CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở SÔNG ĐĂKBLA

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của cá ở sông đăkbla, tỉnh kon tum (Trang 39 - 42)

Sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum nằm trong vùng cảnh quan có điều kiện địa hình miền núi khá phức tạp, phong phú tài nguyên sinh vật. Sông có nhiều dốc, và khe suối tạo nên nét đặc trưng cho khu hệ cá nước ngọt điển hình.

Bảng 4.2. Số lượng các bộ, họ, giống và loài của thành phần loài cá ở sông Đăkbla Stt Bộ Họ Giống Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 OSTEOGLOSSIFORMES 1 5,26 2 2,90 2 1,94 2 ANGUILLIFORMES 1 5,26 1 1,45 1 0,97 3 CYPRINIFORMES 4 21,05 38 55,07 57 55,34 4 SILURIFORMES 4 21,05 9 13,04 16 15,53 5 SYNBRANCHIFORMES 2 10,53 3 4,35 5 4,85 6 PERCIFORMES 6 31,58 15 21,74 21 20,39 7 CHARACIFOMES 1 5,26 1 1,45 1 0,97 Tổng 19 100 69 100 103 100

Hình 4.1. Biểu đồ số lượng các họ, giống và loài trong thành phần loài cá ở sông Đăkbla

Trong tổng số các loài cá thu được ở sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum bộ cá Vược (Perciformes) với 6 họ (chiếm 31,58% tổng số họ), 15 giống (chiếm 21,74% tổng số giống), 21 loài (chiếm 20,39% tổng số loài). Thứ hai là bộ Cá Nheo (Siluriformes) và bộ cá Chép có (Cypriniformes) có 4 họ (chiếm 21,05% tổng số họ). Trong đó bộ cá Chép (Cypriniformes) với 38 giống (chiếm 55,07% tổng số giống) và 57 loài (chiếm 55,34% tổng số loài), bộ cá Nheo (Siluriformes) có 9 giống (chiếm 13,04% tổng số giống), 16 loài (chiếm 15,53% tổng số loài). Bộ Cá Mang liền (Synbranchiformes) với 2 họ (chiếm 10,53% tổng số họ), có 3 giống (chiếm 4,35% tổng số giống) và 5 loài (chiếm 4,55% tổng số loài). Ba bộ có 1 họ (chiếm 5,26% tổng số họ), là bộ cá Chình (Anguilliformes) và bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) và bộ cá Hồng nhung (Characiformes). Trong đó bộ cá Chình (Anguilliformes) với 2 giống (chiếm 2,90% tổng số giống), 2 loài (chiếm 1,94% tổng số loài). Hai bộ còn lại với 1 giống (chiếm 1,47% tổng số giống) và 1 loài (chiếm 0,97% tổng số loài) (bảng 4.2 và hình 4.1).

Thành phần loài cá ở sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum thể hiện tính đa dạng về thành phần loài cao và cấu trúc các taxon. Số loài/bộ là 14,71; số loài/họ là 5,42; số loài/giống là 1,92. Số giống/bộ là 9,86; số giống/họ là 3,63. Số họ/bộ là 2,71.

Xét về bậc họ: trong tổng số 19 họ, đa dạng nhất là bộ cá Vược (Perciformes)

với 6 họ chiếm 31,58%. Thứ hai là bộ Cá Nheo (Siluriformes) và bộ cá Chép (Cypriniformes), mỗi bộ có 4 họ chiếm 21,05%. Tiếp theo bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) có 2 họ chiếm 10,53%. Bộ cá Chình (Anguilliformes), bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) và bộ cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ có 1 họ chiếm 5,56% (bảng 4.2 và hình 4.2).

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ (%) số họ của thành phần loài cá ở sông Đăkbla Xét về bậc giống: ưu thế nhất là bộ cá Chép (Cypriniformes) có 38 giống, chiếm 55,07% tổng số giống. Tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) có 15 giống, chiếm 21,74%; sau đó là bộ cá Nheo (Siluriformes) có 9 giống, chiếm 13,04%. Bộ Mang liền (Synbranchiformes) với 3 giống chiếm 4,35%. Bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) có 2 giống, chiếm 2,90%. Với 1 giống, chiếm 1,45% là bộ cá Chình (Anguilliformes) và bộ cá Hồng nhung (Characiformes) (bảng 4.2 và hình 4.3).

chiếm 55,34% tổng số loài. Tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) với 21 loài chiếm 20,39%. Bộ Cá Nheo (Siluriformes) với 16 loài, chiếm 15,53%. Bộ Mang liền (Synbranchiformes) có 5 loài chiếm 4,85%. Bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) với 2 loài, chiếm 1,94%. Hai bộ còn lại là bộ cá Chình (Anguilliformes) và cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ có 1 loài chiếm 0,97% (bảng 4.2 hình 4.4).

Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ (%) số loài của thành phần loài cá ở sông Đăkbla

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của cá ở sông đăkbla, tỉnh kon tum (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w