Tình hình nghiên cứu lúa nước

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn vật liệu lúa cạn thu thập từ các tỉnh miền núi phía bắc và nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số giống có triển vọng tại thái nguyên (Trang 25 - 27)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1.1.Tình hình nghiên cứu lúa nước

Vào đầu những năm 1960, Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế IRRI đã được thành lập ở Philippines. Viện đã tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu lai tạo và đưa ra sản xuất nhiều giống lúa các loại, tiêu biểu như các dòng IR, Jasmin. Đặc biệt vào cuối thập niên 60 giống IR8 được trồng phổ biến ở Việt Nam đã đưa năng suất lúa tăng lên đáng kể. “Cuộc cách mạng xanh” từ giữa thập niên 60 đã có ảnh hưởng tích cực đến sản lượng lúa của châu Á. Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được tạo ra để nâng cao năng suất và sản lượng lúa gạo (IRRI, 1986) [27].

Nhiều nước ở châu Á có diện tích trồng lúa lớn, có kỹ thuật thâm canh tiên tiến và có kinh nghiệm dân gian phong phú, có đến 85% sản lượng lúa trên Thế giới tập trung chủ yếu ở 8 nước châu Á, đó là: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật bản (Nguyễn Thị Lẫm, 1999) [15].

Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Malaysia (MARDI) đã đưa ra giống lúa MRIA 1 có khả năng chịu nhiệt, không đòi hỏi nhiều nước, và có thể được gieo trồng trái vụ, được phát triển thông qua sự hợp tác với Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế, MRIA 1 có thời gian chín sau 90 ngày và có khả năng kháng nhiều bệnh hơn ..

Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng thành công ưu thế lai của lúa vào sản xuất. Đây là thành công có tính quyết định đến việc tạo ra các tổ hợp lai 3 dòng và 2 dòng sau này. Về chiến lược phát triển lúa lai của Trung Quốc trong thế kỷ XXI là phát triển lúa lai hai dòng và đẩy mạnh nghiên cứu lúa lai một dòng. Trung Quốc đã nghiên cứu và lai tạo được những giống lúa lai tốt có ưu thế lai cao như: Bồi Tạp Sơn Thanh, Q4, Q5, Nhị ưu 838, Bắc ưu 64, San ưu 63, Bắc thơm số 7, Bồi Tạp 49,… Những năm gần đây những giống lúa có năng suất, chất lượng cao như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khang dân 18, Ải Mai Hương, Ải Hòa Thành,… được Trung Quốc chọn tạo (Xiong L.KS Schumaker, 2002) [35].

Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa đứng đầu thế giới, đồng thời cũng là nước đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” về đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhất là đưa giống mới vào sản xuất, làm năng cao năng suất và sản lượng của Ấn Độ. Viện nghiên cứu lúa trung ương của Ấn Độ được thành lập vào năm 1946 tại Cuttuck bang Orisa là nơi tập trung nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới phục vụ sản xuất. Nổi bật là giống lúa Basmati, Brimphun là 2 giống chất lượng cao nổi tiếng trên thế giới và có giá trị rất cao trên thị trường tiêu thụ. Một số tổ hợp lai tốt được sử dụng ở Ấn Độ như: IR58025A/IR9716, IR62829A/IR46, ORI161, ORI161, ORI136, 2RI158, 3RI160, 3RI086, PA-103.v.v. (Lin SC, 2002) [29].

Ở Nhật Bản thì công tác giống lúa của Nhật cũng được đặc biệt chú trọng về giống chất lượng cao đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, Nhật bản đã tập trung vào công tác nghiên cứu giống lúa ở các Viện. Các nhà khoa học Nhật Bản đã lai tạo và đưa vào sản xuất các giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt như Koshihikari, Sasanisiki, Koenshu… đặc biệt ở Nhật đã lai tạo được 2 giống lúa có mùi thơm đặc biệt, chất lượng gạo ngon và năng suất cao như giống: Miyazaki1 và Miyazaki2. Cho đến giờ các giống này vẫn giữ được vị trí hàng đầu về 2 chỉ tiêu quan trọng đó là hàm lượng Protein cao tới 13%, hàm lượng Lysin cũng rất cao.

Thái Lan chú trọng nghiên cứu, chọn tạo và đưa vào sản xuất những giống theo hướng phẩm chất cao đạt chất lượng xuất khẩu, được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng như hạt gạo dài, độ bạc bụng thấp, hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, ít dập nát khi xay xát và có mùi thơm. Chính vì vậy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn cao trên thị trường lúa gạo thế giới. Một số giống lúa chất lượng cao nổi tiếng của Thái Lan: Khaodomali, Jasmin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn vật liệu lúa cạn thu thập từ các tỉnh miền núi phía bắc và nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số giống có triển vọng tại thái nguyên (Trang 25 - 27)