Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 34 - 90)

2. Thực trạng phát triển kinh tế

2.5.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Trên địa bàn huyện có hệ thống giao thông rất thuận tiện gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy.

* Đường bộ: Đường bộ của huyện Diễn Châu được hình thành theo 3 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh, huyện với các tuyến: quốc lộ 1A, quốc lộ 7A

và quốc lộ 48, đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn có tổng chiều dài là: 1.476,5 km,

- Quốc lộ:

+ Quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam qua địa bàn huyện là: 28,6 km, nền đường rộng 12 m, bê tông nhựa,

+ Quốc lộ 7 nối từ quốc lộ 1A (tại ngã ba Diễn Châu chạy về phía Tây của huyện nối với nước CHDCND Lào) qua địa bàn huyện là: 10,9 km, nền đường rộng 10 m, bê tông nhựa

+ Quốc lộ 48 nối từ quốc lộ 1A (Yên Lý, huyện Diễn Châu) đến thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, qua địa bàn huyện dài 12,3 km, nền đường rộng 9,0 m, đã bê tông nhựa.

- Đường tỉnh: Trên địa bàn huyện có tỉnh lộ 538 có tổng chiều dài 7,5 km, nền đường rộng 7,5 m, đã được rải nhựa;

- Đường huyện: gồm có 20 tuyến, với tổng chiều dài là: 221 km, nền đường rộng 6,5 m. Trong đó đã được rải nhựa là: 73,2 km và cấp phối 147,8 km;

- Đường xã: Tổng chiều dài 637 km, nền đường rộng 5,0 m. Trong đó đã được rải nhựa 106 km, bê tông 37,4 km, còn lại đá cấp phối 393,6 km. 100% số xã đã có ô tô vào đến trung tâm xã.

- Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài 527 km, nền đường rộng 3 - 4 m. Trong đó: nhựa 37 km và bê tông 29 km, còn lại là đường đất. Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của huyện được phân bố khá hợp lý và thuận tiện, mật độ quốc lộ và tỉnh lộ của huyện (0,15 km/km2) cao hơn so với bình quân chung của tỉnh (0,13 km/km2); mật độ đường bộ của huyện đạt (0,56 km/km2), cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh (0,47 km/km2). Tuy nhiên, mật độ và chất lượng đường giao thông nông thôn chưa đồng đều giữa các vùng trong huyện với nhau, mật độ và chất lượng đường ở các xã vùng miền núi nhìn chung còn thấp hơn nhiều so với các xã vùng đồng bằng và ven biển.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 30 km với 2 ga trung chuyển hàng hóa (ga Yên Lý, ga Diễn Phú) 1 ga hành khách (ga sy).

* Đường thủy:

Giao thông đường thuỷ có những điều kiện thuận lợi tuy nhiên tiềm năng phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ chưa được khai thác tối đa, còn nhiều hạn chế, mới chỉ mang tính chất nội khu vực, quy mô nhỏ.

2.5.2. Thủy lợi

Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, ngoài các hồ, đập trên địa bàn huyện hiện còn có hệ thống tưới Bắc Đô Lương chiều dài 42 km có dung tích lớn. Trong đó: 11 km kênh cấp I, 29 km kênh cấp II và 42 km kênh cấp III, đã kiên cố hóa được 130 km, với hệ thống các kênh dẫn khá dày đặc dẫn nước về tưới cho hệ thống đồng ruộng cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho đa số cư dân của huyện.

Hiện tại trên địa bàn huyện có tuyến đê biển dài 25 km, cao trình đê chỉ có 3 m, mái đê phía biển đạt m = 2,5, mái đê trong đồng đạt m = 2, do đó khả năng chống bão và triều cường rất yếu.

Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi của huyện đã phần nào đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu chủ động trong sản xuất cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, địa hình phức tạp; nhiều công trình do đầu tư xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp, hiệu suất của công trình giảm nên gây ra những khó khăn nhất định cho công tác thuỷ lợi của huyện. Một số khu vực chưa có công trình thuỷ lợi, thiếu nước ngọt cung cấp cho cây trồng, hệ thống hồ đập chưa phát huy hết công suất, đê ngăn chặn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiều khu vực nhiễm mặn, hiện tượng hạn hán, úng lụt vẫn còn xảy ra cục bộ ở một số nơi,... gây hạn chế nhất định cho sản xuất

2.5.3. Giáo dục và đào tạo.

- Hệ thống cơ sở trường lớp của huyện hiện có: 40 trường mầm non, 42 trường tiểu học, 40 trường trung học cơ sở, 9 trường trung học phổ thông (trong đó có 4 trường dân lập bán công). Ngoài ra còn có một trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề. Đến nay toàn huyện có 100% số xã,

thị trấn trong huyện có trường cao tầng, có phòng học kiên cố đạt 100% và đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng.

* Đội ngũ giáo viên các cấp: + Bậc mầm non: 500 giáo viên; + Bậc tiểu học: 1.120 giáo viên;

+ Bậc trung học cơ sở: 1.337 giáo viên; * Số học sinh các cấp:

+ Bậc mầm non: 10.627 học sinh; + Bậc tiểu học: 22.795 học sinh;

+ Bậc trung học cơ sở: 25.251 học sinh; + Bậc trung học phổ thông + dân lập :15.126.

2.5.4. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện tại Diễn Châu có một bệnh viện huyện, ngoài ra còn có một số bệnh viện, phòng khám tư nhân nằm trên địa bàn thị trấn phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, một đội vệ sinh phòng dịch và 39 trạm y tế của 39 xã, thị trấn.

Năm 2008, ngành y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho 57.712 lượt người, trong đó điều trị nội trú 5.331 trường hợp, ngành y tế cũng đã triển khai tốt các chương trình về y tế dự phòng, chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh (tiêm vac xin, uống vitamin, tiêm chủng,...), chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá y tế, vận động toàn dân tham gia vệ sinh phòng bệnh.

2.5.5. Văn hoá - thể thao 2.5.5.1 Văn hóa - thông tin 2.5.5.1 Văn hóa - thông tin

Hoạt động văn hoá, thông tin của huyện trong những năm qua phát triển sâu rộng từ huyện xuống các thôn xóm, góp phần kịp thời phổ biến các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân, nâng cao chất lượng đời sống văn hoá ở cơ sở, góp phần thực hiện tốt chủ trương "xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Phong

trào xây dựng làng, xã, gia đình văn hoá và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đã được nhân dân tích cực tham gia và đồng tình ủng hộ. Các hoạt động về văn hoá, nghệ thuật diễn ra đa dạng, phong phú thu hút được nhiều đối tượng tham gia như tổ chức các lễ hội, liên hoan văn nghệ quần chúng chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức các cuộc thi hội diễn nghệ thuật, sáng tác kịch, thơ, hò vè với nhiều chủ đề khác nhau nhằm tuyên truyền sâu rộng lối sống lành mạnh, ngợi ca tình yêu đất nước, con người, bài trừ các hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội (mê tín dị đoan, ma tuý, cờ bạc, mại dâm,...). Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá. Chỉ đạo việc thực hiện đề án phát triển đời sống văn hoá huyện Diễn Châu thời kỳ 2008-2020. Tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng thiết chế văn hoá thể dục thể thao đồng bộ. Đến nay toàn huyện có 27 xã có thiết chế văn hoá TT – TDTT đồng bộ, đạt chỉ tiêu kế hoạch năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến nay đã có 447/457 xóm có nhà văn hoá, gần đạt kế hoạch. Trong năm xét công nhận thêm 57 đơn vị văn hoá nâng tổng số làng văn hoá, đơn vị văn hoá hiện có 371 đơ vị (Trong đó: 194 làng đạt danh hiệu văn hoá). 50.400 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, đạt tỷ lệ 79.6%.

Trên địa bàn huyện hiện đã có một số di tích lịch sử được Nhà nước công nhận, xếp hạng cấp quốc gia như di tích Lèn Hai Vai, Đền Cuông,… Một số di tích lịch sử khác đang được huyện làm thủ tục, hồ sơ đề nghị Bộ Văn hoá xếp hạng để thuận lợi cho công tác bảo tồn, duy tu và quản lý, lưu truyền lại cho mai sau.

2.5.5.2. Thể dục thể thao

Phong trào thể dục - thể thao của huyện được phát triển sâu rộng dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú với các môn: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, võ thuật, đua thuyền,... Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đã được coi trọng; phong trào thể dục - thể thao trong các lực lượng vũ trang, công nhân viên chức, thanh niên, học sinh cũng như trong gia đình thu hút nhiều người tham gia. Đạt giải cao trong các kỳ thi đấu ở tỉnh ( giải nhì toàn đoàn giải bóng chuyền cán bộ chuyên trách tại Làng Sen ; giải cầu lông các

nhà lãnh đạo ; Tiếp tục chỉ đạo xây dựng 04 đợn vị xã điểm về thể dục thể thao cấp huyện là : Diễn Kim, Diễn Phong, Diễn An và thị trấn Diễn Châu, duy trì và phát huy mô hình xã điểm thể dục thể thao cấp tỉnh tại 2 đơn vị Diễn Kỷ và Diễn Hùng. Cơ sở vật chất từng bước được nâng cấp phần nào đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu, tuy nhiên thực trạng các cơ sở còn rất thiếu thốn do nguồn kinh phí hạn hẹp... đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.

2.5.6. Bưu chính

Huyện có 38/39 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã (đạt 97,43%), số máy điện thoại có 4.970 máy, gấp gần 2,4 lần năm 2000, đạt bình quân 1,7 máy/100 dân, đạt tổng doanh thu từ dịch vụ bưu chính viễn thông đạt 5.053 triệu đồng. Trong đó, khu vực tư nhân có tốc độ phát triển mạnh, chiếm 84% tổng số máy, gấp gần 3 lần so với năm 2000.

Tuy nhiên, do địa bàn các xã của huyện rộng, dân cư phân bố không đồng đều nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho bưu chính viễn thông còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng trao đổi thư tín, thông tin liên lạc còn có những hạn chế. Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực trong huyện cũng như thực hiện thành công mục tiêu phát trển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trong giai đoạn tới cần tiếp tục đầu tư, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của ngành.

2.5.7. Năng lượng

Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, ngành điện có bước phát triển nhanh góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá nông thôn. Đến nay 100% số xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia với khoảng 100% số hộ sử dụng điện.

2.5.8. An ninh.

Giữ vững an ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh vùng giáo. Trật tự xã hội cơ bản ổn định. Đẩy mạnh thực hiện đề án chống tội phạm và tội phạm ma tuý, chủ động các đợt tấn công truy quyét các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma tuý, tệ nạn xã hội. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc

ngày càng được nâng cao. Làm tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

2.5.9. Quốc phòng.

Thực hiện tốt kế hoạch huấn luyện chiến đấu cho lực lượng vũ trang, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ. Chỉ đạo 10 xã diễn tập chiến đấu trị an trong năm 2008. Làm tốt công tác khám tuyển, giao quân năm 2008. thường xuyên quan tâm xây dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu.

3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai. 3.1. Tình hình quản lý đất đai. 3.1. Tình hình quản lý đất đai.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát trỉên của nền kinh tế, bộ mặt đô thị và nông thôn trong huyện đã có nhiều thay đổi, nhu cầu sử dụng đất đai cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt cho xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà cửa tăng lên nhanh chóng. Việc quản lý, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên theo quy hoạch và pháp luật đang trở thành một vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Xuất phát từ tình hình trên huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường , UBND các xã quán triệt việc thực hiện văn bản, quy định thống nhất của Nhà nước về quản lý đất đai theo luật định. Trong tổng số diện tích đất đai toàn huyện là 30.504,67 ha, diện tích đất theo đối tượng sử dụng là 22.715,11 ha trong đó : hộ gia đình, cá nhân sử dụng 20.407,61 ha, chiếm 66.89 % diện tích tự nhiên, UBND sử dụng 1.805,01 ha, chiếm 5.91% diện tích tự nhiên, các tổ chức kinh tế sử dụng 206,08 ha, chiếm 0.67% diện tích tự nhiên, cơ quan đơn vị của nhà nước sử dụng 269.48 ha, chiếm 0.88%, cộng đồng dân cư 17,87 ha, chiếm 0.06% diện tích tư nhiên, các tổ chức khác sử dụng 9,06 ha, chiếm 0.03% diện tích tự nhiên. Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý là 7.789,56 ha trong đó : UBND được giao để quản lý 6.794,57 ha, chiếm 22.27% diện tích tự nhiên. Tổ chức khác quản lý 994,99ha, chiếm 3.27% diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp cơ bản đã giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp theo tinh thần nghị định 64/CP của Chính phủ. Sử dụng đất đai trên địa bàn huyện trong những năm gần đây về cơ bản đã theo quy hoạch và kế hoạch, việc

chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác đã dựa trên kế hoạch đã được duyệt.

Thực hiện các nội dung quản lý đất đai theo Luật, những năm vừa qua công tác quản lý , sử dụng đất đai đã đạt những kết quả sau :

3.1.1.Công tác điều tra khảo sát, đo đạc bản đồ địa chính

Đến nay huyện đã đo đạc bản đồ địa chính cho toàn bộ 39/39 xã, thị trấn phục vụ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉnh lý biến động đất đai. Việc xây dựng bản đồ địa chính chính quy phục vụ công tác quản lý đất đai tiến hành chậm, hiện chỉ có một số xã tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ địa chính chính quy.

3.1.2. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

.Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Ủy ban nhân dân huyện đặc biệt quan tâm

- Huyện đã lập quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 1997 - 2010 và đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Huyện đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010.

- Cấp xã đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng thời kỳ 1997 - 2005.

- Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nề nếp, hàng năm các xã đều lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt.

- Hàng năm huyện đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác đã theo kế hoạch được duyệt, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nhận sử dụng đất

Thực hiện chỉ thị số 10/1998/TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch số 15/KH-UB của UBND tỉnh chỉ đạo việc tăng cường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Trên phạm vi toàn huyện đã cơ bản

hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp và đất ở, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 61.462 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 1213,88 ha;

- Đất lâm nghiệp đã cấp được 3.271 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 3.843 ha;

- Đất nuôi trồng thuỷ sản đã cấp được 104 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 118,48 ha;

- Đất làm muối đã cấp được 1.389 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 34 - 90)