Kiểm sát việc áp dụng, thay thế, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 35)

Biện pháp ngăn chặn là dạng biện pháp cƣỡng chế do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng với ngƣời bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo, ngƣời bị kết án khi các cơ quan này có căn cứ cho rằng cần thiết phải ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc họ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Các biện pháp ngăn chặn bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị. Những biện pháp này bảo đảm cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả, bảo đảm hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc thuận lợi.

Bắt bị can bị cáo để tạm giam (Điều 80 BLTTHS) là bắt ngƣời đã bị khởi tố về hình sự hoặc ngƣời đã bị TA quyết định đƣa ra xét xử, ngƣời có thể bị bắt tạm giam chỉ có thể là bị can bị cáo. Xuất phát từ đặc điểm, tính chất, phƣơng thức, thủ đoạn thực hiện hành vi TPVMT, hình thức “bắt bị can để tạm giam” chiếm đa số và đƣợc ban hành đồng thời với các QĐKTBC. Do các TPVMT đều thực hiện có tổ chức, việc xem xét phê chuẩn lệnh bắt các bị can cần tiến hành đồng loạt, tránh bắt lẻ tẻ, đánh động các bị can khác tìm cách đối phó, gây khó khăn cho quá trình điều tra. Luật quy định tuỳ nghi “có thể áp dụng”, nên cùng với việc xem xét các căn cứ luật định, điều không kém phần quan trọng là việc nhận định về sự cần thiết hay không cần thiết phải bắt. Các đặc điểm nhân thân của bị can trong các TPVMT hỗ trợ cho nhận định này dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với án kinh tế.

này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng; bắt không phải là biện pháp ngăn chặn độc lập mà luôn gắn liền với giữ hoặc giam. Theo chúng tôi bắt ngƣời là biện pháp ngăn chặn độc lập. Bắt gắn liền với giữ hoặc giam. Song, điều đó không có nghĩa trong mọi trƣờng hợp bắt ngƣời là phải tạm giữ. Đối với bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang không nhất thiết phải tạm giữ. Có những trƣờng hợp sau khi nhận ngƣời bị bắt, CQĐT không ra lệnh tạm giữ mà trả tự do cho ngƣời bị bắt. Nhƣ vậy rõ ràng bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp và phạm tội quả tang độc lập với tạm giữ.

Đối với bắt bị can, bị cáo để tạm giam, trƣờng hợp này đƣợc hiểu là hai biện pháp ngăn chặn đƣợc thực hiện đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại. Để tạm giam họ đòi hỏi phải tiến hành bắt. Trong trƣờng hợp này, bắt là điều kiện áp dụng cho biện pháp tạm giam và tạm giam đƣợc thực hiện sau khi bắt. Vì vậy, trong thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng thƣờng ra một lệnh chung áp dụng hai biện pháp ngăn chặn “Lệnh bắt và tạm giam bị can (bị cáo)”.

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 81, 82 BLTTHS).

- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Nếu bắt khẩn cấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS, thì trong hồ sơ phải có tài liệu chứng minh rằng, ngƣời đó đang thực hiện phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu bắt khẩn cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 81 BLTTHS thì trong hồ sơ đề nghị VKS phê chuẩn phải phản ánh hai điều kiện: Một là, ngƣời bị hại hoặc ngƣời có mặt ở nơi xảy ra tội phạm đã chính mắt trông thấy ngƣời đó thực hiện tội phạm, nay gặp lại và xác nhận đúng là ngƣời thực hiện tội phạm. Hai là, có tài liệu, chứng cứ thực hiện tội phạm này đang trốn hoặc có thể trốn, thấy cần ngăn chặn ngay việc bỏ trốn của ngƣời đó.

Nếu bắt khẩn cấp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 BLTTHS, thì trong hồ sơ phải thể hiện các tài liệu ghi nhận dấu vết, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm ở ngƣời hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc của ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm đó và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

- Bắt người phạm tội quả tang là bắt ngƣời khi ngƣời đó đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc đuổi bắt. Căn cứ bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp và phạm tội quả tang có nhiều điểm gần giống nhau, chỉ khác về thủ tục tiến hành, nhƣng đƣợc quy định tại hai điều luật khác nhau. Đối với tội phạm về kinh tế, do tội phạm thực hiện kín đáo, thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện nên việc bắt ngƣời trong hai trƣờng hợp này rất hạn chế. Các TPVMT thƣờng bị phát hiện thông qua các chuyên án, trinh sát, tin báo của các quần chúng nên thƣờng bắt ngƣời trong hai trƣờng hợp này. Đối tƣợng bị bắt trong hai trƣờng hợp này mới chỉ là ngƣời bị tình nghi phạm tội, chƣa phải bị can, việc bắt họ xuất phát từ sự cấp bách của tình thế buộc phải ngăn chặn ngay hành vi đe dọa gây thiệt hại hoặc tiếp tục gây thiệt hại cho nhà nƣớc, công dân, ngăn ngừa ngƣời bị tình nghi phạm tội bỏ trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ, tài liệu.

- Bắt người đang bị truy nã: truy nã không phải là biện pháp ngăn chặn mà là hoạt động truy tìm của CQĐT do sự trốn tránh của đối tƣợng, không xác định đƣợc bị can đang ở đâu; khi kiểm sát trong trƣờng hợp này phải kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của các hoạt động tố tụng đã tiến hành trƣớc đó. BLTTHS quy định duy nhất đối tƣợng bị truy nã là bị can, nhƣng lại quy định việc bắt họ chung trong cùng điều luật với bắt ngƣời trong trƣờng hợp quả tang là ngƣời mới bị tình nghi phạm tội; Theo chúng tôi như vậy là không hợp lý vì họ có địa vị tố tụng hoàn toàn khác nhau.

là biện pháp ngăn chặn do cơ quan có thẩm quyền quyết định tƣớc đoạt tự do có thời hạn ngắn đối với ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang hoặc khẩn cấp nhằm thu thập thêm chứng cứ, tài liệu để đi đến QĐKT hay không KTBC đối với ngƣời bị tạm giữ. Hiện nay, còn cho phép tạm giữ ngƣời bị bắt theo quyết định truy nã.

Cơ quan điều tra chỉ ra lệnh tạm giữ sau khi có sự phê chuẩn của VKS về việc bắt khẩn cấp. Trƣờng hợp CQĐT ra lệnh tạm giữ trƣớc khi VKS phê chuẩn bắt khẩn cấp là vi phạm TTHS. Điều này đƣợc khẳng định trong công văn số 2739/VKSTC-KSĐTTA ngày 4/10/2002 của VKSNDTC.

Trong thực tiễn hoạt động kiểm sát còn có nhiều ý kiến khác nhau về bắt và tạm giữ. Vấn đề thứ nhất, sau khi bắt khẩn cấp (trƣờng hợp đƣợc VKS phê chuẩn), chủ thể có thẩm quyền nhất thiết phải ra lệnh tạm giữ đối với ngƣời bị bắt không? Hiện có hai quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, sau khi bắt khẩn cấp nhất thiết phải ra lệnh tạm giữ đối với ngƣời bị bắt; quan điểm khác lại cho rằng, tạm giữ chỉ có thể đƣợc áp dụng đối với ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Vấn đề thứ hai: Phê chuẩn của VKS đối với trƣờng hợp bắt khẩn cấp có bao gồm cả phê chuẩn lệnh tạm giữ không? Hiện có hai quan điểm khác nhau: Thứ nhất; phê chuẩn của VKS đối với trƣờng hợp bắt khẩn cấp bao hàm cả phê chuẩn lệnh tạm giữ, nên việc tạm giữ sau khi bắt khẩn cấp là bắt buộc. Tác giả Trần Mạnh Hà là một trong những ngƣời có cùng quan điểm này. Quan điểm hai cho rằng, phê chuẩn của VKS đối với trƣờng hợp bắt khẩn cấp không bao hàm phê chuẩn lệnh tạm giữ, mà đó chỉ là phê chuẩn biện pháp ngăn chặn “bắt ngƣời”. Theo chúng tôi quan điểm thứ hai là có cơ sở, vì: nếu cho rằng, ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp phải bị tạm giữ trong mọi trƣờng hợp, còn ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang thì chỉ “có thể” tạm giữ là không có cơ sở. BLTTHS 2003 không có điều luật nào quy định và phân biệt đối với trƣờng hợp bắt khẩn cấp thì bắt

buộc phải tạm giữ, còn trƣờng hợp bắt ngƣời phạm tội quả tang thì chỉ “có thể” tạm giữ. Mà BLTTHS 2003 chỉ quy định có thể áp dụng biện pháp tạm giữ cho cả hai trƣờng hợp bắt khẩn cấp và quả tang.

Bộ Luật TTHS 2003 không quy định VKS phê chuẩn lệnh tạm giữ. VKS chỉ phê chuẩn gia hạn tạm giữ. Nếu xét thấy không cần thiết thì CQĐT không ra lệnh tạm giữ sau khi bắt khẩn cấp. Nếu cho rằng việc phê chuẩn bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp đƣợc coi nhƣ cả phê chuẩn lệnh tạm giữ, thì điều đó có nghĩa bắt buộc CQĐT phải ra lệnh tạm giữ trong mọi trƣờng hợp. Nếu CQĐT căn cứ vào khoản 1 điều 79; khoản 1, 2 điều 86 BLTTHS không ra lệnh tạm giữ ngƣời bị bắt, thì xét về góc độ quy định của pháp luật hiện hành không thể nói CQĐT không ra lệnh tạm giữ là trái luật. Do đó phê chuẩn bắt khẩn cấp không bao hàm cả phê chuẩn lệnh tạm giữ. Cho rằng VKS phê chuẩn bắt khẩn cấp bao hàm cả lệnh tạm giữ nên theo tác giả Trần Mạnh Hà trong thời gian tạm giữ nếu có căn cứ thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giữ bằng biện pháp ngăn chặn khác nhẹ hơn nhƣ cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lĩnh thì do VKS quyết định. Theo chúng tôi ý kiến của tác giả Trần Mạnh Hà là không phù hợp, vì BLTTHS 2003 không quy định việc thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giữ bằng biện pháp ngăn chặn khác mà chỉ quy định: “Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ, thì VKS ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ và ngƣời ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ”. Mặt khác, theo quy định tại điều 91,92 BLTTHS thì cấm đi khỏi nơi cƣ trú và bảo lĩnh là hai trong những biện pháp ngăn chặn chỉ có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo. Ngƣời bị tạm giữ là ngƣời chƣa bị khởi tố về mặt hình sự nên họ khác bị can, bị cáo. Do đó, không thể thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giữ đối với ngƣời bị tạm giữ bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cƣ trú hoặc bảo lĩnh. Nhƣng ở góc độ thực tiễn chúng tôi cho rằng quan điểm của tác giả Trần Mạnh Hà là hợp lƣ vì khi CQĐT chuyển hồ sơ sang VKS

xem xét phê chuẩn thì có cả lệnh tạm giữ ở trong hồ sơ. Nếu VKS phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì mặc nhiên VKS cũng đã đồng ý với quyết định tạm giữ của CQĐT. Thực tế hiện nay khi bắt giữ ngƣời có hành vi phạm tội CQĐT thƣờng ra lệnh tạm giữ kèm theo hồ sơ gửi sang VKS để đề nghị phê chuẩn bắt khẩn cấp hoặc phê giam trong trƣờng hợp bắt quả tang. Cho nên, xét về nguyên tắc tạm giữ là cái có trƣớc mà khi đã phê chuẩn cái sau (tạm giam) thì đƣơng nhiên là cái có trƣớc cũng có hiệu lực thi hành.

Kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giam và thời hạn tạm giam (Điều 88 BLTTHS); đây là biện pháp ngăn chặn có tính cƣỡng chế nghiêm khắc nhất. Những căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam cũng chính là biện pháp bắt bị can để tạm giam và lệnh tạm giam chỉ có giá trị thi hành khi có sự phê chuẩn của VKS. Theo chúng tôi, khi xem xét phê chuẩn lệnh tạm giam bị can có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm những bị can không ổn định về nghề nghiệp hoặc nơi cƣ trú; nhóm này thƣờng vi phạm ở các TPVMT ở mức độ nhỏ về quy mô cũng nhƣ số lƣợng; ví dụ vận chuyển, tàng trữ, tổ chức, chứa chấp, sử dụng trái phép chất ma tuý. Do thành phần nhân thân nhƣ trên, họ thƣờng hay lẫn tránh bỏ trốn. Phê chuẩn lệnh tạm giam đối với họ luôn đặt ra để loại trừ khả năng bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội . Qua quá trình kiểm sát , chúng tôi thấy tô ̣i phạm của nhóm ngƣời này có chiều hƣớng gia tăng, tỷ lệ thuận với thành phần ngƣời nhập cƣ bất hợp pháp vào thành phố. Thời hạn tạm giam để điều tra đối với họ thƣờng đảm bảo, ít phải gia hạn nhƣng khó khăn lớn nhất với nhóm này là các quyết định uỷ thác điều tra về xác minh lý lịch tại địa phƣơng nơi họ đăng ký thƣờng trú thƣờng hay bị dây dƣa kéo dài, do đƣờng đi xa và các CQĐT các tỉnh làm rất chậm. Nhóm bị can là những Giám đốc công ty, Chủ doanh nghiệp tƣ nhân; nhóm ngƣời này thƣờng lợi dụng danh nghĩa hợp pháp của mình để thực hiện các hành vi phạm tội. Nhóm này khi bị khởi tố thƣờng

bị bắt tạm giam, việc tạm giam đối với họ thƣờng để ngăn chặn việc bỏ trốn, vừa để họ không gây cản trở, khó khăn cho quá trình tiến hành tố tụng. Nhóm này rất nhạy bén với tình hình biến động của xã hội, năng động nhƣng với tham vọng làm giàu một cách nhanh chóng họ không từ chối thủ đoạn nào để đạt đƣợc mục đích, thực hiện hành vi phạm tội với quyết tâm cao, dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện, các mối quan hệ chồng chéo, đan xen nhau giữa hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp, liên quan đến nhiều đơn vị, cá nhân, ở nhiều địa phƣơng; Vì vậy phải có nhiều thời gian để điều tra xác minh làm rõ nguyên nhân thƣờng hay quá hạn tạm giam đối với nhóm này.

Nhóm bị can là những cán bộ có chức, có quyền, viên chức nhà nƣớc; nhóm này thƣờng liên quan đến sự phạm tội của nhóm bị can là những Giám đốc công ty, Chủ doanh nghiệp tƣ nhân. Họ có thể giữ vai trò chính hoặc với vai trò là đồng phạm giúp sức; Hầu hết, họ có bản lý lịch không tì vết, đối với bị can lớn tuổi có cả bề dày cống hiến cho cho cách mạng, đối với bị can trẻ tuổi là những trí thức đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp, có năng lực và trình độ. Khả năng bỏ trốn hoặc phạm tội của họ ít khi xảy ra, mà xuất phát từ việc họ có thể gây trở ngại, khó khăn cho quá trình tiến hành tố tụng đó ảnh hƣởng từ địa vị công tác của họ, cũng nhƣ do tính chất, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà hành vi phạm tội của họ gây ra. Khác với hai nhóm trên, VKS phải rất cân nhắc khi phê giam.

Kiểm sát các biện pháp ngăn chặn khác (Điều 91, 92, 93 BLTTHS) Ba biện pháp ngăn chặn còn lại cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm cũng là những biện pháp ngăn chặn có tính chất cƣỡng chế ít nghiêm khắc hơn. Các biện pháp này thƣờng ít áp dụng ở các TPVMT mà thƣờng áp dụng cho các tội phạm trên lĩnh vực kinh tế và trật tự xã hội, vì đa số các TPVMT thƣờng khung hình phạt của tội phạm nghiêm trọng trở lên.

Kiểm sát việc huỷ bỏ hoặc thay thế các biện pháp ngăn chặn (Điều 94 BLTTHS)

Hoạt động kiểm sát việc áp dụng, thay thế, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn của VKS đối với CQĐT các TPVMT nhằm bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động KSĐT, bảo đảm pháp chế XHCN, hỗ trợ đắc lực cho việc điều tra, truy tố xét xử đạt hiệu quả cao.

Thực tiễn kiểm sát việc áp dụng, thay thế, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn tại TP. Hồ Chí Minh đối với tội phạm nói chung và các TPVMT nói riêng cho thấy vấn đề sau: Điều luật quy định chung về việc huỷ bỏ hoặc thay thế đối với tất cả sáu biện pháp ngăn chặn, nhƣng CQĐT và VKS chỉ chú trọng đến

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)