Tình hình nghiên cứu lúa cạn

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn vật liệu lúa cạn thu thập từ các tỉnh miền núi phía bắc và nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số giống có triển vọng tại thái nguyên (Trang 27 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1.2.Tình hình nghiên cứu lúa cạn

Năm 1970, Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) thành lập ngành nghiên cứu lúa cạn do Tiến sĩ T.T. Chang đứng đầu.

Năm 1973, IRRI [27] bắt đầu đưa ra “Chương trình đánh giá và ứng dụng di truyền (GEU)”. Một trong những mục tiêu chính của chương trình này là thu thập nguồn gen, nghiên cứu vật liệu và chọn giống lúa chống chịu hạn. Đây là một chương trình lớn, có sự đóng góp của nhiều chương trình nghiên cứu lúa ở các nước sản xuất lúa gạo, đặc biệt là các nước ở châu Á. Châu Phi và Mỹ la tinh cũng thành lập những trung tâm Quốc tế nghiên cứu về lúa cạn, lúa chịu hạn như IRAT, IITA, WARDA và CIAT.

Theo Huke R.E (1981) [26], do yêu cầu về an toàn lương thực vào năm 1983, UREDCO là tên gọi của ban điều hành của các trung tâm nghiên cứu lúa cạn, được thành lập. Từ đây, các chương trình nghiên cứu lúa cạn ở các nước được mở rộng. Chương trình cải tiến giống lúa cạn được tiến hành rộng khắp các châu lục như: Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ la tinh với sự hợp tác của các trung tâm và Viện nghiên cứu nông nghiệp trên Thế giới như IRAT, IITA, WARDA...

Tại châu Phi, chương trình cải tiến giống lúa được thực hiện qua các chương trình của Quốc gia cũng như các tổ chức Quốc tế: IRAT, IITA và WARDA. Các chương trình cải tiến giống lúa cạn được thực hiện tại Nigeria, Ghana và Siera Leone từ trước khi Viện nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế được thành lập IARCs (The International Agriculture Research Centers).

Lúa cạn cũng được nghiên cứu tại Viện nghiên cứu lương thực ở Kumasi, Ghana và trạm nghiên cứu nông nghiệp Krong, Ghana.

Tại châu Mỹ Latinh, hầu hết các chương trình cải tiến giống lúa cạn được nghiên cứu tại Viện nghiên cứu nông nghiệp Saopaulo -Brazil tại Goiania và tại CIAT Colombia. Tại Brazil chương trình cải tạo giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lúa cạn tập trung nghiên cứu tính chịu hạn, kháng đạo ôn, chịu được đất nghèo dinh dưỡng (thiết hụt P và Zn, độc nhôm), sâu hại… hầu hết các giống được phát triển tại IAC có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường không thuận lợi. Các giống quan trọng như IAC 25, IAC 27, IAC 164, IAC 165, đều có thời gian sinh trưởng trung bình, chịu hạn tốt, chịu được điều kiện môi trường khó khăn.

Tại châu Á các chương trình Quốc gia và Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đã có những dự án cải tiến giống lúa cạn cho vùng phía Nam và Đông Nam châu Á. Về mặt cải tạo giống, chủ yếu đã tiến hành chọn lọc một mặt từ những vật liệu sẵn có trong vùng do thu thập được trong các cuộc điều tra và mặt khác trong những giống được thu thập từ các vùng khác đến. Ở Nhật Bản, diện tích lúa cạn được trồng là 184 nghìn ha. Việc nghiên cứu chọn lọc lúa cạn ở Nhật Bản bắt đầu từ năm 1929 và có khoảng 50 giống đã được tinh lọc và phổ biến từ nguồn lúa cạn cổ truyền. Người ta bắt đầu thử tính chịu hạn trong các giống Indica và Japonica nhiệt đới (năm 1978) đối với sự biến đổi tính di truyền và tìm thấy một số giống Indica cổ truyền chịu hạn. Các giống Kantomochi 168 được bồi dục năm 1991 và Kantomochi 172 được bồi dục từ năm 1992. Kantomochi 168 được lựa chọn từ JC 81 và Normochi 4, Kantomochi 172 được chọn tạo từ IRAT 109 và giống lúa cạn Nhật Bản. Các giống này ăn tuy không ngon nhưng năng suất ổn định (IRRI, 2002) [13].

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn vật liệu lúa cạn thu thập từ các tỉnh miền núi phía bắc và nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số giống có triển vọng tại thái nguyên (Trang 27 - 28)