Những kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn vật liệu lúa cạn thu thập từ các tỉnh miền núi phía bắc và nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số giống có triển vọng tại thái nguyên (Trang 31 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.Những kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan

Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam, lúa cạn vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống của một bộ phận dân cư nghèo khó ở những vùng đất khắc nghiệt về thời tiết và điều kiện đất đai. Tuy năng suất không cao song lúa cạn vẫn là loại cây trồng không thể thay thế, là nguồn cung cấp lương thực tại chỗ quan trọng của các dân tộc thiểu số. Do các vùng sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thái rất đặc thù và khác biệt, lúa cạn địa phương là nguồn gen quý cho công tác lai tạo, chọn lọc, bổ sung các tính trạng đặc trưng như tính chịu rét, chống chịu sâu bệnh và chống chịu hạn cho cây lúa.

Các nhà khoa học trên Thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về cây lúa cạn, từ nguồn gốc, phân bố, các đặc điểm nông sinh học... đến những nghiên cứu về di truyền học và chọn giống. Từ đó, đề xuất ra nhiều phương pháp đánh giá, lai tạo, chọn lọc hữu hiệu. Nhiều giống địa phương lẫn tạp được làm thuần, các giống lúa cạn được cải tiến về năng suất hay các giống lúa thâm canh mang gen chịu hạn được chọn tạo và đưa vào phục vụ sản xuất hiệu quả.

Những nghiên cứu cơ bản có sự tham gia của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau, về các đặc điểm, đặc trưng hình thái, sinh lý... liên quan đến tính chịu hạn của cây lúa hay các cơ chế của thực vật nhằm chống chịu với sự thiếu hụt nước, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra đã làm sáng tỏ bản chất tính chịu hạn ở thực vật. Chính những nghiên cứu này đã đặt nền móng cho các nghiên cứu sâu hơn về di truyền tính chống chịu hạn và hoạt động của các gen chống chịu. Từ đó giúp nhà chọn giống có thêm công cụ chọn lọc chính xác, hữu hiệu và rút ngắn quá trình chọn giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn vật liệu lúa cạn thu thập từ các tỉnh miền núi phía bắc và nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số giống có triển vọng tại thái nguyên (Trang 31 - 33)