Tỉ lệ HCCH –ATPIII, IDF ở các nhóm tiền ĐTĐ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường tại ninh bình (Trang 71 - 75)

Đã có nhiều nghiên cứu ở đối tượng tiền ĐTĐ [39] . Các nghiên cứu đều cho thấy có sự khác nhau về cơ chế bệnh sinh ở đối tượng IFG và IGT. Trong quá trình làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống , đối tượng IGT đơn thuần có nồng độ đường máu lúc đói giống với người bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình hấp thu glucose qua hệ tiêu hóa khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống, nồng độ glucose trong máu tăng vượt mức ở mọi thời điểm và tiếp tục tăng sau 120 phút (như định nghĩa của IGT, từ 7,8 – 11mmol/l). Ngược lại, ở người IFG đơn thuần, nồng độ glucose máu lúc đói cao hơn ( như định nghĩa của IFG, từ 5,6 – 6,9 mmol/l)

đối tượng bình thường hoặc đối tượng IGT đơn thuần và nồng độ glucose máu ở thời điểm 30-60 phút (của quá trình nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống) vẫn cao hơn cả hai đối tượng bình thường và IGT đơn thuần. Sau đó, nồng độ glucose trong máu ở đối tượng IFG giảm xuống gần giá trị bình thường ở thời điểm 120 phút của nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Sự khác biệt này phản ánh sự khác nhau của cơ chế bệnh sinh của IFG đơn thuần và IGT đơn thuần.

Mặc dù, cả hai đối tượng IFG đơn thuần và IGT đơn thuần đều là trạng thái kháng insulin, nhưng chúng khác nhau ở vị trí kháng insulin. Ở đối tượng IFG đơn thuần, chủ yếu kháng insulin ở gan và có nhạy cảm insulin bình thường ở cơ, ngược lại ở đối tượng IGT đơn thuần thì nhạy cảm insulin ở gan bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ nhưng lại kháng insulin ở cơ từ mức vừa đến nặng. Không có gì ngạc nhiên, những người IFG kết hợp IGT biểu hiện kháng insulin là cả ở gan và cả ở cơ.

Đặc điểm về tiết insulin cũng khác nhau giữa IFG và IGT. Người IFG đơn thuần có hiện tượng giảm tiết insulin ở pha thứ nhất (0 – 10 phút) khi phản ứng với kích thích của glucose qua đường tĩnh mạch và cũng giảm tiết insulin ở pha sớm (30 phút đầu tiên) khi phản ứng với kích thích của glucose bằng đường uống. Tuy vậy, sự tiết insulin ở pha muộn (60 – 120 phút) ở người IFG đơn thuần thì bình thường. Ở người IGT đơn thuần cũng có giảm tiết insulin ở pha sớm khi phản ứng với kích thích của glucose bằng đường uống và thêm vào đó, còn giảm ở mức độ rất nhiều của sự tiết insulin ở pha muộn.

Ở người IFG đơn thuần, sự kết hợp của kháng insulin ở gan và khiếm khuyết trong hoạt động tiết insulin đã gây nên vượt mức trong quá trình sản xuất glucose của gan lúc đói, điều này giải thích cho hiện tượng tăng glucose máu lúc đói ở đối tượng này. Giảm tiết insulin ở pha sớm kết hợp với kháng insulin ở gan đã gây nên tăng vượt mức nồng độ glucose máu trong giờ thứ nhất của nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Tuy nhiên, sự tiết insulin ở pha muộn được bảo tồn ( không bị suy yếu) cùng với nhạy cảm insulin ở cơ bình thường cho phép nồng độ glucose trong máu dần trở về giá trị như trước khi làm nghiệm pháp. Ngược lại, ở người IGT đơn thuần, khiếm khuyết trong pha muộn của quá trình tiết insulin kết hợp với kháng insulin ở cơ và gan đã gây nên tình trạng tăng glucose kéo dài sau khi làm nghiệm pháp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ HCCH theo ATPIII, IDF ở các nhóm tiền ĐTĐ là:

IFG đơn thuần (n = 217)

(53,2%) (p= 0,389); Tỉ lệ HCCH – IDF là 25,8%, trong đó ở nam (14,3%) thấp hơn nữ (34,1%) (p = 0,001).

IGT đơn thuần (n = 221)

Tỉ lệ HCCH - ATPIII là 27,1%, trong đó ở nam (10,8%) thấp hơn nữ (34%) (p < 0,001); Tỉ lệ HCCH – IDF là 24,9%, trong đó ở nam (3,1%) thấp hơn nữ (34%) ( p < 0,001).

IFG kết hợp IGT (n = 510)

Tỉ lệ HCCH – ATPIII là 62,7%, trong đó ở nam (59,3%) thấp hơn nữ (64,9%) ( p = 0,205); Tỉ lệ HCCH – IDF là 37,3%, trong đó ở nam (22,2%) thấp hơn nữ (46,5%) (p =, 0,001).

Như vậy, cũng như các nghiên cứu trên đã cho thấy, đối tượng IFG kết hợp IGT kháng insulin mạnh nhất, cả ở gan và cơ, và trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy tỉ lệ HCCH ở nhóm này là cao nhất ( cả khi áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán theo ATPIII hay IDF).

4.2.6 Tỉ lệ HCCH khi cùng đánh giá theo ATPIII và IDF ở nhóm đối tượng nghiên cứu tượng nghiên cứu

Qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.12 chúng tôi thấy, khi nghiên cứu HCCH theo tiêu chuẩn ATPIII và tiêu chuẩn của IDF ở 948 đối tượng tiền ĐTĐ, tỉ lệ đối tượng không có HCCH là 40,1%, trong đó ở nam 46,9%, ở nữ 36,1%. Như vậy, sẽ còn lại 59,9% đối tượng có HCCH hoặc theo ATPIII, hoặc theo IDF hoặc cả hai; trong đó ở nam: 53,1%, ở nữ: 63,9%. Nếu chỉ dùng tiêu chuẩn của HCCH theo IDF thì sẽ có 267 đối tượng (28,2%) bị bỏ sót ( vì những đối tượng này thỏa mãn tiêu chí HCCH theo ATPIII. Trong khi đó, nếu định nghĩa HCCH theo ATPIII, thì sẽ có 78 đối tượng (8,2%) bị bỏ sót ( vì những đối tượng này thỏa mãn tiêu chí HCCH theo IDF). Sự khác nhau cơ bản trong hai tiêu chuẩn chẩn đoán này là theo ATPIII, tiêu chí ↑VE là 102 cm với nam và 88 cm với nữ, trong khi đó theo IDF tiêu chí ↑VE là 90 cm với nam và 80 cm với nữ nhưng lại bắt buộc phải có tiêu chí này.

Để lý giải rõ hơn cho kết quả trên, chúng tôi thấy về cơ bản, giữa tiêu chuẩn HCCH-ATPIII và HCCH-IDF khác nhau ở tiêu chí VE và vai trò của tiêu chí này trong việc xác định một người có HCCH hay không, tiêu chí ↑VE-ATPIII (102 cm với nam, 88 cm với nữ) cao hơn tiêu chí ↑VE-IDF (90 cm với nam, 80 cm với nữ) nhưng ATPIII chỉ coi tiêu chí này bình đẳng với các tiêu chí còn lại, vì vậy một người không có tiêu chí ↑VE-ATPIII, 3 tiêu chí khác rối loạn cũng được xác định là có HCCH, trong khi đó ngưỡng tiêu chí ↑VE -IDF thấp hơn, nghĩa là có nhiều đối tượng sẽ thỏa mãn tiêu chí này hơn so với ATPIII nhưng đây lại là một tiêu chí bắt buộc khi xác định một người có HCCH. Về cơ bản, IDF nhận thấy rằng tỉ lệ béo phì xác định qua số đo VE và tiêu chuẩn ↑VE-IDF ở các nghiên cứu của họ là rất cao, nên nhiều nghiên cứu khi áp dụng HCCH-IDF cho tỷ lệ HCCH cao hơn và vì vậy sẽ có lợi trong công tác dự phòng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng mặc dù là tiền ĐTĐ nhưng tiêu chí ↑VE-IDF cũng không cao (35,2%) nên nếu áp dụng tiêu chuẩn của IDF thì vô hình chung, nhiều đối tượng tiền ĐTĐ sẽ được đánh giá là “không mắc” HCCH-IDF trong khi họ vẫn đang có nhiều yếu tố nguy cơ và lại đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH-ATPIII. Rõ ràng, từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi, khi cùng đánh giá tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn ATPIII, IDF (hai tiêu chuẩn được dùng phổ biến nhất và thuận lợi nhất bây giờ) ở người tiền ĐTĐ cho thấy cần phải “cảnh giác” khi gán tên HCCH cho một đối tượng.

Biểu đồ 3.13 giải thích rõ hơn về sự khác biệt giữa HCCH theo tiêu chuẩn của ATPIII và theo tiêu chuẩn của IDF. Biểu đồ này cho thấy mối liên hệ giữa tỉ lệ HCCH – ATPIII, HCCH – IDF và VE – ATPIII, VE – IDF. Trước hết, chúng tôi thấy, rõ ràng những người đạt tiêu chí ↑VE-ATPIII là tập con của những người đạt tiêu chí ↑VE-IDF. Những người đạt tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH-IDF phải là tập con của những người có tiêu chí ↑VE-IDF ( vì tiêu chuẩn HCCH-IDF bắt buộc phải thỏa mãn tiêu chí ↑VE-IDF). Qua phân

tích và tổng hợp lại thành biểu đồ 3.13; chúng tôi thấy khi nghiên cứu 948 đối tượng tiền ĐTĐ có 267 (28,2%) đối tượng có HCCH-ATPIII đơn thuần, 78 (8,2%) có HCCH-IDF đơn thuần, 223 (23,5%) đối tượng có HCCH theo cả ATPIII và IDF. Xét tiêu chí VE ở nhóm người tiền ĐTĐ này, chỉ có 79 (8,3%) đối tượng thỏa mãn tiêu chí ↑VE-ATPIII, trong số này có 4 đối tượng không mắc HCCH (cả ATPIII và IDF) còn lại 75 (7,9%) đối tượng mắc HCCH kết hợp cả ATPIII và IDF, và như vậy khi một người thỏa mãn tiêu chí ↑VE-ATPIII thì phần lớn (75/79=95%) trong số họ mắc HCCH theo cả hai tiêu chuẩn của cả ATPIII và cả IDF. Xét những đối tượng không thỏa mãn tiêu chí ↑VE-ATPIII, chúng tôi thấy có 267 (28,2%) có HCCH-ATPIII đơn thuần, 148 (15,6%) có HCCH kết hợp ATPIII và IDF, 78 (8,2%) đối tượng có HCCH-IDF đơn thuần, như vậy, mặc dù không thỏa mãn tiêu chí ↑VE theo ATPIII nhưng có có một tỷ lệ lớn đối tượng mắc HCCH (267+148+78/948=493/948=52%) hoặc theo ATPIII hoặc theo IDF.

Xét tiêu chí ↑VE-IDF, chúng tôi thấy có (4+75+148+78+29=334) (334/948=35,2%) đối tượng ↑VE-IDF. Rõ ràng, tỷ lệ ↑VE-IDF lớn hơn nhiều lần tỷ lệ ↑VE-ATPIII, nhưng vì theo tiêu chuẩn của IDF, lại bắt buộc phải có tiêu chí ↑VE-IDF này, nên tỷ lệ HCCH-IDF chỉ giới hạn trong số những đối tượng có ↑VE-IDF. Trong số những đối tượng ↑VE-IDF lại có (4+29=33) đối tượng không thỏa mãn HCCH-IDF, còn lại có 223 (23,5%) đối tượng mắc HCCH theo cả ATPIII và IDF, và 78 (8,2%) đối tượng chỉ mắc HCCH-IDF đơn thuần. Mặt khác, trong số 334 đối tượng ↑VE-IDF, có 79 (79/334=23,7%) đối tượng ↑VE-ATPIII.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường tại ninh bình (Trang 71 - 75)