Hoạt động kiểm sát phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 68)

quyết định của cơ quan điều tra các tội phạm về ma tuý

2.2.3.1. Phê chuẩn quyết định khởi tố bị can

Theo tác giả Đỗ Minh Dũng; Thực tiễn việc phê chuẩn QĐKTBC, thay đổi hay huỷ bỏ QĐKTBC, quy định trong BLTTHS vẫn còn có những nhận thức khác nhau:

Vấn đề thứ nhất: Điều 126 quy định về KTBC. Theo đó tại khoản 3, 4 sau khi KTBC, CQĐT phải chụp ảnh, lập danh chỉ bản đƣa vào hồ sơ vụ án.

Có quan điểm cho rằng nếu thiếu hai loại trên khi chuyển hồ sơ cho VKS coi nhƣ hồ sơ chƣa đủ thủ tục; Quan điểm khác cho rằng CQĐT phải chụp ảnh và lập danh chỉ bản của bị can. Nhƣng không nhất thiết phải có trong giai đoạn khởi tố ban đầu. Họ nêu lên lý do là bị can sau khi khởi tố thì việc làm này rất dễ dàng và ngƣợc lại đối với những bị can bị khởi tố nhƣng không cần thiết phải tạm giam đƣợc tại ngoại hoặc sau đó bị can bỏ trốn thì việc này không thể làm đƣợc ngay.

Theo chúng tôi qua thực tiễn kiểm sát, việc có ảnh và danh chỉ bản của bị can trong hồ sơ là rất cần thiết, vì nó chứng minh cho việc khởi tố là đúng ngƣời, đã có vụ án ma tuý bắt theo dạng truy xét đã bắt nhầm bị can. Về nguyên tắc không đủ hồ sơ thì VKS không phê chuẩn.

Vấn đề thứ hai: Điều 127 quy định về thay đổi hoặc bổ sung QĐKTBC. Luật chỉ quy định hai trƣờng hợp thay đổi hoặc bổ sung QĐKTBC: hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn có hành vi phạm tội khác. Tuy nhiên trong thực tế nhiều đối tƣợng không khai đúng họ, tên, tuổi, địa chỉ nơi cƣ trú của mình. Sau này trong quá trình điều tra mới xác định chính xác đƣợc. Xuất hiện nhu cầu bổ sung, điều chỉnh QĐ KTBC ban đầu. Hiện nay vấn đề này chƣa có văn bản hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện đúng và thống nhất.

+ Về thủ tục đề nghị phê chuẩn khởi tố bị can

Theo tác giả Lê Đức Khanh, trong thực tiễn áp dụng quy định trên đã nảy sinh vấn đề sau: khi gởi QĐKTBC và tài liệu có liên quan đến việc KTBC đó cho VKS cùng cấp xem xét phê chuẩn, do luật không quy định phải gởi kèm theo văn bản đề nghị phê chuẩn nên CQĐT không thể hiện quan điểm của mình bằng văn bản riêng. Vậy việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn dựa trên quan điểm nào. Vấn đề này có ý kiến cho rằng, việc CQĐT khởi tố vụ án, KTBC đã thể hiện quan điểm của họ trong việc ra các QĐKT

đó, nên CQĐT chỉ cần gởi QĐKT và tài liệu có liên quan đến việc KTBC đó cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố là đủ, không cần thiết làm công văn nêu lại quan điểm đã khởi tố. Quan điểm này theo chúng tôi nhận thấy chƣa thật sự thuyết phục. Bởi vì, theo một số quy định của BLTTHS về bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS); thời hạn tạm giữ (Điều 87 BLTTHS; tạm giam (Điều 88 BLTTHS)… Luật quy định ngoài việc gởi các quyết định tƣơng ứng thì cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt, gia hạn tạm giữ, ra lệnh tạm giam đều phải có văn bản kèm theo về việc đề nghị VKS xét phê chuẩn việc bắt, việc gia hạn tạm giữ, tạm giam. Có nghĩa là các cơ quan trên phải thể hiện quan điểm của mình thông qua một văn bản cụ thể, chứ không phải chỉ có các lệnh, quyết định và tài liệu.

Chúng tôi cho rằng việc gửi văn bản đề nghị phê chuẩn ngoài việc thể hiện quan điểm của mình còn thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

+ Về các vụ án ma tuý có yếu tố nƣớc ngoài

Theo tác giả Nguyễn Mạnh Hiền, việc xác định nhân thân ngƣời phạm tội đối với đối tƣợng là ngƣời nƣớc ngoài, bảo đảm yếu tố “đúng ngƣời” theo quy định của pháp luật cũng hết sức khó khăn, bởi việc xác minh lý lịch của họ không phải là việc giản đơn do họ nhập cảnh vào nƣớc ta bằng nhiều con đƣờng cả hợp pháp và không hợp pháp. Giấy tờ tuỳ thân, hộ chiếu thật hay giả thì ngay cơ quan đại sứ của họ cũng không thể xác định đƣợc. Không ít trƣờng hợp bị can là phụ nữ, khi thực hiện hành vi phạm tội mang theo con nhỏ nên CQĐT và VKS còn phải thu thập giấy khai sinh của con họ để xác định họ có đƣợc hƣởng chính sách nhân đạo theo quy định tại Nghị quyết số 32/1999/QH10 hay không. Thông thƣờng các vấn đề trên đều phải thông qua văn phòng Interpol của Việt Nam và Interpol nƣớc đối tác. Tuy nhiên, để có kết quả phải chờ đợi lâu nên không đáp ứng đƣợc thời hạn điều tra theo quy

định của luật TTHS và thực tế thì hiệu quả rất thấp vì không nhận đƣợc sự đáp ứng nhiệt tình của nƣớc đối tác. Trong năm năm số vụ án ngƣời nƣớc ngoài phạm tội VKS điều tra truy tố, xét xử: 14/ 28 bị can (xem phụ lục 5). Khó khăn là vậy nhƣng tài liệu đó không thể thiếu trong hồ sơ, do vậy có nhiều vụ án toà trả hồ sơ vì chƣa có xác minh lý lịch của bị can nhất là các vụ án có bị can, có thể bị Toà áp dụng hình phạt cao nhất.

+ Về thời điểm CQĐT có nghĩa vụ yêu cầu ngƣời bào chữa bắt buộc cho bị cáo bị KTBC về tội ma tuý có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Thời điểm này là thời điểm nào? Chúng ta không tìm đƣợc câu trả lời trực tiếp trong luật về câu hỏi này. Theo quan điểm của PGS-TS Nguyễn Thái Phúc chúng ta chỉ có thể suy luận từ các quy định cụ thể của luật. Về trƣờng hợp quy định ở điểm a khoản 2 Điều 57 thì thời điểm bị can biết mình bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình đồng thời là thời điểm phát sinh nghĩa vụ của CQĐT bảo đảm ngƣời bào chữa cho bị can. Thời điểm đó là thời điểm tống đạt QĐKTBC. Có ý kiến cho rằng khi mới điều tra với chứng cứ ban đầu CQĐT chỉ có thể KTBC về tội danh chứ chƣa rõ khoản nào nên chƣa thể biết bị can có thuộc trƣờng hợp bắt buộc phải có ngƣời bào chữa hay không. Ý kiến này không chính xác vì QĐKTBC phải ghi rõ bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của BLHS (Điều 126 BLTTHS 2003). Do vậy CQĐT khi ra QĐKTBC về tội có khung hình phạt là tử hình là phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm ngƣời bào chữa cho bị can.

Chúng tôi tán thành quan điểm trên vì theo tinh thần cải cách tƣ pháp thì không chỉ những tội phạm có khung hình phạt là tử hình mà cả những tội khác cũng cần có luật sƣ để đảm bảo quyền của công dân. Cho nên cần thiết phải có văn bản của các ngành trung ƣơng hƣớng dẫn về vấn đề này.

+ Về vƣớng mắc khi định tội danh của bị cáo khi KTBC (theo luật phải ghi rõ điều khoản của BLHS) đối với các trƣờng hợp định khung.

Tại các Điều 193, 194, 195, 200 việc định lƣợng không nêu ở khung cơ bản, mà định lƣợng đƣợc quy định để làm tình tiết định khung. Điều đặc thù nữa là ở các tội này định lƣợng không phải hoàn toàn dựa trên những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra mà định lƣợng chủ yếu xác định trên số lƣợng chất ma tuý, các chất gây nghiện khác do bọn tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt… để định khung hình phạt. Thông tƣ liên tịch số 01 ngày 2/1/1998 và Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có hƣớng dẫn về vấn đề này nhƣng sau một thời gian áp dụng các văn bản này đã có khoảng cách so với thực tế, có nhiều tồn tại và vƣớng mắc, dẫn đến việc áp dụng và quyết định hình phạt không bảo đảm nguyên tắc công bằng. Theo Nghị quyết thì ngƣời phạm tội với trọng lƣợng 100 gam cũng phải chịu mức hình phạt nhƣ ngƣời phạm tội với trọng lƣợng ma tuý là 299 gam và ngƣợc lại nếu không có tình tiết giảm nhẹ tại Điều 46 BLHS 1999. Nếu muốn xử dƣới khung hình phạt quy định tức là dƣới 20 năm tù thì ít nhất ngƣời phạm tội phải có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, trong thực tế các TPVMT rất ít các tình tiết giảm nhẹ. Theo chúng tôi việc hƣớng dẫn nhƣ vậy về định lƣợng từ 100 gam đến dƣới 300 gam là khoảng cách quá xa (199 gam); tại Thông tƣ liên tịch 01 hƣớng dẫn xử 18 năm tù với trƣờng hợp trọng lƣợng heroin và cocain từ 70 gam đến dƣới 100 gam (khoảng cách là 30 gam) theo đó có thể hiểu nếu ngƣời nào mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý với trọng lƣợng heroin hoặc cocain từ 70 gam thì phải chịu hình phạt là 18 năm tù, nếu là 85 gam thì phải chịu 19 năm tù, 99 gam thì phải chịu hình phạt là hai mƣơi năm tù. Nếu so sánh với hƣớng dẫn tại Nghị quyết 01 của Hội đồng thẩm phán thì rõ ràng ngƣời phạm tội về ma tuý với trọng lƣợng heroin hoặc cocain là 99 gam cũng phải chịu hình phạt nhƣ ngƣời phạm tội về ma tuý với trọng lƣợng heroin và cocain là 299 gam (chênh lệch 200 gam) điều đó là bất hợp lý và không công bằng khi quyết định hình phạt.

Theo quan điểm của chúng tôi, điều luật khi khởi tố bị can phải ghi rõ điều khoản của BLHS để khi xét xử định tội danh cho chính xác là rất cần thiết nhằm tránh tình trạng tuỳ tiện trong xét xử. Tuy nhiên đối với các TPVMT nhất là những trƣờng hợp định khung nếu quy định nhƣ thông tƣ 01 và nghị quyết 01 thì sẽ tạo kẽ hở cho CQĐT trong giai đoạn giám định “định lƣợng” để khởi tố và khi xét xử do mức dao động quá xa nên sẽ tạo sự tuỳ tiện trong việc quyết định hình phạt. Cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể và sát với thực tế hơn.

2.2.3.2. Phê chuẩn các quyết định áp dụng một số biện pháp ngăn chặn

Biện pháp ngăn chặn không phải là biện pháp điều tra, chỉ đƣợc áp dụng khi thật cần thiết và khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật TTHS. Do đó, trong quá trình điều tra, khám phá vụ án CQĐT không đƣợc dùng nhƣ một biện pháp điều tra. Việc bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn đúng pháp luật là trách nhiệm của VKS, vì theo Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2001 của Bộ chính trị “ở đâu có việc bắt giam, giữ trái pháp luật thì VKS ở đó phải chịu trách nhiệm”. Thực hiện trách nhiệm của Bộ chính trị giao, toàn ngành kiểm sát thành phố đã kiểm sát chặt chẽ không để bắt giam giữ trái pháp luật xảy ra ở các cơ quan tố tụng.

Phê chuẩn việc bắt khẩn cấp: Khi kiểm sát để xem xét phê chuẩn cần tập trung vào những vấn đề: Hồ sơ đề nghị có đầy đủ các tài liệu cần thiết cho việc phê chuẩn bắt khẩn cấp; hình thức tài liệu có đảm bảo về mặt hình thức; CQĐT có thực hiện các quy định tại Điều 75, 76 BLTTHS về việc tạm giữ đồ vật tài liệu. Cần đánh giá toàn diện về các mặt nhƣ: nhân thân ngƣời đó (có tiền án, tiền sự, lang thang không có nơi cƣ trú rõ ràng …), tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và loại tội phạm đƣợc thực hiện mà thực tiễn cho thấy ngƣời phạm tội thƣờng trốn nhƣ tội trộm cắp, lừa đảo, cƣớp, giết ngƣời, mua bán trái phép chất ma tuý… để nhận định ngƣời đó có thể trốn theo các

quy định trên hay không; tránh trƣờng hợp lạm dụng bắt khẩn cấp (TT 05/ TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005). Thực tiễn cho thấy CQĐT các cấp thƣờng bắt trong trƣờng hợp này có khi dẫn đến lạm dụng bắt khẩn cấp, vì bắt khẩn cấp thì đƣợc tạm giữ, trong thời gian này CQĐT cũng cố chứng cứ nếu không đủ thì huỷ bỏ bắt khẩn cấp trả tự do cho đối tƣợng là xong, không bị gây phức tạp nhƣ các biện pháp bắt khác.

Phê chuẩn lệnh tạm giam bị can, bị cáo: Theo quy định tại khoản 3 Điều 88 BLTTHS, ngƣời có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của Thủ trƣởng, Phó thủ trƣởng CQĐT phải đƣợc VKS phê chuẩn trƣớc khi thi hành. Mục đích phê chuẩn lệnh tạm giam bị can là nhằm bảo đảm việc áp dụng biện pháp này có căn cứ và hợp pháp, kịp thời khắc phục các vi phạm trong quá trình áp dụng của Thủ trƣởng, Phó thủ trƣởng CQĐT, hạn chế những vi phạm có thể xảy ra trong quá trình tố tụng, bảo đảm quyền tự do của công dân. VKS phải kiểm tra ngƣời bị tạm giam có phải là bị can hay không; tức là những ngƣời chƣa bị KTBC hoặc chƣa đƣợc VKS phê chuẩn QĐKTBC, thì không đƣợc áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Khoản 3 Điều 88 BLTTHS, trong thời hạn ba ngày, kể từ khi nhận đƣợc đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam bị can và các hồ sơ tài liệu kèm theo của CQĐT; VKS ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Đối với bị can tại ngoại, thời hạn phê chuẩn không quá ba ngày; đối với ngƣời đang bị tạm giữ và bị KTBC, thì chậm nhất trong thời hạn 24 giờ trƣớc khi hết hạn tạm giữ, CQĐT phải gửi lệnh tạm giam bị can và đề nghị xét phê chuẩn cùng tài liệu có liên quan cho VKS.

Nếu thấy việc KTBC là có căn cứ, nhƣng không cần thiết phải tạm giam bị can; VKS sẽ ra quyết định phê chuẩn QĐKTBC và ra quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam. Nếu xét thấy cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn khác thì VKS yêu cầu CQĐT áp dụng biện pháp ngăn chặn khác với bị can.

2.2.3.3.Kiểm sát hoạt động trưng cầu giám định (hoạt động điều tra)

Thực tiễn cho thấy công tác giám định còn hạn chế nên kết quả giám định thƣờng chậm, chƣa phục vụ tốt cho công tác điều tra n ma tuý. Theo chúng tôi còn có một số vƣớng mắc sau:

Thứ nhất là sự lạc hậu thông tin của cơ quan giám định về chất ma tuý

Hiện nay ở nƣớc ta xuất hiện rất nhiều loại ma tuý tổng hợp dạng viên hoặc ở dạng đá đậm đặc, nhƣng cơ quan giám định không cập nhật thông tin, mẫu ảnh các loại ma tuý đó từ các nƣớc có nguồn ma tuý vận chuyển sang nƣớc ta hoặc các vật chứng của vụ án sau khi giám định, cơ quan giám định không chụp ảnh nhận dạng và lƣu trú các thông số về tên gọi, chủng loại, màu sắc, trọng lƣợng nên trong rất nhiều vụ án truy xét không thu đƣợc vật chứng, mặc dù bị can nhận tội và mô tả hình dạng, màu sắc của viên ma tuý tổng hợp (có vụ bị can khai nhận khai nhận có hơn 40 loại ma túy khác nhau) nhƣng chúng ta không có mẫu vật hoặc ảnh của mẫu vật cho họ nhận dạng. Vì vậy, không thể kết luận đƣợc là họ đã mua bán loại ma tuý gì, trọng lƣợng bao nhiêu.

Thứ hai là kết quả của xét nghiệm nhanh trong các vụ án về ma tuý

Xét nghiệm nhanh tại hiện trƣờng hoặc các phản ứng màu các chất ma tuý tại hiện trƣờng có tác dụng to lớn. Nó giúp cho trinh sát và lực lƣợng điều tra có kết luận sơ bộ để áp dụng đúng đắn các biện pháp ngăn chặn và các hoạt động điều tra, tận dụng thời cơ và thời gian. Thông thƣờng trên cơ sở của nó CQĐT nhanh chóng trƣng cầu giám định để có hƣớng điều tra tiếp theo. Nó còn tiết kiệm công sức, tiền của và tránh đƣợc những hậu quả xấu có thể xảy ra. Thông thƣờng các biện pháp này tiến hành trƣớc khi KTVA. Vấn đề đặt ra là giá trị pháp lý của kết quả xét nghiệm nhanh này nhƣ thế nào? Chúng có thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân (Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 68)