Trong 103 loài cá có mặt ở sông Đăkbla đã xác định 10 loài cá có nguồn gốc nhập nội. Sông Đăkbla đóng góp đáng kể cho sản lượng cũng như cho giá trị thương phẩm cao là các loài cá nuôi nhập nội. Các loài cá này do người dân di nhập từ nơi khác đến và trong quá trình nuôi đã phát tán ra sông trong mùa mưa lũ, lâu ngày thành những “cư dân” của sông Đăkbla (bảng 4.8).
1 Cá Mè hoa Aristichthys nobilis (Richardson, 1844) Trung Quốc 2 Cá Mè vinh Barbodes gonionotus (Blecker, 1850) Phía Nam 3 Cá Trôi ta Cirrhinus molitorella (Valenciennes, 1844) Ấn Độ 4 Cá Mè trắng Hypophthalmichthys molitrix (Cuvier &
Valenciennes, 1844) Trung Quốc 5 Cá Trôi ấn Labeo rohita (Hamilton, 1882) Ấn Độ 6 Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus (Valenciennes, 1844) Trung Quốc 7 Cá Chim trắng nước ngọt Colossoma branchypomum (Cuvier, 1818) Nam Mỹ 8 Cá Rô phi đen Oreochromis mossambicus (Peters, 1852). Châu Phi 9 Cá Rô phi vằn O. niloticus (Linnaeus, 1758) Châu Phi 10 Cá Trê phi Clarias garienpinus (Burchell, 1882) Châu phi
Các loài cá nhập nội ở sông Đăkbla sống ở nhiều vùng nước khác nhau và thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau, nên đã tận dụng được nguồn dinh dưỡng của thủy vực, tăng năng suất, góp phần hình thành sản lượng đáng kể cho nghề cá ven sông. Nhiều loài cá nhập nội đã đem lại giá trị kinh tế đáng kể cho người dân ở địa bàn nghiên cứu thông qua việc cá phát triển nhanh trong điều kiện nuôi đơn giản, thức ăn dễ kiếm, đẻ nhiều, thịt ngon, dễ nuôi và giá thành bán ra tương đối cao như: cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá Chim trắng nước ngọt (Colossoma branchypomum), cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus), cá Mè hoa (Aristichthys nobilis),... Hiện nay, các loài cá này vẫn được dân địa phương nuôi và giá trị thực phẩm của nó được ưa chuộng trên thị trường.