Ở nhóm người tiền ĐTĐ tỉ lệ HCCH-ATPIII là 51,7; tỉ lệ HCCH-IDF là 31,8.
Tỉ lệ HCCH dù theo tiêu chuẩn của ATPIII hay của IDF thì ở nữ đều cao hơn ở nam một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo tiêu chuẩn của ATPIII tỉ lệ HCCH ở nam là 47,1% và ở nữ là 54,3%; tỉ lệ ở nữ cao hơn ở nam với p = 0,032.
Theo tiêu chuẩn của IDF, tỉ lệ HCCH ở nam là 16,6% và ở nữ là 40,6%, tỉ lệ ở nữ cao hơn ở nam với p < 0,001
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoan và Nguyễn Văn Quýnh vào năm 2007 ở đối tượng rối loạn glucose máu lúc đói thấy tỉ lệ HCCH theo WHO là 60,9%, theo ATPIII là 65% [15]. Mohammed Ali Al-Shafaee và cộng sự [64], tỉ lệ HCCH theo IDF ở đối tượng tiền ĐTĐ (IFG) là 45,9% ( 30,8% ở nam, 58,9% ở nữ).Theo Pirjo Ilanne, Johna G, Eriksson và cộng sự, tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn của WHO ở đối tượng suy giảm glucose máu lúc đói ở nam là 74% và ở nữ là 52,2%, tỷ lệ HCCH ở đối tượng rối loạn dung nạp glucose (IGT) có béo phì ở nam là 84,8% và ở nữ là 65,4% [67].
4.2.2 Tỉ lệ HCCH theo nhóm tuổi
Theo ATPIII tỷ lệ HCCH ở người tiền ĐTĐ ở các nhóm tuổi 30 – 39, 40 – 49, 50 – 59, 60 – 69 lần lượt là 32,6% , 45,6%, 51,1% , 56,8%. Trong đó ở nam là: 42,9%, 46,7%, 51%, 43,7% và ở nữ là: 28,1%, 45,1%, 51,7%, 65,6%.
Khi áp dụng tiêu chuẩn HCCH theo IDF cũng của các đối tượng trên, tỷ lệ HCCH ở các nhóm tuổi tương ứng thì thấp hơn: 23,9% , 27,2% , 29,6%, 37%. Trong đó ở nam là: 21,4%, 22,2%, 16,1%, 14,8% và ở nữ là: 25%, 29,7%, 37,3% , 51,9%.
Như vậy, khi xét đối tượng nghiên cứu ở chung cho hai giới, tỉ lệ HCCH dù theo ATPIII, hay IDF đều tăng dần theo tuổi và có sự khác biệt về tỉ lệ HCCH giữa các nhóm tuổi một cách có ý nghĩa thống kê ( p = 0,006 khi áp dụng tiêu chuẩn ATPIII và p = 0,046 khi áp dụng tiêu chuẩn IDF). Nhưng khi xét riêng hai nhóm nam và nữ, chúng tôi thấy có sự khác biệt, đó là phân bố HCCH theo các nhóm tuổi ở nam tương đối đồng đều và sự khác biệt giữa các nhóm tuổi là không có ý nghĩa thống kê (p = 0,639 khi áp dụng tiêu chuẩn ATPIII và p = 0,653 khi áp dụng tiêu chuẩn IDF), trong khi đó ở nữ lại tăng dần theo nhóm tuổi và sự khác biệt về tỉ lệ HCCH ở các nhóm tuổi của nữ là có ý nghĩa thống kê (p = 0,032 khi áp dụng tiêu chuẩn ATPIII và p = 0,001
khi áp dụng tiêu chuẩn IDF). Giống như nhận định của chúng tôi, Pirjo Ilan và cộng sự [67], khi nghiên cứu HCCH theo WHO ở nhóm người trung niên (45 – 64) cũng cho thấy tỉ lệ HCCH theo nhóm tuổi ở nam là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,116) trong khi đó tỉ lệ này có sự khác biệt rõ ở nữ ( p < 0,001).