KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỢ CÔNG
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỢ CÔNG với Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công
Vay nợ để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều bình thường diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy vậy, nợ bao nhiêu là an toàn lại là một bài toán khó giải. Do đó, cần có biện pháp tính toán kiểm soát mức nợ phù hợp với nền kinh tế và kiểm soát tốt quá trình sử dụng nguồn vốn vay
Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng ở châu Âu, đã có nhiều nhận định cho rằng, kinh tế Việt Nam đang đứng trước những rủi ro lớn. Tuy nhiên, mặc dù nợ công đang ở mức cao nhưng với các khoản vay nước ngoài phần lớn đều là vay dài hạn, với lãi suất ưu đãi, hiện tại nợ công không gây sức ép cho ngân sách nhà nước về nghĩa vụ trả nợ đến hạn. Theo Bộ Tài chính hiện các chỉ số nợ của Việt Nam đang ở mức an toàn và nợ công đang được quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Quản lý nợ công, các khoản nợ trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu. Hàng năm ngân sách nhà nước bố trí trả nợ từ 14 -16% tổng số thu ngân sách (giới hạn cảnh báo là dưới 30%), bằng khoảng 4,5% xuất khẩu (giới hạn cảnh báo là dưới 15%). Đây là chỉ tiêu an toàn, so với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm thì chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình. Thực tế cho thấy, trong những năm qua nợ công đã góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá, ngay cả năm 2009 khi kinh tế thế giới đang ở đà suy thoái, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm thì tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn đạt 5,3%. Đạt được kết quả đó có phần đóng góp quan trọng của nguồn vốn vay nợ. Những năm tới, trong điều kiện của một nước đang phát triển, nền kinh tế đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu vốn cho đầu