Kinh nhiệm kiểm toán nợ công của một số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu kiểm toán nhà nước trong quản lý nợ công ở việt nam (Trang 34 - 37)

Các báo cáo, cẩm nang và nghiên cứu của Ủy ban nợ công (PDC) mang lại nhiều kinh nghiệm thực tiến quý báu cho việc tiến hành kiểm toán nợ công, trong đó có tổng kết kinh nghiệm kiểm toán của các nước trên thế giới, có thể liệt kê kinh nghiệm kiểm toán nợ công của một số nước như sau:

* Kinh nghiệm trong tổ chức kiểm toán nợ công ở Ukraine

- Mục đích kiểm toán: Đánh giá thực trạng trong hệ thống quản lý nợ công và việc tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế chung về nợ công. Đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý nợ công.

- Phạm vi kiểm toán: Chức năng hoạt động của các đơn vị quản lý nợ công, hoạt động điều phối giữa các cơ quan lập pháp và quản lý nợ công, thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ và nguồn thông tin hỗ trợ các cơ quan quản lý nợ công.

- Các đơn vị được kiểm toán:

+ Văn phòng Nội các các Bộ Ukraine + Bộ Tài chính Ukraine

+ Ngân hàng Nhà nước Ukraine + Kho bạc Nhà nước Ukraine - Phương pháp kiểm toán:

+ Phân tích các báo cáo, tài liệu kiểm toán và truyền thông trước đó + Phân tích các đạo luật hiện hành

+ Soạn thảo công văn, bảng hỏi và thảo luận + Phân tích báo cáo tài chính, thống kê.

+ Điều tra các khoản nợ tài chính công

+ Phân tích các chỉ số kinh tế động và tỷ lệ của chúng

+ Phân tích so sánh với các khuyến nghị của IMF, World Bank và INTOSAI.

* Kinh nghiệm kiểm toán của Vương quốc Anh

Mục tiêu của chính sách quản lý nợ của Vương quốc Anh là “giảm thiểu, về mặt dài hạn, các chi phí của việc đáp ứng nhu cầu tài chính của Chính phủ, tính toán rủi ro, trong khi đảm bảo chính sách quản lý nợ nhất thống với các mục tiêu của chính sách tiền tệ”. Mục tiêu trên tương tự và đồng nhất với hướng dẫn của IMF và WB. Bên cạnh đó, việc tính toán mức hoạt động với mục tiêu quản lý nợ chưa thẳng thắn (chưa tìm ra được “tỷ lệ phù hợp”).

Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm chung về quản lý nợ của chính quyền TW. Văn phòng quản lý nợ (DMO) hoạt động dựa trên ngân sách thường niên thỏa thuận với Kho bạc Nhà nước. Các hoạt động của DMO được chỉ đạo thông qua chiến lược quản lý nợ của Chính phủ (dự báo và minh bạch là những phương sách hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu chi phí đi vay của Chính phủ), tuy nhiên chưa có biện pháp thống nhất về việc liệu dự báo hay minh bạch là cách tiếp cận tốt nhất.

Kho bạc Nhà nước đã chỉ ra rằng, mục tiêu quản lý nợ có thể đạt được thông qua:

+ Theo đuổi chính sách phát hành trái phiếu công khai, minh bạch và có thể dự đoán.

+ Quản lý việc đáo hạn và bản chất của hoạt động đi vay của Chính phủ. + Bán các trái phiếu đạt được mức hồi kim cao.

+ Phát triển một thị trường trái phiếu có tính lỏng và hiệu quả.

+ Chưa có đánh giá rõ ràng về những đóng góp của DMO hướng tới mục tiêu quản lý nợ công.

+ Mô hình “phân tích nợ, chiến lược” có thể cải thiện tính chuẩn mực trong tương lai.

* Kinh nghiệm kiểm toán của Zambia

Quản lý nợ của Zambia đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong những năm qua do tỉ lệ lãi suất cao và những yêu cầu tài khóa bổ sung phát sinh do hệ quả của những nhu cầu cấp thiết của phát triển hạ tầng cũng như thiệt hại do thiên tai.

- Hành lang pháp lý:

Theo quy định hiện hành, đạo luật quan trọng nhất là Luật cho vay và đảm bảo (CAP 366). Đạo luật này cho phép Chính phủ có quyền đi vay, đồng thời luật này quy định Bộ trưởng Bộ Tài chính là nười có quyền đi vay và quản lý các khoản vay.

Vụ Đầu tư và Quản lý nợ (IDM) trực thuộc Bộ Tài chính kế hoạch quốc gia là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá việc quản lý nợ công và tham gia vào thị trường vốn nhằm làm thỏa mãn các yêu cầu về dòng tiền của các kế hoạch hoạt động thường niên của Chính phủ.

- Một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động kiểm toán nợ công:

Bên cạnh quy định về mức trần đi vay, các khoản vay không phải là đối tượng giám sát của Quốc hội trước khi đi vay. Quyền lực của Quốc hội được tiến hành thông qua kiểm soát ngân sách chung và điều này là chưa đủ.

Bên cạnh đó là việc thiếu sự điều phối hiệu quả của các cơ quan hữu quan. Cơ chế ra quyết định và thực hiện được chia sẻ giữa Bộ Tài chính và Kế hoạch quốc gia với Ngân hàng Nhà nước. Nói chung, nhiều bộ ngành có sự tham gia vào các hợp đồng đi vay nợ nhưng không có kiến thức về tài chính. Điều này dẫn tới sự thiếu hiệu quả trong quản lý, giải ngân và hoạt động kiểm toán chưa được tiến hành triệt để…

Tiếp nữa, việc Bộ Tài chính được phép tiến hành đi vay mà không cần phải thông qua Quốc hội, nếu tại thời điểm đó Quốc hội không tiến hành họp, đã tạo kẽ hở. Nguồn thông tin về nợ trong nước không chính xác và cơ sở dữ liệu nằm rải rác tại nhiều cơ quan. Hiện chưa có cơ quan chịu trách nhiệm lưu giữ các hồ sơ, chứng

từ gốc về thỏa thuận đi vay. Thiếu sót này cản trở việc tiếp cận các thông tin về nợ công, và đánh ngại hơn các thỏa thuận này hầu như không được trình trước Quốc hội. Mặt khác, chiến lược quản lý nợ của Zambia, hành lang pháp lý cho Vụ Đầu tư và Quản lý nợ tiến hành công việc chỉ mới được ban hành từ 1/2009. Việc thiếu hệ cơ sở dữ liệu nhất quán đã ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm toán nợ.

Một phần của tài liệu kiểm toán nhà nước trong quản lý nợ công ở việt nam (Trang 34 - 37)