Thực trạng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tiếp

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 51)

tiếp nhận, đăng ký giải quyết tin báo tố giác tội phạm về ma tuý

Trƣớc đây, việc tiếp nhận, giải quyết tố giác và tin báo tội phạm đƣợc quy định tại mục 2 phần I của Thông tƣ liên ngành số 03 ngày 15/05/1992 là trách nhiệm của nhiều cơ quan nhƣ CQĐT của lực lƣợng An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân, VKSND (bao gồm cả VKS quân sự), Quân đội nhân dân; các cơ quan khác trong lực lƣợng ANND, CSND, QĐND… Do để quá nhiều đầu mối tiếp nhận không cơ quan nào kiểm tra nên thƣờng xảy ra tình trạng chồng chéo, rời rạc không cơ quan nào giải quyết, cho nên BLTTHS 2003 đã giao trách nhiệm cho VKS kiểm sát để khắc phục tình trạng trên.

Tại khoản 4 Điều 103 của BLTTHS 2003 quy định: “VKS có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của CQĐT đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”. Quy định này đặt ra yêu cầu VKS phải theo dõi, kiểm tra việc tiếp nhận; giám sát chặt chẽ việc kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm của CQĐT; có quyền yêu cầu CQĐT phải xử lý tất cả các tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã tiếp nhận đƣợc theo đúng thời hạn mà Bộ luật quy định; Kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các cơ quan nhà nƣớc phải gởi cho VKS cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc ngƣời đã tố giác tội phạm biết.

Theo quy định của BLTTHS Viện kiểm sát đã thực hiện chức năng “Kiểm sát tin báo tố giác tội phạm”. Năm 2008; Kiểm sát 3.976 tin, khởi tố 1.263 tin, không khởi tố 309 tin, xử lý hành chính 2404 tin. Năm 2009, Kiểm sát 2.511 tin, khởi tố 864 tin, không khởi tố 247 tin, xử lý hành chính 1400 tin. Năm 2010, Kiểm sát 3.824 tin, khởi tố 1.627 tin, không khởi tố 504 tin, xử lý hành chính 1.693 tin. Năm 2011; Kiểm sát 3.048 tin, khởi tố 1.208 tin,

không khởi tố 512 tin, xử lý hành chính 1.328 tin. Năm 2012; Kiểm sát 4.892 tin, khởi tố 1.875 tin, không khởi tố 953 tin, xử lý hành chính 2.064 tin. Qua đó VKS đã ra quyết định huỷ bỏ 43 QĐKTVA vì không có dấu hiệu phạm tội và ra quyết định huỷ 91 QĐKKTVA hình sự của CQĐT vì để lọt tội phạm, yêu cầu CQĐT khởi tố điều tra.(Phu lục 3) [34]

Theo tin của Phó Giám đốc công an TP.HCM trong buổi làm việc với báo chí ở TP.HCM 45% vụ phạm pháp hình sự không tìm ra đƣợc thủ phạm . Trách nhiệm trƣớc hết thuộc về lực lƣợng công an . Điều này cho thấy một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là sự yếu kém trong viê ̣c tiếp nhận, đặng ký, thống kê, xử lý tin báo về tội phạm. Sự chậm trễ trong xử lý thông tin về tội phạm luôn dẫn đến khó khăn và bế tắc trong hoạt động điều tra tội phạm tiếp theo.

Qua nghiên cứu các vụ án về ma tuý của các năm, nhận thấy tin báo tố giác TPVMT có thể từ các nguồn tin sau:

- Từ quần chúng nhân dân cung cấp chiếm khoảng 6,51%.

- Từ công tác tuần tra kiểm soát và các biện pháp quản lý hành chính công khai chiếm khoảng 17,2%.

- Từ trinh sát của các cơ quan điều tra chiếm khoảng 74,1%.

- Cơ quan hải quan, Bộ đội biên phòng và các tổ chức xã hội khác chiếm khoảng 1,1%.

- Sử dụng chó nghiệp vụ; mở rộng các vụ án khác; tài liệu của cảnh sát các nƣớc qua INTERPOL nƣớc ta; từ hồ sơ lƣu trữ và các nguồn khác chiếm khoảng 1,09%.

Từ đây ta thấy loại tin báo chủ yếu thu thập đƣợc từ hoạt động nghiệp vụ của các lực lƣợng trinh sát và lực lƣợng tuần tra kiểm soát, quản lý hành chính; đây cũng là đặc điểm đặc thù trong hoạt động điều tra các TPVMT.

trọng đúng mức. Cán bộ trực ban thƣờng là những ngƣời kém năng lực ở các bộ phận chuyển sang. Quá trình tiếp nhận tin không khai thác hết các thông tin hoặc không ghi địa chỉ ngƣời cung cấp; cá biệt có trƣờng hợp nhận tin nhƣng bỏ quên không báo cáo để xử lý tin. Một số nơi trụ sở cơ quan công an không thuận lợi cho ngƣời dân đến báo tin hoặc có trƣờng hợp cán bộ trực ban còn sách nhiễu gây phiền hà cho dân. Cũng có những trƣờng hợp vì chạy theo thành tích “địa bàn trong sạch không có ma túy” nên nhiều nơi đã không ghi nhận, đặng ký tin báo về TPVMT, các báo cáo về thực trạng TPVMT thƣờng có nhiều khoảng cách so với thực tiễn.

Kinh nghiệm của các nƣớc về thiết lập hệ thống camera ở nơi tiềm ẩn tội phạm, thiết lập đƣờng dây nóng 24/24 giờ ghi máy liên tục các tin báo về tội phạm hoàn toàn có thể áp dụng trong điều kiện của nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 51)