Bài học rút ra đối với Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu kiểm toán nhà nước trong quản lý nợ công ở việt nam (Trang 37 - 38)

Tại kỳ họp thứ 5, khóa XII, ngày 17/6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý nợ công. Đây là hành lang pháp lý quan trọng cho các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nợ công tiến hành nghiệp vụ, đồng thời Kiểm toán Nhà nước có thể từng bước xây dựng cơ chế kiểm toán quản lý nợ công.

Qua kinh nghiệm tổ chức hoạt động kiểm toán nợ công của một số nước nêu trên, có thể dẫn ra một số bài học thực tiễn cho hoạt động kiểm toán nợ công của Kiểm toán Nhà nước như sau:

Thứ nhất, để tiến hành kiểm toán nợ công, nhất thiết phải có một hành lang pháp lý đầu đủ làm tiền đề cho KTNN hoạt động. Các quốc gia có nhiều kinh nghiệm kiểm toán nợ công trên thế giới đều có chế tài quy định rõ nhiệm vụ, chức năng của cơ quan kiểm toán với vai trò thay mặt Chính phủ và cơ quan dân cử tiến hành kiểm tra việc đi vay và sử dụng đồng vốn vay, rủi ro, các tiêu chí đánh giá hiệu quả…

Thứ hai, KTNN cần xây dựng cho riêng mình quy trình kiểm toán nợ công, dựa trên cẩm nang hướng dẫn của INTOSAI, IMF, WB, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam để xây dựng các mục tiêu kiểm toán, đối tượng kiểm toán. Các tiêu chí, chỉ số sử dụng trong báo cáo kiểm toán cần cụ thể, hữu ích và tuân thủ chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Thứ ba, các báo cáo, kết quả kiểm toán nợ công cần được công khai, nhằm đảm bảo tính minh bạch và qua đó thể hiện trách nhiệm kiểm tra của cơ quan kiểm toán nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề nợ công, từ đó có quan điềm và thái độ đúng đắn về vấn đề. Để làm được điều này, bên cạnh các vấn đề thực tiễn

nêu trên, sự phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, giám sát nợ công cần có tính thống nhất đồng bộ.

Một phần của tài liệu kiểm toán nhà nước trong quản lý nợ công ở việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w