Các kiến nghị Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 80)

3.2.1.1 Đối với Bộ luật hình sự 1999

+ Hiện nay các nƣớc trong khu vực Đông Nam á nhƣ Malaysia, Singapore đều có hình phạt hết sức nghiêm khắc đối với TPVMT và khoản 4

Điều 194 BLHS nƣớc ta quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý từ 100gr Heroin, cocain trở lên phải chịu hình phạt từ 20 năm, chung thân, tử hình; Tuy nhiên tại Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thực hiện điều 194 quy định heroin hoặc cocain phải từ 600gr trở lên mới chịu mức hình phạt tử hình; từ đó, các đối tƣợng phạm tội thƣờng chỉ thực hiện việc mua bán mỗi lần khoảng 1 bánh heroin (tƣơng đƣơng 350gr) để tránh nếu bị bắt không phải chịu hình phạt tử hình. Do đó trên cơ sở của điều 194 BLHS, đề nghị cần quy định cụ thể: từ 100gr đến 200gr phải chịu mức án 20 năm tù, từ 200gr đến dƣới 300gr phải chịu mức phải chịu mức án tù chung thân và từ 300gr trở lên phải chịu mức án tử hình, đồng thời các chất ma tuý khác cũng điều chỉnh tƣơng ứng; có nhƣ vậy mới thật sự phát huy tác dụng răn đe đối với các TPVMT nói chung và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý.

+ Cần có hƣớng dẫn cụ thể về Điều 194 BLHS “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý” Ba hành vi: nhập thành một hành vi “buôn bán trái phép ma tuý”. Thực tiễn điều tra cho thấy các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý thƣờng đan xen lẫn nhau, trong mua bán có vận chuyển và tàng trữ; ngƣợc lại tàng trữ là để vận chuyển và mua bán. Trong nhiều vụ án rất khó nhận định hành vi nào là mua bán, hành vi nào là vận chuyển. Trong Công ƣớc của Liên hợp quốc về kiểm soát ma tuý cũng quy định hành vi buôn bán ma tuý. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vận chuyển ma tuý của chính chủ sở hữu ma túy với mục đích là để buôn bán với hành vi của ngƣời chỉ vận chuyển thuê ma túy cho ngƣời khác lấy tiền công là khác nhau. Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm buôn lậu ở tuyến biên giới phía Bắc và tuyến Tây Nam nƣớc ta cho thấy những ngƣời tham gia buôn lậu vận chuyển hàng hóa qua biên giới là những

ngƣời nghèo lao động làm thuê, nông dân nghèo vùng sâu vùng xa. Đối với TPVMT cũng có nhiều điểm tƣơng tự. Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Nghệ an có những làng, bản mà hầu hết các gia đình đều dính đến vận chuyển, tàng trữ ma túy thuê cho những đầu nậu, “bố gi” ma túy. Do vậy cần có hƣớng dẫn cụ thể về xác định mục đích tội phạm và phân hóa chính sách hình sự cho phù hợp.

+ Tại điều 195 BLHS 1999 “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý” quy định tiền chất chỉ ở thể rắn. Để không còn tranh chấp nhau về quan điểm xử lý giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đề nghị nên quy định cả tiền chất là thể lỏng.

3.2.1.2 Đối với Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003

Trên cơ sở thực trạng của việc tuân thủ các qui định của BLTTHS 2003 trong hoạt động điều tra và KSĐT, Chúng tôi kiến nghị một số sửa đổi bổ sung đối với BLTTHS 2003 nhằm tăng cƣờng chất lƣợng, hiệu quả hoạt động KSĐT nhƣ sau:

+ Bổ sung các điều 91,92,93 BLTTHS 2003: giao trách nhiệm quản lý giám sát bị can bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cƣ trú, cho Công an địa phƣơng nơi cƣ trú của bị can; xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bảo lĩnh; mở rộng diện ngƣời phạm tội đƣợc đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm cũng nhƣ loại tội phạm đƣợc áp dụng biện pháp ngăn chặn này khi tiến hành tố tụng ; trị giá tiền, tài sản đƣợc đă ̣t để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo.

+ Việc tống đạt các quyết xử lý cho bị can tại ngoại, hoặc đang bị tạm giữ, tạm giam bởi các cơ quan tiến hành tố tụng địa phƣơng khác hiện nay có khó khăn, vì lý do VKS không có đủ phƣơng tiện, kinh phí, điều kiện để thực hiện một cách đầy đủ theo yêu cầu. Chúng tôi đề nghị: Luật nên cho phép tống đạt các quyết định xử lý của VKS thông qua đƣờng bƣu điện bằng hình thức thƣ bảo đảm.

+ Trong các vụ án ma túy giám định về chất ma túy là bắt buộc và có ý nghĩa quyết định trong xác định trách nhiệm hình sự và hình phạt của bị cáo do vậy sự hiện diện của giám định viên tại phiên tòa sơ thẩm phải là bắt buộc để phục vụ cho công tác xét xử khách quan, có căn cứ.

+ Khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003 về ngƣời bào chữa bắt buộc; nên quy định rõ: ngƣời bào chữa bắt buộc tham gia từ lúc nào. CQĐT có nghĩa vụ phải đảm bảo có ngƣời bào chữa cho bị can từ thời điểm nào để tránh những trƣờng hợp vận dụng tùy tiện làm vô hiệu hóa quyền bào chữa của nhóm bị can có hoàn cảnh đặc biệt này. Trong thực tiễn ngƣời bào chữa không đƣợc tham gia ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án và khởi tố bị can.

+ Cần quy định trong BLTTHS 2003: Khi CQĐT gởi hồ sơ sang VKS đề nghị phê chuẩn thì phải có văn bản và nêu rõ quan điểm của mình. Thực tế kiểm sát cho thấy hầu nhƣ CQĐT không có hoặc có thì cũng nêu chung chung không thể hiện quan điểm của mình đối với vụ án.

+ Cần bổ sung các quy định cụ thể nhằm bảo đảm an ninh cá nhân cho ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại và thân nhân của họ. Thí dụ nhƣ quy định về việc không tiết lộ thông tin cá nhân nhƣ tên tuổi, địa chỉ, nơi công tác, số điện thoại...của ngƣời làm chứng trong hồ sơ vụ án. Thay vào đó là những thông tin đã đƣợc mã hóa . Có những thông tin cá nhân đích thực của ngƣời làm chứng đƣợc thể hiện trong hồ sơ riêng kèm theo hồ sơ chính của vụ án nhƣng việc tiếp xúc với hồ sơ này có sự kiểm soát chặt chẽ , của CQĐT, VKS. Chỉ có ngƣời bào chữa của bị can, bị cáo có quyền tiếp xúc với hồ sơ này với cam kết không tiết lộ thông tin kể cả khi vụ án đã kết thúc điều tra. Hoặc quy định về cách ly bị cáo và thẩm vấn kín bắt buộc ngƣời làm chứng (không có sự tham gia của công chúng) trong các vụ án đặc biệt nghiêm trọng nhƣ ma túy, khủng bố.

+ Cần có sự bổ sung về hình thức và khả năng chuyển hóa các kết quả của hoạt động trinh sát thành chứng cứ. Đây là xu hƣớng phổ biến trong

BLTTHS của nhiều nƣớc trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh của nhà nƣớc chống lại một số loại tội phạm nguy hiểm phổ biến hiện nay nhƣ TPVMT, tội phạm khủng bố ...

3.2.1.3 Đối với Trung ương

+ Chính phủ cần sớm ban hành và ký kết với Chính phủ các nƣớc có chung đƣờng biên giới lãnh thổ với Việt Nam nhƣ Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nƣớc có mối quan hệ hợp tác Quốc tế nói chung về đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, để từng bƣớc ngăn chặn, đẩy lùi và hạn chế tội phạm và tệ nạn về ma túy; đảm bảo cho việc xử lý đƣợc triệt để đối với các đối tƣợng hoạt động phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Thƣờng xuyên và duy trì mối quan hệ hợp tác quốc tế, thực hiện các đề án hợp tác quốc tế đối với các nƣớc trong khu vực, thế giới để đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong thời gian tới tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, trên cả nƣớc nói chung.

+ Đối với Bộ ngoại giao, Đại sứ quán và các Lãnh sự quán của Việt Nam ở nƣớc ngoài hạn chế cấp thị thực loại D (không có cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh) cho ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

3.2.1.4Đối với địa phương

+ Tiếp tục triển khai và thực hiện Chỉ thị số 48/CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm. Nhằm mục tiêu kiềm chế tội phạm, kiên quyết làm giảm tội phạm và giảm hẳn các loại tội phạm nghiêm trọng, tạo môi trƣờng xã hội lành mạnh, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.

+ Tiếp tục đào tạo cán bộ và kiện toàn bộ máy tổ chức, lực lƣơng chuyên trách về công tác phòng, chống tội phạm ma túy có năng lực và trình độ nghiệp

vụ, ngoại ngữ đáp ứng trƣớc diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm hiện nay. Trang bị phƣơng tiện, công cụ hỗ trợ và có chính sách đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.

+ Thành lập nhiều Trung tâm, hội dịch thuật nhất là phiên dịch tiếng địa phƣơng sang tiếng bản ngữ…

+ Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với việc xuất nhập cảnh, cƣ trú và lao động của ngƣời nƣớc ngoài tại Tp. Hồ Chí Minh; Kiên quyết điều tra, xử lý hình sự đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam, giải quyết dứt điểm tình trạng ngƣời nƣớc ngoài sống lang thang, cƣ trú tại Tp. Hồ Chí Minh, giảm thiểu xử lý hành chính…

+ Thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát việc cấp phép, thị thực xuất nhập cảnh, quản lý chặt chẽ địa bàn, khu dân cƣ có ngƣời nƣớc ngoài lƣu trú; tăng cƣờng tuần tra, kiểm soát các tuyến biên giới, cửa khẩu sân bay, cảng và các hàng hóa vận chuyển quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 80)