệ loài/giống của sông Đăkbla cao hơn so với tỷ lệ loài/giống của khu hệ cá rừng Cà Đam, rừng Cao Muôn, và sông Ba nhưng thấp hơn so với khu hệ cá hồ Yaly, khu hệ cá sông Thu Bồn - Vu Gia.

- Tỷ lệ giống/họ ở sông Đăkbla cao hơn tất cả các khu hệ được so sánh. Như vậy, tỷ lệ họ/bộ ở sông Đăkbla thấp hơn tỷ lệ họ/bộ của khu hệ cá được so sánh.

ĐĂKBLA

5.1. ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁ Ở SÔNG ĐĂKBLA

Cá là nhóm động vật biến nhiệt, thích nghi với chế độ nhiệt luôn luôn biến đổi ở vùng ven bờ nhiệt đới. Sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum là con sông nằm trên một địa hình đồi, hệ thống sông có nhiều khe suối ở các độ cao khác nhau và có nhiều khe suối đổ vào thượng nguồn các nhánh sông góp phần tạo nên những nét đặc trưng thuỷ văn riêng biệt so với các thuỷ vực khác cho khu hệ cá sông Đăkbla. Đây là những yếu tố sinh thái rất quan trọng đối với các loại thuỷ vực, tạo ra những nhóm sinh vật có khả năng thích nghi khác nhau. Sự khác nhau này không những thể hiện về hình thái, sinh lý mà còn cả về tập tính sinh học. Qua quá trình nghiên cứu và dựa trên sự phân bố của các loài cá trong quá trình thu mẫu, chúng tôi nhận thấy thành phần loài cá có ở sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum chủ yếu thuộc nhóm cánước ngọt điển hình, phân bố theo địa hình của hệ thống sông và theo sinh cảnh.

5.1.1. Nhóm cá phân bố theo lưu vực sông

Hình 5.1. Biểu đồ số lượng phân vùng của các loài cá sông Đăkbla

Trong quá trình thu mẫu cá trên sông Đăkbla chúng tôi xác định 64 loài cá thuộc vùng phân bố đầu nguồn của con sông Đăkbla, và 75 loài cá xuất hiện ở vùng

Việc phân chia cấu trúc sinh thái của khu hệ là một vấn đề rất phức tạp và chỉ mang tính chất tương đối. Trên cở sở thành phần loài đã xác định được, đặc điểm phân bố và một số đặc điểm thích nghi sinh thái, chúng tôi chia các loài cá sống ở sông Đăkbla theo đặc điểm phân bố của các loài cá mà chúng tôi thu mẫu được trong quá trình thực hiện đề tài. Dựa trên cơ sở đó chúng tôi chia đặc điểm phân bố cá của sông Đăkbla theo hai kiểu phân bố theo lưu vực sông: Sinh thái cá miền núi và sinh thái cá miền đồng bằng trung du (hình 5.1).

5.1.1.1. Nhóm cá miền núi

Trong quá trình thu mẫu thì chúng tôi đã thống kê 64 loài cá thường xuyên phân bố ở khu vực đầu nguồn của sông Đăkbla. Các loài cá này phân bố ở đầu nguồn và xuất hiện quanh năm chúng tôi đã xác định trong quá trình thu mẫu. Đây là nhóm sinh thái điển hình, có số lượng đông nhất, phong phú nhất trong thành phần loài cá của sông Đăkbla và xuất hiện thường xuyên trong năm. Do thích nghi với điều kiện sống bị giới hạn nên các nhóm cá khe suối có thể được xem là nhóm hẹp sinh cảnh.

Điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh thái của sông Đăkbla khu hệ đều có những đặc điểm khác biệt so với các khu hệ khác. Và với độ cao cao hơn so với vùng đồng bằng cho nên ở đây hình thành nên các đặc trưng của khu cá miền núi thể hiện rõ trong nhóm cá miền núi này như cá Chình hoa (Anguilla marmorata) chỉ phân bố chủ yếu trên các khu vực núi cao đầu nguồn của sông Đăkbla còn những

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của cá ở sông đăkbla, tỉnh kon tum (Trang 42 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w