1939
1.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ.
- Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, sự không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối cung – cầu.
- Tháng 10-1929, khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng, sau đó nhanh chóng lan sang các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. phá hủy nghiêm trọng sản
- Cuộc khủng hoảng chấm dứt thời hoàng kim của Mĩ và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mĩ. Năm 1932, sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), hàng chục vạn công ti, hàng vạn ngân hàng bị phá sản, hàng chục triệu người dân bị thất nghiệp,…
- Các mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng khắp nước Mĩ.
2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven ven
- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đưa ra Chính sách mới. - Chính sách mới bao gồm một loạt các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp… dựa trên sự can thiệp tích cực của Nhà nước.
- Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch và duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.
- Về đối ngoại:
+ Thi hành Chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ latinh. Tháng 11-1933, chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
+ Đối với các vấn đề quốc tế, Mĩ giữ vai trò trung lập trước sự xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
4. - Cũng cố:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ ? + Những nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới của Mĩ ?
+ Em có suy nghĩ gì về chính sách đối ngoại của Mĩ ? Chính sách đó đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới ?
5- Dặn dò: Học bài cũ, đọcbài 14. V. RKN
Tiết .15 Ngày soạn.
Bài 14: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)