0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2008 CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 27 -90 )

2. Thực trạng phát triển kinh tế

2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

2.2.1. Nông- Lâm- Ngư nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của huyện mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, đầu năm rét đậm, rét hại kéo dài, dịch bệnh trên diện rộng, vụ đông mưa lụt thiệt hại lớn, chi phí sản xuất tăng cao ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Song huyện đã triển khai thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ cho nông dân, ngư dân về hỗ trợ giống thiệt hại trong rét đậm, rét hại, hỗ trợ dịch lở mồm long mómg, hỗ trợ giá dầu, bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm tàu thuyền, chuyển đổi máy tàu khai thác xa bờ, miễn giảm thuỷ lợi phí. Tổng số tiền hỗ trợ là 26.979 triệu đồng. Nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp (theo giá cố

định năm 94) là 2.339,942 triệu đồng. Kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp (tính theo giá trị tăng thêm) là tăng trưởng 3.3% so với cùng kỳ; tính theo giá trị sản xuất (theo giá cố định 94) tăng 4.8% so với cùng kỳ.

a, Nông nghiệp: Tăng trưởng 1.8% so với cùng kỳ (tính theo giá trị tăng thêm).

Giá trị sản xuất nông nghiệp cả năm 2008(theo giá cố định 94): 565 tỷ đồng, đạt 95.8% kế hoạch năm, tăng 3.8% so với cùng kỳ.

+ Trồng trọt: Nặng suất và sản lượng cây lương thực tăng, cây lạc giảm. Nhờ chỉ đạo tốt vụ hè thu đạt năng suất cao nên năng suất lúa cả năm đạt 12.1 tấn/ha, tăng 9 tạ/ha so với cùng kỳ .Ngô 44.8 tạ/ha/vụ, tăng 5.8 tạ/ha so với cùng kỳ.Lạc 24.3 tạ/ha/vụ, giảm 2.7 tạ/ha so với cùng kỳ.

Sản lượng lương thực có hạt cả năm là 131.807 tấn, đạt 98.8% kế hoạch, tăng 10.7% so với cùng kỳ. Trong đó, thóc là 106.652 tấn, đạt kế hoạch năm, tăng 11.5% so với cùng kỳ. Sản lượng lạc 10.461 tấn, đạt 83.7% kế hoạch năm, giảm 7.3% so với cùng kỳ.

+Chăn nuôi: Dịch bệnh tai xanh ở lợn, dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò năm 2008 kéo dài trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất, nên kinh tế chăn nuôi giảm mạnh. (Tổng đàn lợn tiêu huỷ cả năm gần 4.300 con với trọng lượng 202 tấn, đàn trâu bò tiêu huỷ 30 con).

Tổng đàn trâu, bò: 35.202 con, đạt 74.7% kế hoạch, giảm 19.4% so với cùng kỳ, trong đó, tổng đàn trâu 6.404 con, đạt 84.3% kế hoạch năm, giảm 14.8% cùng kỳ. Tổng đàn bò 28.798 con, đạt 72.9% kế hoạch năm, giảm 20.3% so với cùng kỳ. Tổng đàn lợn 144.910 con, đạt 92.9% kế hoạch, bằng 97.8% so với cùng kỳ. Tổng đàn gia cầm là 861.650 con, đạt 88.8% kế hoạch, bằng 93.6% cùng kỳ 2007. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 23.552 tấn, đạt 90.6% kế hoạch, giảm 8.0% so với cùng kỳ.

b, Lâm nghiêp:

Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu của huyện tập trung trồng, bảo vệ rừng và khai thác các sản phẩm từ rừng như: nhựa thông, mây tre đan…

Ngành lâm nghiệp tăng trưởng tăng 14.3% so với năm trước, đạt 10.9% kế hoạch năm.Giá trị sản xuất (theo giá cố định 94): 16 tỷ đồng.

c, Ngư nghiệp:

Ngành ngư nghiệp tăng trưởng tăng 6.8% so với cùng kỳ và đạt 97.3% kế hoạch. Giá trị sản xuất (theo giá cố định 94): 206.2 tỷ đồng.

Vào thời vụ khai thác giá xăng dầu tăng cao, nên hiệu quả ngành khai thác giảm. Sản lượng khai thác bằng cùng kỳ năm trước, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt giảm do rét đậm, thời vụ thả chậm so với năm trước.

Diện tích nuôi trồng mặn lợ 240 ha, đạt 80.0% kế hoạch. Giảm 12.7% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích tôm thâm canh 77 ha, đạt 64.2% kế hoạch, giảm 38.4% so với cùng kỳ. Nuôi tôm công nghiệp tại Diễn Kim tăng cả diện tích, năng suất, sản lượng và đạt hiệu quả cao.

Diện tích nuôi nước ngọt 2.626 ha, đạt 101.9% kế hoạch, tăng 6.50% so với cùng kỳ, trong đó nuôi cá rô phi đơn tính 213 ha, đạt 71% so với kế hoạch; giảm 5.3% so với cùng kỳ.

Tổng sản lượng thuỷ sản cả năm: 30.480 tấn đạt 95.4% kế hoạch, bằng cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng đánh bắt 25.880 tấn, đạt 97.7% kế hoạch năm, bằng 99.5% với cùng kỳ. Tổng sản lượng nuôi trồng 4.600 tấn, đạt 84.5% kế hoạch, tăng 3.6% so với cùng kỳ.

d, Diêm nghiệp:

Sản lượng muối 14.800 tấn, đạt 105.7 kế hoạch; tăng 5,7% so với cùng kỳ.

(Chi tiết xem ở phụ biểu 01)

Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn những hạn chế cơ bản: - Một số xã vẫn chấp hành chưa tốt lịch thời vụ, công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ thấp. Chỉ đạo đề án chăn nuôi hàng hoá, giết mổ gia súc tập trung chưa đạt tiến độ.

- Trong lĩnh vực ngư nghiệp thì chủ trương chuyển đổi nghề khai thác vùng lộng sang vùng khơi chưa triển khai được do giá xăng dầu năm 2008 tăng cao trong thời gian dài nên các phương tiện tàu thuyền không bám biển dài ngày mà chủ yếu khai thác vùng ven bờ.

- Chưa giải quyết dứt điểm tồn đọng trong quản lý đất đai ở cơ sở. Quản lý môi trường còn nhiều yếu kém, công tác quy hoạch xây dựng bãi rác thải tại các xã còn chậm.

- Diện tích một số cây trồng thực sự chưa ổn định, sản phẩm hàng hoá chưa đa dạng, một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch.

2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành phần kinh tế tham gia, từng bước theo hướng phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khu vực kinh tế công nghiệp có bước phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2008 đạt 19.8%/năm. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng 18.1% so với năm trước, đạt 97.6% kế hoạch năm. Giá trị sản xuất (theo giá cố định 94) đạt: 290 tỷ đồng.

Các ngành nghề khuyến công đã được triển khai tích cực. Đã đào tạo và giải quyết việc làm thêu ren xuất khẩu, mây tre đan cho gần 1.000 lao động tại các xã. Đến nay, toàn huyện đã có 10 làng nghề được công nhận và 11 làng có nghề. Các làng nghề, làng có nghề được duy trì và ngày càng phát huy hiệu quả, thu nhập từ ngành nghề ngày càng cao.

Hoàn thành việc giao đất trong khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng (12 doanh nghiệp và 26 hộ gia đình, cá nhân).

Hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng Khu chế biến hải sản tập trung tại Diễn Ngọc đạt 100% khối lượng. Đã khởi công ty xây dựng khu công nghiệp Diễn Kỷ và khu công nghiệp Diễn Tháp.

Tuy nhiên ngành công nghiệp của huyện còn nhiều hạn chế: sản xuất còn manh mún. Trang thiết bị máy móc không đồng bộ, nhiều khâu lao động thủ công, hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

Một số dự án Trung ương quản lý công tác giải phóng mặt bằng thực hiện còn chậm. Mặt khác, do giá vật liệu xây dựng năm 2008 tăng đột biến ở những tháng đầu năm nên giá trị ngành xây dựng cơ bản đạt thấp. một số công trình bị kéo dài thời gian thi công.

2.2.3. Xây dựng cơ bản

Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từ huyện đến xã đã tập trung công sức xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm… thực hiện tốt phương

châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy nội lực, xây dựng quê hương giàu đẹp. Giá trị xây dựng cơ bản đạt 565 tỷ đồng . Tuy nhiên do năm 2008 lạm phát tăng cao trong 9 tháng đầu năm, giá vật liệu xây dựng biến động lớn nên ngành xây dựng chỉ đạt 91.9% kế hoạch, tăng 11,9% so với năm trước.

Công tác quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc chấp hành Luật xây dựng và các quy định về quản lý dự án xây dựng có nhiều tiến bộ. Quy chế dân chủ cơ sở, cơ chế công khai các nội dung đầu tư xây dựng, quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng được các xã quan tâm thực hiện tốt, công tác giám sát cộng đồng được tăng cường.

Các xã đăng ký ngay từ đầu năm về nâng cấp tuyến đường liên xã đã xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn giao thông đạt tiêu chuẩn đường cấp 5 đồng bằng (Mặt nhựa 6m, nền rộng 8m) được hỗ trợ 35% giá trị xây lắp.

( Chi tiết xem ở phụ biểu 02 )

2.2.4. Thương mại - Dịch vụ.

Các ngành dịch vụ phát triển ổn định, mức tăng trưởng 17.1% so với cùng kỳ, đạt 94.4 kế hoạch. Giá trị sản xuất (theo giá cố định 94 ) đạt 697 tỷ đồng.

Trong năm đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiểm tra hàng giả và hàng kém phẩm chất. Chủ động phối hợp với các đoàn liên ngành kiểm tra các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Năm 2008 bắt giữ 85 vụ buôn bán hàng lậu và gian lận thương mại, với tổng trị giá hàng hoá xử phạt hơn 424 triệu đồng; xử phạt hành chính nộp kho bạc Nhà nước 108,66 triệu đồng. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trọng nhân dân về những cơ hội và thách thức khi nước ta là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO.

Kết cấu hạ tầng khu du lịch biển Diễn Thành đang triển khai thực hiện theo quy hoạch. Khu du lịch sinh thái Cao Tộc đã đi vào hoạt động. Đã hoàn thiện các thủ tục chấp thuận đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại và dịch vụ Phủ Diễn, dự kiến đầu năm 2009 khởi công xây dựng.

Các xã chưa có chợ mà triển khai quy hoạch và thực hiện có chợ trong năm với tối thiểu 1.500m2 được hỗ trợ 30 triệu đồng/xã để quy hoạch và san lấp mặt bằng.

2.3. Thực trạng phát triển xã hội 2.3.1. Dân số và lao động

Năm 2008 dân số toàn huyện 266.686 người chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ lệ tăng dân số giảm từ 0.92% năm 2007 đến năm 2008 chỉ còn 0.9%. Do sự gia tăng dân số đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện như tăng cường nguồn lao động. Nhưng cũng do dân số gia tăng đã làm cho nhu cầu đất ở, đất xây dựng, đất canh tác tăng theo tạo nên sức ép rất mạnh mẽ lên tài nguyên đất vốn đã hạn hẹp của huyện. Mật độ dân số toàn huyện là 874 người/km2 nhưng lại phân bố không đều. Dân số tập trung chủ yếu ở thị trấn với mật độ là 6.309 người /km2 và thấp nhất là xã Diễn Lâm 360 người/km2. Dân cư tập trung cao chủ yếu ở các xã ven quốc lộ 1A, đây là những địa bàn đang ngày càng gia tăng sức ép về dân số đối với yêu cầu sử dụng đất đai. Tỷ lệ dân số nông nghiệp 68% và dân số phi nông nghiệp là 32%.

Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đã ổn định tổ chức bộ máy từ huyện đến xã, thực hiện có hiệu quả chiến dịch tuyên truyền thông lồng ghép với dịch vụ kế hoạch hoá gia đình ở 15 xã có mức sinh cao.

( Chi tiết xem ở phụ biểu 03)

2.3.2. Lao động và việc làm.

Năm 2008, lao động của huyện là 150.265 lao động. Trong đó lao động nữ là 76.450 lao động, lao động nam là 73.815 lao động.

Lao động trong độ tuổi của huyện là 154.100 lao động, chiếm 57.78% tổng dân số, trong đó: lao động nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 68%, còn lại là 32% là lao động phi nông nghiệp ( chủ yếu là giáo viên, cán bộ quản lý hành chính và buôn bán nhỏ lẻ). Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm khoảng 25-30% tổng số lao động. Số lao động được đào tạo 35.000 người, năm 2008 đã giải quyết việc làm cho 4.800 lao động, giảm 12,7% so với cùng kỳ, bằng 87,3% kế hoạch. Trong đó, xuất khẩu lao động được 1.225 lao động, bằng 68.1% so với cùng kỳ, đạt 68% kế hoạch.

Nhìn chung cơ cấu lao động thời gian qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực hơn song còn chậm, vẫn nhiều bất cập, số lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Chất lượng lao động mặc dù được cải thiện nhiều hơn trong thời gian qua, nhưng nhìn chung chưa đồng đều. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, lại tập trung chủ yếu ở thị trấn Diễn Châu.

(Chi tiết xem ở phụ biểu 04)

2.3.3. Thu nhập và mức sống.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2008 GDP bình quân đầu người đạt 385 USD/người/. Đời sống dân cư làm việc trong các ngành thương nghiệp, xây dựng, công nghiệp, cơ khí chế tạo, giao thông vận tải,... Nhìn chung có mức thu nhập ổn định. Riêng đời sống dân cư ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản mặc dù trong những năm gần đây đã cải thiện hơn so với các huyện trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế.

Giải quyết cơ bản kịp thời chế độ chính sách cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội.

Tổng số hộ nghèo hiện có 8.461 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 13% giảm 0.77% so với năm trước. Hiện nay 100% số xã trong toàn huyện được sử dụng lưới điện quốc gia

Số nhà kiên cố và bán kiên cố tăng lên, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện.

2.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn.2.4.1. Thực trạng phát triển đô thị. 2.4.1. Thực trạng phát triển đô thị.

Huyện Diễn Châu có 01 thị trấn, với tổng diện tích đất đô thị là 80,50 ha; dân số đô thị với 5.079 người chiếm 2,0% dân số toàn huyện. Thị trấn Diễn Châu là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng, đến nay các tuyến đường trục, các công trình phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện, phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng, thương mại,… nhà ở đang được cải tạo, nâng cấp.

Bình quân đất đô thị là 158,49 m2/người dân đô thị. Những năm gần đây dọc theo quốc lộ 1A và một số khu vực trung tâm cụm xã đã và đang hình thành những tụ điểm giao lưu kinh tế - xã hội theo hướng đô thị hóa (thị tứ) như xã Diễn Kỷ, Diễn Yên, Diễn Thọ, Diễn Mỹ, ... Những trung tâm dân cư

mang tính chất thị tứ này trên thực tế là những tụ điểm thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - đời sống cho từng khu vực. Các hoạt động dịch vụ - thương mại - ngành nghề ngày càng phát triển, một bộ phận lao động đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp hoặc ít nhiều thoát ly nông nghiệp. Do vậy, có thể nói tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Diễn Châu có xu thế tăng nhanh.

Tuy đã có sự cố gắng đầu tư nhưng hiện tại hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện,...) vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; kiến trúc không gian dân cư nhiều khu vực xây dựng chưa đúng quy định làm ảnh hưởng chung đến cảnh quan đô thị.

2.4.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Do đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện được phát triển theo những hình thái khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và mức độ phân bố trong từng khu vực. Các tụ điểm dân cư truyền thống (như làng, thôn, xóm...) được hình thành với mật độ tập trung đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển, các trung tâm kinh tế văn hoá của xã. Toàn huyện có 320 thôn, xóm phân bố rải khắp trên địa bàn thuộc 38 xã với tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn 6.709,71 ha và 287.550 nhân khẩu. Bình quân mỗi thôn, xóm có quy

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2008 CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 27 -90 )

×