Tần suất xuất hiện các kiểu phối hợp các tiêu chí HCC Hở đố

Một phần của tài liệu nghiên cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường tại ninh bình (Trang 63 - 66)

tượng nghiên cứu

Bảng 3.19. Tần suất xuất hiện các kiểu phối hợp các tiêu chí HCCH theo ATPIII (n = 948)

Số tiêu chí

phối hợp Chung (n = 948) Nam (n = 350) Nữ (n = 598)

n % n % n % 0 26 2,7 11 3,1 15 2,5 1 137 14,5 49 14 88 14,7 2 295 31,1 125 35,7 170 28,4 3 304 32,1 116 33,1 188 31,4 4+ 186 19,6 49 14 137 22,9

Bảng 3.20. Tần suất xuất hiện các kiểu phối hợp các tiêu chí HCCH theo IDF (n = 948)

Số tiêu chí

phối hợp Chung (n = 948) Nam (n = 350) Nữ (n = 598)

n % n % n % 0 23 2,4 10 2,9 13 2,2 1 114 12 41 11,7 73 12,2 2 243 25,6 113 32,3 130 21,7 3 293 30,9 116 33,1 177 29,6 4+ 275 29 70 20 205 34,3 Chương 4 BÀN LUẬN

Trong thời gian 9/2011 – 1/2012 chúng tôi đã tiến hành sàng lọc tìm đối tượng có yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ typ 2 trong cộng đồng bằng bảng câu hỏi yếu tố nguy cơ cho bệnh ĐTĐ typ2, sau đấy đã tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi, đo các chỉ số nhân trắc và xét nghiệm đường máu lúc đói, đường máu sau 2h khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống đã phát hiện ra đối tượng bị tiền ĐTĐ theo tiêu chuẩn của ADA ( ĐH đói từ 5,6 – 6,9 và/hoặc ĐH sau 2h làm nghiệm pháp từ 7,8 – 11 mmol/l). Những đối tượng tiền ĐTĐ được mời đến lần 2 để xét nghiệm bilan lipid máu, cuối cùng chúng tôi đã tìm ra 948 đối tượng tiền ĐTĐ đủ điều kiện để đánh giá HCCH theo các tiêu chuẩn khác nhau (tiêu chuẩn của ATPIII và IDF). Vì đây là một phần của một dự án lớn, dự áp D-Start, dự án hợp tác giữa Viện ĐTĐ và RLCH cùng với Liên đoàn ĐTĐ thực hiện nên chúng tôi mới có được một số lượng lớn đối tượng tiền – ĐTĐ như vậy phục vụ cho nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cũng đã tìm kiếm các nghiên cứu trong nước về HCCH ở đối tượng tiền ĐTĐ nhưng hầu như là chưa có, đặc biệt là nghiên cứu trên đối tượng ở cộng đồng. Mặc dù có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá HCCH nhưng hai tiêu chuẩn mà chúng tôi áp dụng là hai tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là trong các nghiên cứu ở cộng đồng vì các tiêu chí để đánh giá HCCH trong hai tiêu chuẩn này là có thể áp dụng được ở nhiều cơ sở trên khác trên cả nước. Không như tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH-WHO, yêu cầu phải có kháng insulin đánh giá bằng kỹ thuật kẹp đẳng đường cường insulin, một tiêu chuẩn “vàng” để đánh giá kháng insulin hiện nay, tiêu chuẩn của WHO cũng yêu cầu đánh giá microalbumin niệu, điều này không dễ thực hiện được ở nhiều cơ sở y tế chưa nói đến áp dụng trên cộng đồng. Hay như tiêu chuẩn của Hội kháng insulin châu Âu, tiêu chuản này mặc dù không yêu cầu áp dụng kỹ thuật kẹp insulin để đánh giá kháng insulin, nhưng thay vào đó họ lại yêu cầu xét nghiệm insulin máu lúc đói để đánh giá kháng insulin. Trong điều kiện nước ta hiện nay, chúng tôi thấy nhiều cơ sở (kể cả

tuyến tỉnh) xét nghiệm insulin vẫn chưa làm được hoặc kết quả còn hạn chế, hay như ở tuyến TW, xét nghiệm này cũng chỉ làm cho những đối tượng đặc biệt (để chẩn đoán ĐTĐ typ1 hoặc ở những đối tượng nghi nghờ kháng insulin rõ trên lâm sàng hoặc ở nhóm nhỏ đối tượng phục vụ cho một nghiên cứu nào đó chứ chưa phải là một xét nghiệm thường quy, ngoài ra xét về kinh tế, xét nghiệm này đắt tiền nên sẽ hạn chế khi áp dụng trên số lượng lớn. Chúng tôi nhận thấy, tiêu chuẩn của ATPIII, tiêu chí tăng vòng eo ( ≥ 102 cm với nam, ≥ 88 cm với nữ) có vẻ hơi cao so với đối tượng là những người dân Việt Nam khi chỉ bằng cảm quan khi quan sát những người dân Mỹ và những người dân Việt Nam. May mắn thay, chúng tôi đã có một chỗ dựa khác là liên đoàn ĐTĐ thế giới. Theo tổ chức này, khi đánh giá HCCH, họ có lưu ý đến tiêu chí vòng eo đặc thù cho từng dân tộc khác nhau trên thế giới, và họ hạ thấp ngưỡng vòng eo xuống (90 cm với nam, 80 cm với nữ) đối với người dân Nam Á trong đó có người Việt Nam. Từ những nhận định trên, chúng tôi nghĩ cỡ mẫu 948 người là đại diện được cho nhóm người tiền ĐTĐ tại Ninh Bình, đủ tin cậy khi báo cáo, phân tích các kết quả. Hai tiêu chuẩn chúng tôi áp dụng là phù hợp với xu thế chung hiện nay khi đánh giá HCCH và áp dụng được khi đánh giá HCCH nếu tiến hành ở địa phương khác và sẽ tiện lợi khi so sánh các kết quả với nhau. Chúng tôi hi vọng đề tài của chúng tôi có một đóng góp nhỏ cho chuyên ngành nội tiết của nước nhà, một chuyên nghành còn trẻ và đang cần sự đầu tư, sự quan tâm của nhiều bác sỹ hơn nữa để công cuộc phòng chống các bệnh nội tiết, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm ngày càng hiệu quả.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường tại ninh bình (Trang 63 - 66)