Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 85)

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm sát tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm

Xuất phát từ tính chất TPVMT là loại tội phạm có tính tổ chức cao, khép kín nên cần thiết phải mở rộng khả năng tin báo tố giác TPVMT từ nhiều nguồn khác nhau . Phải bảo đảm thuận lợi cho ngƣời báo tin nhanh chóng, an toàn , bí mật . Cách thức thông báo thông tin cần thuận tiện , đa dạng, mọi ngƣời dân có thể biết và tiếp cận một cách dễ dàng . Cần mở rộng những số điện thoại nâng phục vụ cho công tác này để việc thông báo thông tin đƣợc thuận lợi đồng thời luật cũng phải quy định những biện pháp bảo đảm an ninh, những biện pháp khuyến khích vật chất nhƣ thƣởng tiền cho ngƣời cung cấp tin báo.

Hoạt động tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm và hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, xử lý này đƣợc xem là hoạt động mang tính cơ sở, nền tảng đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ TTHS của CQĐT và VKS. Nâng cao chất lƣợng hiệu quả các hoạt động này có ý nghĩa “then chốt”, quyết định, chi phối đối với chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động điều tra và KSĐT, đảm bảo đƣợc phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội, hạn chế đƣợc tình trạng thụ lý án thụ động, “đi theo sau CQĐT” nhƣ hiện nay. Ý nghĩa tích cực của việc thực hiện tốt hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm là nâng cao đƣợc uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, lòng tin của nhân dân vào pháp luật của Nhà nƣớc. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, theo chúng tôi, VKS các cấp phải thực hiện đƣợc yêu cầu sau:

+ Lập kế hoạch công tác kiểm sát việc tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm một cách thƣờng xuyên, tránh tình trạng thực hiện hoạt động kiểm sát này mang tính thời vụ nhƣ hiện nay tại TP.HCM. Chú trọng hình thức “kiểm sát trực tiếp” đối với hoạt động khởi tố điều tra, ngày càng mở rộng hình thức này so với hình thức “kiểm sát trên hồ sơ”.

+ Thiết lập hệ thống sổ sách tiếp nhận & xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, các buổi họp giao ban khối nội chính, tiếp nhận thông tin từ các cơ quan thông tin đại chúng . Hình thức giao ban là hình thức hiệu quả trong thực tiễn vì hình thức này đề cao trách nhiệm của mỗi cơ quan về tiếp nhận tin báo tội phạm , về khả năng phối hợp trong viê ̣c tiếp nhận , xác minh, giải quyết tin báo tội phạm. Vấn đề là tổ chức cấp độ giao ban và tính thƣờng xuyên cuả nó nhƣ thế nào? Theo ý kiến của chúng tôi ở cấp lãnh đạo của các cơ quan bảo vệ pháp luật thì cần có giao ban hàng tuần. Ở cấp các phòng điều tra án ma túy và phòng kiểm sát điều tra án ma túy có thể tổ chức giao ban thƣờng xuyên hơn.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động trưng cầu giám định và kiểm sát việc trưng cầu giám định

Cần trang bị những kiến thức có tính hệ thống cho điều tra viên, kiểm sát viên về những vấn đề cơ bản liên quan đến trƣng cầu giám định trong án ma túy:

+ Những kiến thức về thu giữ, niêm phong, lập biên bản, bảo quản các chất nghi là ma túy khi phát hiện tội phạm.

+ Những nội dung, danh mục chất ma túy trong Công ƣớc Quốc tế về kiểm soát chất ma túy và trong quy định của Chính phủ nƣớc ta về chất ma túy, hình ảnh trực quan về các chất ma túy khác nhau phải đƣợc thể hiện thành cẩm nang nghiệp vụ trang bị cho các điều tra viên và kiểm sát viên hoạt động trong lĩnh vực chống ma túy. Những thông tin về các chất ma túy mới cần đƣợc cập nhật thƣờng xuyên.

+ Danh mục những vấn đề cần làm rõ khi trƣng cầu giám định , về chất ma túy, danh mục những câu hỏi hay quyết định trƣng cầu giám định , mẫu, danh mục các cơ quan có năng lực giám định về chất ma túy...cũng đƣợc thể hiện trong cẩm nang nghiệp vụ.

Những kiến thức nói trên là hết sức cần thiết đối với cơ quan quyết định trƣng cầu giám định để bảo đảm tính hợp pháp và tính chuyên môn của kết luận giám định, hạn chế khả năng phải giám định lại, giám định bổ sung, kéo dài thời gian giải quyết vụ án và tạo cơ sở cho những tranh luận của bên bào chữa khi xét xử vụ án việc bồi dƣỡng, phổ cập những kiến thức trên có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ tổ chức những lớp học ngắn hạn, tập huấn nghiệp vụ, trang bị tài liệu, thông tin để tự cập nhật.

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng trong việc xây dựng và tống đạt bản cáo trạng

Hiện nay bản cáo trạng do Kiểm sát viên lập theo (mẩu số 107) – quyết định 07 ngày 02/1/2008 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chƣa

thống thất . Nhiều KSV lập đơn giản không phản ánh hết đƣợc các tình tiết hành vi pha ̣m tội. Vì vậy, Kiểm sát viên cần lập sơ đồ vụ án một cách chi tiết, khoa học, tùy theo lời khai nhận tội hoặc không nhận tội, chỉ cần nêu tóm tắt nội dung diễn biến hành vi, phƣơng thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm, trọng lƣợng ma túy thu giữ cùng dẫn chiếu bút lục hồ sơ. Đối với những bị can không nhận tội, nhƣng hành vi phạm tội của bị can đã đƣợc chứng minh bằng chứng cứ và lời khai của đối tƣợng khác thì cũng nêu nhƣ trên nhƣng KSV cần chú ý chọn lọc những lời khai có giá trị chứng minh để trích dẫn trong bản cáo trạng và cần lập luận chặt chẽ, trích dẫn những tài liệu, chứng cứ đƣợc thu thập đúng quy định để phủ nhận lời chối tội của bị can.

3.2.2.4 Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa VKS với CQĐT và với các cơ quan hữu quan khác

Nhƣ đã nói ở trên, có hai nhóm quan hệ phát sinh giữa VKS với CQĐT trong quá trình giải quyết vụ án. Nhóm quan hệ thứ nhất: nhóm quan hệ phối hợp cần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng xây dựng quy chế chung của hai ngành về phối hợp công tác ở các cấp khác nhau. Tính cấp bách trong hoạt động điều tra án ma túy đòi hỏi khách quan sự phối hợp giữa hai CQĐT và VKS phải chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời ngay từ thời điểm đầu tiên khi nhận đƣợc tin báo về tội phạm cho đến khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện những hoạt động điều tra ban đầu. Nhóm quan hệ thứ hai: nhóm quan hệ tố tụng cần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng của cải cách tƣ pháp là VKS phải là ngƣời chịu trách nhiệm về tính có căn cứ và tính hợp pháp của hoạt động điều tra hay nói cách khác là “gắn công tố với điều tra”. Nhiều vấn đề cần đƣợc BLTTHS điều chỉnh nhƣ việc giao nhận hồ sơ, tang vật giữa hai cơ quan.

Quan hệ giữa VKS với các cơ quan hữu quan khác nhƣ: quan hệ với các công an địa phƣơng, quản lý nhà tạm giữ, trại giam trong việc tống đạt cáo trạng, trực tiếp hỏi cung bị can, kiểm sát việc giữ, giam; quan hệ với nhà

trƣờng, tổ chức xã hội khi xử lý các vụ án ngƣời chƣa thành niên phạm tội cần đƣợc luật hóa

3.2.2.5 Nâng cao chất lượng trong việc thực hiện tương trợ tư pháp

Trong những năm gần đây các vụ án phạm tội về ma túy có yếu tố nƣớc ngoài xẩy ra tƣơng đối nhiều và diễn biến phức tạp. Khi giải quyết gặp khó khăn trong việc xác minh lý lịch tƣ pháp, tiền án, tiền sự, xác định nhân thân, tên tuổi, lai lịch, nơi cƣ trú của các đối tƣợng ngƣời nƣớc ngoài phạm tội về ma túy, trƣng cầu ngƣời phiên dịch, dịch thuật, giám định hộ chiếu, các giấy tờ tùy thân khác đối với các bị can là ngƣời phạm tội...Để đảm bảo thời hạn giải quyết vụ án ngay sau khi bắt đƣợc đối tƣợng là ngƣời nƣớc ngoài hoặc có những nội dung cần yêu cầu cơ quan điều tra có công văn tƣơng trợ tƣ pháp ngay và gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao để kịp thời chuyển cho các cơ quan nƣớc ngoài theo Luật tƣơng trợ tƣ pháp.

3.2.2.6 Đổi mới về tổ chức hoạt động và công tác tổ chức cán bộ của viện kiểm sát

Tổ chức hoạt động, công tác tổ chức cán bộ có ảnh hƣởng rất quan trọng đến chất lƣợng hiệu quả của hoạt động KSĐT các TPVMT cũng nhƣ của công tác kiểm sát nói chung. Chúng tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động và công tác tổ chức cán bộ của VKS cần đổi mới theo hƣớng sau đây:

+ Mặc dù hiện nay đã áp dụng quy định thông khâu trong hoạt động của ngành kiểm sát nhƣng cần phải thực hiện sự chuyên môn hóa cao hơn nữa, nhằm đào tạo ra đƣợc những cán bộ kiểm sát có bản lĩnh công tác, có kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ cao. Hạn chế sự luân chuyển cán bộ nghiệp vụ ở cấp cao vì họ là những chuyên gia hàng đầu về những vấn đề cụ thể. Chẳng hạn ở VKSNDTP HCM rất cần những chuyên gia KSĐT về án ma túy, có kiến thức cao về các loại ma túy , TPVMT, lại có hiểu biết tinh thông về hoạt động điều tra và nghiệp vụ KSĐT… Những chuyên gia này sẽ là lực

lƣợng trực tiếp hoạt động nghiệp vụ trong các vụ án ở cấp thành phố , vừa là tham mƣu cho lãnh đạo V KSTP chỉ đạo kiểm tra hoạt động KSĐT án ma túy của các VKS cấp dƣới . Đặc thù của loại án ma túy và nhu cầu đấu tranh hiệu quả với loại án này đ ̣i hỏi tính chuyên nghiệp cao của các CQĐT, VKS.

+ Nguồn cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng đòi hỏi cao của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình đổi mới của đất nƣớc. Hầu hết, Kiểm sát viên đều không có kinh nghiệm và thực tiễn điều tra nên không đủ uy tín, kinh nghiệm với Điều tra viên khi thực hiện hoạt động KSĐT. Đây là một tồn tại lịch sử kéo dài nhiều năm nhƣng chƣa có hƣớng khắc phục và hệ quả của nó là sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ có trình độ tri thức, nghiệp vụ chuyên môn cao. Hình thức đào tạo ở Đại học luật chủ yếu lý thuyết, sinh viên thiếu thực tiễn, không đƣợc thực tập nhiều. Hình thức đào tạo nghiệp vụ kiểm sát do Học viện tƣ pháp đảm nhận tuy có trang bị một số kiến thức, thao tác nghiệp vụ kiểm sát, nhƣng kiến thức về khoa học điều tra tội phạm, tố tụng hình sự lại rất hạn chế vì thiếu một đội ngũ giáo viên vừa có trình độ lý luận vừa có kinh nghiệm nghiệp vụ kiểm sát hoặc nghiệp vụ điều tra. Giải pháp có tính khả thi là ngành kiểm sát phải tự tổ chức đào tạo về kiến thức điều tra cho cán bộ thực hiện hoạt động KSĐT đối với cán bộ mới tuyển. Giải pháp thứ hai là thành lập Đại học kiểm sát, nên tuyển sinh đào tạo trong năm nay để học sinh có kiến thức chuyên sâu về công tác kiểm sát, đem lại sự tự tin cho các kiểm sát viên hoạt động KSĐT tƣơng lai.

+ Chế độ tiền lƣơng, phụ cấp để phục hồi, duy trì sức lao động ngày càng đƣợc nâng lên nhƣng so với mặt bằng chung vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, tạo cơ hội cho tiêu cực phát sinh. Tiền lƣơng thấp nên ngành kiểm sát rất khó tuyển cán bộ công chức theo tiêu chuẩn phải tốt nghiệp đại học luật. Thực tế qua các năm chỉ tuyển đƣợc những ngƣời tốt nghiệp đại học luật loại trung bình đa số là nữ, hộ khẩu thƣờng ở các tỉnh thành khác tạm trú ở thành phố không thu hút đƣợc nhân tài.

Một số tồn tại của tổ chức hoạt động và công tác tổ chức cán bộ của VKS nhƣ nêu trên là một trong những nguyên nhân của tình trạng hoạt động chƣa đạt hiệu quả cao của hoạt động KSĐT các TPVMT nói riêng và của công tác kiểm sát tội phạm hình sự nói chung tại TP.HCM hiện nay.

3.2.2.7 Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Viện kiểm sát các cấp

Phƣơng tiện công tác của cán bộ VKS còn nghèo nàn. Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của các VKS tại TP.HCM tuy có phần khá hơn so với trƣớc đây trong những năm đầu thực hiện cải cách tƣ pháp nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc cho yêu cầu công tác. Để tăng cƣờng sức mạnh phòng, chống tội phạm nói chung, TPVMT nói riêng, chúng tôi đề nghị tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động của VKS các cấp nhằm giải quyết đƣợc các yêu cầu cụ thể sau:

+ Tăng cƣờng các máy móc phục vụ cho hoạt động KSĐT nhƣ chụp hình, ghi âm, điện thoại đƣờng dài, máy Fax vì hiện nay việc sử dụng các loại này rất hạn chế.

+ Tăng kinh phí hoạt động cho VKS cấp tỉnh và cấp huyện, hiện nay có sự chênh lệch khá cao giữa Viện KSNDTC, VKSND cấp tỉnh và Viện KSND cấp huyện, chủ yếu là kinh phí chi thƣờng xuyên hàng năm trên đầu ngƣời.

+ Xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu pháp luật , dữ liệu về tài liệu pháp lƣ tham khảo, và dữ liệu nghiệp vụ kiểm sát giúp cho quá trình tự học hỏi nâng cao tri thức hiểu biết của các kiểm sát viên, phục vụ cho nhu cầu công tác.

KẾT LUẬN

Hoạt động KSĐT các TPVMT là hoạt động TTHS rất quan trọng của VKS, có tác động, ảnh hƣởng rất rộng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Hoạt động KSĐT không tốt có thể dẫn tới hậu quả: khởi tố, bắt, giữ, giam, truy tố, xét xử oan sai ngƣời vô tội, bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm tội. Đồng thời việc xử lý TPVMT không kịp thời, chính xác không chỉ gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời phạm tội mà còn gây mất lòng tin của nhân dân với các cơ quan bảo vệ pháp luật và với Nhà nƣớc. Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế hiện nay của nƣớc ta, nhiệm vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng trở nên nặng nề hơn, nhằm góp phần đảm bảo sự thành công của chính sách đổi của Đảng và Nhà nƣớc. Trong tình hình đó, VKS đặt ra yêu cầu cấp bách là phải nhanh chóng hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các công tác kiểm sát, năng lực công tác của toàn ngành. Để làm đƣợc việc đó,VKS các cấp và mỗi khâu công tác kiểm sát phải tìm ra phƣơng hƣớng, giải pháp khác phục yếu điểm, phát huy ƣu điểm để tự hoàn thiện. Với tinh thần này, ở luận văn, chúng tôi đã tập trung làm rõ ở khía cạnh khoa học những vấn đề cơ bản sau đây:

Nghiên cứu quan hệ hoạt động KSĐT dƣới góc độ là một quan hệ xã hội - quan hệ pháp luật, với các yếu tố cấu thành nhƣ phƣơng thức hoạt động, nội dung, vị trí, vai trò của hoạt động KSĐT. Từ đó, lý giải một số vấn đề TPVMT, xây dựng cái nhìn khái quát, khoa học về hoạt động KSĐT các TPVMT.

Phân tích một số nét lớn của tình hình TPVMT xảy ra trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn hiện nay để tạo cơ sở cho việc xây dựng một nhận định chung về tình hình tội phạm về ma tuý tại TP.HCM trong thời gian qua và sắp tới. Đánh giá thực trạng của hoạt động KSĐT các TPVMT tại

TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, qua các hoạt động KSĐT đƣợc thực hiện chủ yếu trên thực tế, mang tính đại diện cho hoạt động KSĐT, từ đó xây dựng đƣợc sự nhìn nhận, đánh giá về hiệu quả, chất lƣợng của hoạt động KSĐT hiện nay tại TP.HCM.

Trên cơ sở thực trạng của hoạt động KSĐT trong giai đoạn hiện nay,

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)