Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) (Trang 40)

Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực sau:

- Sản xuất bao bì bằng gỗ.

- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm rạ, và vật liệu tết bện.

35

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến, xi măng (xi măng đen, xi măng trắng, clinker).

- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình: Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự, đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện.

- Sản xuất đồ gỗ xây dựng. - Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế. - Cho thuê xe có động cơ (xe ô tô).

- Bán buôn thực phẩm: Bán buôn cà phê, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột, rau, quả.

- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh.

- Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ.

- May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú): Sản xuất quần áo bảo hộ lao động.

- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. - Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác. - Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột.

- Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh.

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu: Bán buôn cao su và các sản phẩm khác từ cao su, chất dẻo dạng nguyên sinh (hạt, bột, bột nhão), tơ, xơ, sợi dệt.

- Sản xuất săm, lốp cao su ; đắp và tái chế lốp cao su. - Sản xuất sản phẩm khác từ cao su.

- Bán lẻ hàng hoá khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh: Bán lẻ cao su và các sản phẩm khác từ cao su.

36

- Bán buôn kim loại và quặng kim loại: Bán buôn sắt thép, kim loại khác. - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện).

- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép. - Kinh doanh xăng dầu.

- Kinh doanh phế liệu (kim loại màu, kim loại đen), rác thải, chất thải trong ngành công nghiệp, sinh hoạt, y tế (rắn, lỏng) (không bao gồm kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường).

- Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm ngành dệt, may, máy móc, thiết bị phục vụ thi công công trình.

- Khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản, nông, lâm, thuỷ hải sản, lương thực, thực phẩm (trừ loại Nhà nước cấm).

- Kinh doanh vận tải hàng hoá đa phương thức.

- Kinh doanh vậy liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa, thiết bị vệ sinh, vật tư, thiết bị ngành điện, nước, cơ giới giao thông, văn phòng, hàng tiêu dùng, hàng điện, điện tử, điện lạnh, tin học, máy văn phòng, đồ gia dụng.

- Kinh doanh ô tô, xe máy, xe chuyên dùng, máy móc, thiết bị toàn bộ và phụ tùng thay thế.

2.1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua

Với sự nỗ lực của Ban Giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) đã từng bước đi lên, vững bước trên thị trường, điều đó thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đã đạt được trong vài năm gần đây.

37

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đạt được trong những năm gần đây của Công ty

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng doanh thu 179.537 363.216 453.481

1 Doanh thu thuần 179.537 363.216 453.481

2 Giá vốn hàng bán 173.652 354.253 442.287

3 Lợi tức gộp 5.884 8.962 11.193

4 Doanh thu hoạt động tài chính 995 2.790 1.771

5 Chi phí tài chính 3.228 6.921 6.259 6 Chi phí bán hàng 80 7 369 7 Chi phí quản lý DN 2.179 3.427 4.593 8 Lợi tức thuần 1.391 1.395 1.743 9 Thu nhập khác 470 367 594 10 Chi phí khác 381 89 27 11 Lợi tức khác 89 278 566

12 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 1.481 1.674 2.309

13 Lợi nhuận sau thuế 1.094 1.266 1.843

16 Vốn chủ sở hữu 5.035 8.881 10.743

17 Tổng tài sản 60.515 76.349 151.893

38

Bảng chỉ tiêu trên đã cho thấy có sự gia tăng rất lớn về doanh thu năm 2011 khoảng gần 200 tỷ VNĐ rồi lại tăng tiếp gần 100 tỷ VNĐ ở năm 2012. Lý do sự tăng lên đáng kể này là sự tăng lên các hoạt động kinh doanh thương mại và vận tải. Đặc trưng kinh doanh của ngành là vận tải chuyên chở các xe ô tô, xe máy của các hãng Toyota, Honda từ nhà máy đi đến các thành phố, các tỉnh trong cả nước và mua bán các máy móc, phụ tùng. Từ năm 2011 công ty đăng ký thêm lĩnh vực hoạt động là mua bán nguyên vật liệu như kinh doanh phế liệu (kim loại màu, kim loại đen), các sản phẩm khác như hạt nhựa, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật dụng chịu lửa... Mặc dù những năm gần đây nhu cầu của người dân về tiêu dùng các mặt hàng này cũng giảm, bất động sản vẫn chưa thoát khỏi trì trệ nhưng với sự nỗ lực của các cán bộ, công nhân viên công ty nên đã tạo ra sự chênh lệch khá nhiều về doanh thu. Một phần cũng do thay đổi lại bộ phận quản lý và các khách hàng mới của công ty.

Nhìn vào dòng tài sản thì cũng thấy được một xu thế tương tự. Đó chính là sự gia tăng từ năm 2010 sang năm 2011 từ 60tỷ VNĐ lên đến 76 tỷ VNĐ, nhưng đến năm 2012 thì giá trị tài sản lại tăng lên đáng kể tới 151 tỷ VNĐ. Nhìn vào dòng tài sản ngắn hạn, xu hướng lại tái diễn. Một đặc trưng nữa của ngành vận tải và thương mại đó là tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Tuy nhiên, xét tổng nợ phải trả, công ty có sự gia tăng công nợ năm 2010 đến 2011, con số này tầm 17 tỷ VNĐ, sang năm 2012, công ty tăng công nợ lên tới 141 tỷ VNĐ. Con số này khá cao, lý do một phần công nợ của công ty lại tăng lên đáng kể này là do công ty có được sự bảo lãnh của Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam tại các ngân hàng. Nhờ vào sự bảo lãnh đó mà Công ty đã được vay tín chấp với

39

ngân hàng để kinh doanh thương mại. Bên cạnh đó Công ty cũng khá tin tưởng vào khách hàng mà để cho khách hàng nợ với số công nợ cao.

Một chỉ số được coi là quan trọng với mọi công ty nói chung và công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM nói riêng là chỉ số lợi nhuận sau thuế. Từ mảng doanh thu năm 2010 – 2012, cũng dễ thấy được con số lợi nhuận sau thuế này, nó tăng lên với biên độ khá lớn. Năm 2010 công ty có tổng tài sản trung bình khoảng 60 tỷ VNĐ thì lợi nhuận sau thuế khoảng hơn 1 tỷ, chiếm khoảng 1.67% là khá nhỏ. Năm 2011 với tổng tài sản 76 tỷ mà lợi nhuận sau thuế chiếm gần 1.3 tỷ chiếm khoảng 1.7% là quá nhỏ, năm 2012 lại càng thấp hơn. Lợi nhuận của Công ty bị giảm sút do công ty gặp phải những lý do không mong muốn. Về phía vận tải: trong quá trình vận chuyển hàng hoá, trên đường trở hàng cho khách, lái xe đã bị một số vụ gây tại nạn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Ví dụ như, thời gian vừa qua trên báo đài có nói tới vụ một ô tô tải tông vào người đi đường do lái xe ngủ gật. Gây tai nạn làm sáu người bị thương, một người chết. Vụ tai nạn này chính là vụ xảy ra tại Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài phần được bảo hiểm thì Công ty cũng phải chi trả thêm một khoản không nhỏ cho người bị tai nạn. Về phía thương mại: Do tình hình chung của nền kinh tế nên cũng có khách chậm thanh toán, công ty phải trả thêm khoản lãi vay ngân hàng. Chi phí lãi vay ngân hàng tăng cao ...

Tuy nhiên đây là kết quả có sự tăng trưởng sau 10 năm thành lập công ty. Đó là sự nỗ lực không chỉ của ban lãnh đạo và của toàn bộ anh chị em trong công ty, đã góp sức tạo nên con số đó.

40

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)