Tình hình nghiên cứu lúa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn vật liệu lúa cạn thu thập từ các tỉnh miền núi phía bắc và nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số giống có triển vọng tại thái nguyên (Trang 28 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa tại Việt Nam

1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa nước

Ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta được thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975), nước ta đã tập trung nhiều vào nghiên cứu cây lúa, trong đó công tác chọn tạo và lai tạo các giống lúa được đặc biệt chú trọng. Nước ta cũng đã nhập nội một số giống lúa từ Viện nghiên cứu lúa Quốc tế và của một số nước khác làm phong phú bộ giống lúa của Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việt Nam có hàng nghìn giống lúa được gieo trồng trong cả nước, có nhiều bộ giống tốt phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Một số giống lúa chất lượng cao như giống Tám thơm, Lúa dự, Nàng thơm, Nếp Cái hoa vàng, Nếp Cẩm, Nếp Tú lệ, các giống Nếp nương, Tẻ nương… đã được đưa vào cơ cấu gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nước ta đã nhập và thuần hóa nhiều giống lúa tốt từ nước ngoài mà nay đã trở thành các giống lúa đặc sản của Việt Nam có thương hiệu như: IR64 Điện Biên, Bao thai Định Hóa, Khaodomaly Tiền Giang.v.v.

Đầu năm 2013, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát và Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế, Robert S.Zeigler đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác khoa học kỹ thuật để phát triển ngành lúa gạo Việt Nam. IRRI cũng tạo điều kiện cho các Viện Nghiên cứu của Việt Nam tiếp cận với những nghiên cứu mới của Thế giới trong lĩnh vực lúa gạo, thực hiện một số dự án trong các lĩnh vực mũi nhọn như sản xuất giống, bảo vệ thực vật, dinh dưỡng cây lúa.

Nhóm các nhà khoa học Việt Nam đến từ các Viện nghiên cứu về lúa đã hợp tác với các nhà khoa học của Vương quốc Anh tiến hành giải mã gen 36 giống lúa bản địa của Việt Nam. Dự án được thực hiện trong thời gian 30 tháng, từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2013. Việc giải mã hoàn chỉnh hệ gen của cây lúa đã mở ra hướng nghiên cứu mới về gen học và ứng dụng tin sinh học để khai thác trình tự gen giúp các Viện nghiên cứu, Trường đại học và các nhà chọn giống sử dụng trong các nghiên cứu về bảo tổn nguồn gen, xác định chức năng gen cũng như chọn tạo giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh và điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học.

1.3.2.2 Tình hình nghiên cứu lúa cạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chọn tạo giống lúa chịu hạn, có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh, đạt năng suất cao hơn các giống lúa chịu hạn, lúa cạn địa phương đang trồng. Trong giai đoạn từ 1986 - 1990, có 3 giống thuộc dòng CH đã được công nhận giống Nhà nước là CH2, CH3, CH133 và hàng loạt các dòng, giống chịu hạn có triển vọng (Trần Nguyên Tháp, 2001) [20].

IRRI đã hợp tác với Việt Nam nghiên cứu về lúa cạn từ những năm 1980, có cả nghiên cứu về các giống lúa bản địa cũng như giới thiệu các giống lúa cạn từ các nước và khu vực khác.

Võ Tòng Xuân (1995) cho biết ở Tây Nguyên những giống LC89-27, LC90-5, LC88-66, TOOK lùn, IRAT 114 có thời gian sinh trưởng từ 4 - 5 tháng, LC90-12, LC88-67-1, LC90-14 và giống Habro địa phương có thời gian sinh trưởng 3 tháng. Trong đó các giống IRAT 114 năng suất đạt 30,4 tạ/ha, LC88-66 đạt 29,5 tạ/ha, LC88-67-1 đạt 28 tạ/ha.

Theo tài liệu của Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2001) [1] cho thấy, đến nay có trên 1.800 mẫu giống lúa địa phương và 160 quần thể lúa hoang được sưu tầm và bảo quản tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, Viện còn bảo quản một số nguồn gen cây trồng được nhập nội vào Việt Nam nhằm sử dụng làm nguồn vật liệu phục vụ cho công tác lai tạo.

Ứng dụng nghiên cứu về những đặc trưng cơ bản của các giống lúa chịu hạn nhằm xây dựng chỉ tiêu chọn giống. Qua kết quả thu được, Trần Nguyên Tháp đã đề xuất một mô hình chọn giống lúa chịu hạn [20]: Với thí nghiệm đánh giá khả năng chống chịu hạn nhân tạo của cây lúa ở trong phòng, tác giả khuyến cáo nên chọn nồng độ muối KClO3 3% hoặc nồng độ đường Saccarin 0,8-1,0% để xử lý hạt.

Từ năm 2004 và 2008, Viện Bảo vệ thực vật đã lần lượt đưa ra các giống lúa cạn mới: LC93-1, LC93-2, LC93-4. Các giống lúa cạn cải tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

này tỏ ra ưu thế vượt trội hơn các giống lúa cạn thế hệ trước và giống lúa cạn địa phương. Tiêu biểu là LC93-1 đang được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Giống LC93-1 có năng suất cao gấp rưỡi đến gấp đôi giống lúa cạn địa phương, chất lượng tốt, hạt gạo trong, cơm dẻo.

Các tác giả Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Lan Hoa (2008) [22], đã tiến hành thí nghiệm với 50 giống lúa địa phương cung cấp từ các Viện nghiên cứu, Trung tâm tài nguyên di truyền thực vật và một số tỉnh miền núi phía Bắc đã cho thấy 12 trong số 50 giống lúa nghiên cứu thể hiện khả năng chịu hạn tốt, đặc biệt các giống Blào Đóng, Blào Cô ném, Khẩu cụ và Bièo Hồng súi có thể sử dụng làm nguồn gen chống chịu hạn trong chương trình chọn tạo giống lúa.

Năm 2012, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa phê duyệt Dự án quản lý an toàn tài nguyên di truyền lúa cạn ở Việt Nam. Đây là dự án tài trợ của Mạng lưới sáng kiến hợp tác nông nghiệp và lương thực châu Á, với tổng vốn 75.000USD, giao cho Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) thực hiện giai đoạn 2012 - 2014. Dự án góp phần bảo tồn bền vững nguồn gen lúa cạn, hạn chế mất mát nguồn gen lúa cạn do suy giảm diện tích trong những năm gần đây. Theo đó, sẽ thu thập mới, đăng ký lai lịch và lưu giữ tại ngân hàng gen cây trồng Quốc gia, Trung tâm Tài nguyên thực vật và nhân giống khoảng 200 - 800 nguồn gen lúa cạn.

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn vật liệu lúa cạn thu thập từ các tỉnh miền núi phía bắc và nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số giống có triển vọng tại thái nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)