Tần suất tiêu chí ↑Tri-ATPIII, IDF ở đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường tại ninh bình (Trang 77 - 80)

Rối loạn lipid máu là một nguy cơ quan trọng nhất gây bệnh tim mạch thông qua xơ vữa động mạch. Triglycerid là yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập, nhất là bệnh lý mạch vành. Tiêu chí ↑Tri-ATPIII, IDF là từ 1,7mmol/l. Sự phân bố mỡ trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến sự tương quan giữa béo phì và rối loạn lipid. Mỡ tập trung ở vùng bụng có liên quan đến biến chứng tim mạch [23].

Nghiên cứu của Pirjo Ilanne-Parikka và cộng sự [67] ở 522 đối tượng IGT thừa cân, tỉ lệ ↑Tri-ATPIII, IDF ở nam (44,8%) cao hơn nữ (39%) với p=0,205, giá trị trung bình của Triglycerid ở nam (1,8 ±0,9) cao hơn nữ (1,7 ± 0,7) với p = 0,419. Theo nghiên cứu của Earl S. Ford và cộng sự [42], tần suất tiêu chí ↑Tri-ATPIII, IDF ở Mỹ là 30,2 %, trong đó ở nam là 35,9 % và ở nữ là 24,6 %. Nghiên cứu của Barbara E.K. Klein, Ronald Klein và cộng sự [33] cho thấy nguy cơ xuất hiện ĐTĐ typ 2 ở người có rối loạn lipid máu gấp 1,55 lần người không có rối loạn này khi theo dõi 4423 người trong 5 năm (với p = 0,13). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Đoàn ở đối tượng tiền ĐTĐ [14], trung bình Triglycerid của nhóm đối tượng nghiên cứu là 2,13 ± 1,54 (mmol/l), tần suất tiêu chí ↑Tri-ATPIII, IDF ở nam (55,7%) cao hơn nữ (49,5%).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị trung bình của Triglycerid (mmol/l) ở nam (2,6 ± 2,14) cao hơn nữ (1,97 ± 1,3) với p < 0,001.Tần suất tiêu chí ↑Tri ở đối tượng nghiên cứu là 49,5% trong đó ở nam (56,3%) cao hơn nữ (45,5%). Nguy cơ ↑Tri ở nam hơn nữ với OR=1,543 (95%CI: 1,183 –

2,013 ) với p = 0,001. Khi phân tích theo giới và nhóm tuổi, chúng tôi nhận thấy tần suất tiêu chí ↑Tri ở các nhóm tuổi của nam đều trên 50%, tương đối đồng đều giữa các nhóm tuổi và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi; khác với nam, ở nữ tần suất tiêu chí ↑Tri ở nhóm tuổi 30- 39 thấp nhất (12,5%), ở nhóm tuổi 50-59 cao nhất (46,8%).

4.3.3 Tần suất tiêu chí ↓HDL-C ATPIII, IDF ở đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của Pirjo Ilanne-Parikka và cộng sự [67] ở 522 đối tượng IGT thừa cân, tần suất tiêu chí ↓HDL-Cholesterol ở nam (22,7%) cao hơn nữ (17,8%) với p=0,183, giá trị trung bình của HDL-C ở nam (1,1 ±0,28) cao hơn nữ (1,26 ± 0,28) với p < 0,001. Theo Mohammed Ali Al-Shafaee và cộng sự [64] khi nghiên cứu HCCH-IDF ở người tiền ĐTĐ (IFG), giá trị trung bình của HDL-C ở nam (1,13±0,33) thấp hơn nữ (1,27±0,34) với p < 0,001. Tần suất tiêu chí ↓HDL-C ATPIII, IDF ở nam (39,2%) thấp hơn ở nữ (55%). Theo Earl S. Ford và cộng sự [42], khi nghiên cứu HCCH ở 4423 đối tượng từ 43 – 84 tuổi, tần suất tiêu chí ↓HDL-C ATPIII, IDF ở nam (36,2%) thấp hơn nữ (39,7%).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất tiêu chí ↓HDL-C ATPIII, IDF ở đối tượng nghiên cứu là 44% trong đó ở nữ (56,2%), ở nam là 23,1% với p < 0,001. Nguy cơ ↓HDL-C ATPIII, IDF nữ hơn nam với OR=4,259 (95%CI: 3,167 – 5,728). Khi phân tích theo nhóm tuổi và giới, chúng tôi nhận thấy tần suất tiêu chí ↓HDL-C ATPIII, IDF ở các nhóm tuổi là tương đối đồng đều và sự khác biệt về tần suất của tiêu chí này giữa các nhóm tuổi là không có ý nghĩa thống kê.

4.3.4 Tần suất tiêu chí ↑HA ở đối tượng nghiên cứu

Mối liên quan giữa THA và kháng insulin đã được chứng minh rõ. Một điều nghịch lý là, insulin là tác nhân gây giãn mạch và ảnh hưởng thứ phát là tái hấp thu muối ở thận. Tuy nhiên, trong trạng thái kháng insulin, tác dụng

giãn mạch của insulin bị mất nhưng tác dụng tái hấp thu muối ở thận thì vẫn còn. Insulin cũng làm tăng hoạt tính của hệ thần kinh giao cảm, và tác dụng này cũng được duy trì trong điều kiện kháng insulin. Cuối cùng, kháng insulin còn làm suy yếu chức năng của Phosphatidylinositol-3-kinase. Trong tế bào nội mạch, điều này dẫn tới mất cân bằng giữa quá trình sản xuất NO và Endothelin 1, dẫn tới giảm dòng máu. Mặc dầu vậy, khi đánh giá hoạt động của insulin bằng chỉ số insulin máu lúc đói hoặc bằng chỉ số HOMA, kháng insulin chỉ góp phần vừa phải vào việc tăng tỉ lệ THA ở người có HCCH [55].

Hein Drexel và cộng sự [56] cho thấy, tỷ lệ THA (≥140/90) ở người tiền ĐTĐ (IFG) là 53,4%. Trong nghiên cứu của Pirjo Ilanne-Parikka và cộng sự [67] ở 522 đối tượng IGT thừa cân, tần suất tiêu chí ↑HA ( HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg) ở nam (62,9%) cao hơn nữ (60,9%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p = 0,647) và giá trị trung bình của HA tâm thu ở nam ( 137±17) thấp hơn nữ (138±18) (p=0,412), giá trị trung bình của HA tâm trương ở nam (87±9) cao hơn nữ (85±10) (p = 0,045). Theo Mohammed Ali Al-Shafaee và cộng sự [64] khi nghiên cứu HCCH-IDF ở người tiền ĐTĐ (IFG), tần suất tiêu chí ↑HA- ATPIII, IDF ở nam (54,6%) cao hơn nữ (39,1%). Giá trị trung bình của HA tâm thu ở nam (128,26 ± 15,7) cao hơn nữ (124,22 ± 15,22) với p = 0,029; giá trị trung bình của HA tâm trương ở nam ( 80,03 ± 10,02 cao hơn nữ (78,43 ± 9,5) với p = 0,171.

Theo nghiên cứu của Trần Thị Đoàn [14], tỷ lệ THA (≥140/90) ở nam (36,1%) cao hơn nữ (33,3%) với p > 0,05. HA tối đa trung bình ở nam (128,6±13,5) cao hơn nữ (126,2±17,2) với p > 0,05, HA tối thiểu trung bình ở nam (82,3±7,2) với p > 0,05.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất tiêu chí ↑HA-ATPIII, IDF ở đối tượng nghiên cứu là 75% trong đó ở nam (79,7%), ở nữ là (72,2%) với p

Một phần của tài liệu nghiên cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường tại ninh bình (Trang 77 - 80)