TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ HỒ

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 48)

CHÍ MINH HIỆN NAY

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn, có hơn sáu triệu dân, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của cả nƣớc. Trƣớc 30/04/1975 tình hình tệ nạn ma tuý vốn đã phức tạp; sau giải phóng hàng loạt vấn đề do xã hội cũ để lại mà chính quyền non trẻ phải giải quyết, trong đó có các loại tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn ma tuý. Với chủ trƣơng nhân đạo của Đảng và nhà nƣớc ta, hàng ngàn ngƣời nghiện đã đƣợc đƣa đi chữa trị, giáo dục, dạy nghề để hoà nhập với cuộc sống mới; ở thời điểm này, TPVMT chỉ đơn thuần buôn bán thuốc phiện với hình thức nhỏ lẻ, chƣa hình thành tội phạm có tổ chức lớn. Từ những năm 90, hoạt động của TPVMT có chiều hƣớng gia tăng và diễn biến phức tạp. Ngoài thuốc phiện, cần sa từ nhiều nguồn khác nhau xuất hiện các loại ma tuý mới trƣớc đây chỉ có ở các nƣớc tƣ bản là heroin, cocain, ma tuý tổng hợp… Những loại này xâm nhập rất nhanh vào Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh vừa là địa bàn phức tạp của việc tiêu thụ ma tuý, vừa là nơi bọn tội phạm tập kết chứa chấp ma tuý để vận chuyển đến các địa bàn khác tiêu thụ. Sự phát triển nhanh của tội phạm và tệ nạn ma tuý đã trở thành vấn nạn của xã hội, là nguyên nhân phát sinh nhiều loại tội phạm khác, gây tác động xấu đến tình hình an ninh chính trị ở thành phố nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Tình hình TPVMT hiện nay, nhìn chung năm sau đều giảm hơn năm trƣớc; Tuy nhiên về tính chất mức độ của tội phạm ngày càng nguy hiểm và

tinh vi, hầu hết các vụ án lớn đều là những tổ chức chặt chẽ, có phân công vai trò và phân chia địa bàn để thực hiện hành vi phạm tội, nguồn hàng ma tuý mua từ nƣớc ngoài nhƣ Lào, Campuchia về tiêu thụ tại TP.HCM. Các cơ quan bảo vệ pháp luật của thành phố đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấu tranh với loại tội phạm này. Lực lƣợng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý Công an thành phố đã phát hiện khám phá năm 2008: 3.470 vụ phạm pháp về ma tuý, bắt 7.310 tên; Năm 2009: 2.362 vụ - 3.087 tên; Năm 2010: 1.660 vụ - 2.086 tên; Năm 2011: 1.120 vụ - 2.226 tên; Năm 2012: 1.150 vụ - 2.370 tên; Tang vật thu đƣợc; Heroin: 90,33kg; Thuốc phiện: 21,25kg; Ma tuý tổng hợp: 41.098 viên; Tân dƣợc gây nghiện: 18.753 ống; Xe máy: 2.540 chiếc; Điện thoại di động: 1754 chiếc [Phụ luc 1] … VKS kiểm sát điều tra; Năm 2008: 1539 vụ/2316 bị can; Năm 2009: 1470vụ/ 2211 bị can; Năm 2010: 1336 vụ/1870 bị can; Năm 2011: 1618 vụ/2208 bị can; Năm 2012: 1616 vụ/2229 bị can. Toà án xét xử: Từ năm 2008 đến năm 2012 là 4805 vụ /6701 bị cáo (phụ lục 2)[34]

Thực hiện chƣơng trình mục tiêu ba giảm của thành phố là giảm tội phạm, ma tuý và mại dâm, công an TP. Hồ Chí Minh đã lập nhiều chuyên án và đấu tranh, triệt phá nhiều vụ án ma tuý có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, nhiều bị can tham gia, địa bàn rộng liên quan nhiều tỉnh thành khác nhau, số lƣợng ma tuý mua bán lớn. Điển hình nhƣ vụ án Cù Thị Ngọc Hạnh cùng đồng bọn “Mua bán trái phép chất ma tuý” (40 bị can) với địa bàn mua bán trên sông Sài Gòn thuộc quận 1, bến đò Thủ thiêm thuộc quận 2) suốt 24/24 giờ trong ngày, quá trình phạm tội từ năm 2008 – 2012, số lƣợng mua bán là 3,8 Kg heroin, 2.480 miếng thuốc phiện và 8.160ml thuốc tân dƣợc gây nghiện dạng lỏng. Quá trình phạm tội từ năm 2008 đến năm 2012, số lƣợng ma tuý mua bán khoảng 600 Kg heroin. Đây là vụ án ma tuý lớn đặc biệt nghiêm trọng, nhiều bị can bị truy tố với mức cao nhất của khoản 4 Điều 194

BLHS. Vụ án Trần xuân Hà cầm đầu “Mua bán trái phép chất ma tuý “bắt

33 tên, mua bán 708 bánh khoảng 231 Kg heroin; truy tố 30 tên truy nã 12 bị can. Vụ án Nguyễn Thị Kim Tuyết cùng đồng bọn “Mua bán trái phép chất ma tuý” (Ma tuý tổng hợp thuốc lắc) 20 bị can, thu 4.120 viên ma tuý tổng hợp; 223,7911gr chất bột Methamphetamin; 204,9528gr Ketamin và một số dụng cụ ép thuốc lắc. Vụ Trần Thị Ngọc Dung, quốc tịch Úc có hành vi giấu 71,1637gram hêroin trong hậu môn; Hay vụ Nguyễn Thanh Huyền, cũng là Việt kiều Úc (Australia) có hành vi vận chuyển trái phép 71,7940 gram heroin sang Úc bị Chi cục Hải quan sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện, bắt giữ vào ngày 13/7/2008. Đối với các vụ án này, phần lớn các bị can có quan hệ gia đình, có bị can nguyên là cán bộ phòng chống ma tuý, một số bị can sử dụng nhiều chứng minh nhân dân mang nhiều tên khác nhau… cho nên việc đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của từng bị can gặp rất nhiều khó khăn.

Trong năm năm gần đây ba cơ quan công an, Kiểm sát và Tòa án Tp. Hồ Chí Minh đã phối hợp đƣa ra xét xử lƣu động 158 vụ án ma túy nhằm phục vụ tình hình chính trị, Chƣơng trình phòng chống ma túy tại địa phƣơng (trong đó cấp tỉnh 15 vụ, cấp huyện 143 vụ). Trong đó cấp thành phố có 9 bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án tử hình, 09 bị cáo có mức án chung thân, hầu hết các bị cáo có mức án tử hình nằm trong 02 vụ án lớn là vụ Nguyễn Mạnh Hòa, Nguyễn Thị Kim Anh cùng đồng phạm (18bc), vụ Lƣu Hoàng Thảo, Nguyễn Xuân Dần cùng đồng phạm (14bc). Bên cạnh đó có 19 trƣờng hợp đƣợc hƣởng án treo (cấp quận, huyện). Các phiên tòa lƣu động đều có đông quần chúng nhân dân đến dự khán, mức án Hội đồng xét xử tuyên phạt đối với các bị cáo phù hợp với mức án Viện kiểm sát đề nghị, đƣợc dƣ luận, quần chúng đồng tình, ủng hộ và đƣợc đƣa tin trên các phƣơng tiện truyền thông nhƣ phát thanh, truyền hình, báo chí, qua đó đã góp phần tuyên truyền pháp luật về công tác phòng chống ma tuý trong địa bàn dân cƣ.[35]

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 48)