Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) (Trang 25)

1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản [5, tr.353-354]

Để đánh giá về tình hình sử dụng tài sản nói chung, các chỉ tiêu sau thường được sử dụng:

 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần =

tổng tài sản Tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì tài sản càng được sử dụng có hiệu quả.

20

Hệ số sinh lợi Lợi nhuận sau thuế =

(ROA) Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy cách quản lý tài sản của doanh nghiệp càng có hiệu quả.

1.2.3.2. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn [6, tr187-190] * Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành

Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tài chính các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với khoản thanh toán trong kỳ. Sự thiếu hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa doanh nghiệp tới tình trạng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đúng hạn và có thể phải ngừng hoạt động. Do đó cần chú ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành: CR TSNH CR=

Nợ Ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của khoản nợ đó.

* Vòng quay tiền:

Vòng quay tiền = Doanh thu trong năm/ Tiền và các khoản tương đương tiền Tỷ số này cho biết số lần tiền và các khoản tương đương tiền được quay vòng trong một năm. Chỉ số này cao cho thấy hiệu quả sử dụng tiền của doanh nghiệp là tốt.

21

Chu kì vận động của tiền mặt là độ dài thời gian từ khi thanh toán khoản mục nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc bán sản phẩm cuối cùng.

Đây là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động vì trình tự vận động của tài sản lưu động có liên quan đến toàn bộ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Chu kì vận động của tiền mặt = Thời gian vận động của nguyên vật liệu + Thời gian thu hồi khoản phải thu – Thời gian chậm trả khoản phả trả.

Thời gian vận động Hàng tồn kho =

của nguyên vật liệu Mức bán mỗi ngày

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho.

Thời gian thu hồi Khoản phải thu x 365 =

những khoản phải thu Mức bán hàng trong năm

Mục tiêu của doanh nghiệp là rút ngắn chu kì vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt mà không có hại cho sản xuất. Khi đó lợi nhuận sẽ tăng lên và chu kì càng dài, thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài sẽ càng lớn; mỗi nguồn tài trợ đều phát sinh một chi phí, do đó lợi nhuận sẽ giảm.

22

*Vòng quay dự trữ, tồn kho:

Vòng quay dự trữ, tồn kho =

Giá vốn hàng hóa

Tồn kho bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một kỳ nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.

*Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình

quân =

Tổng số ngày trong một kỳ

Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ

*Vòng quay khoản phải thu trong kỳ

Vòng quay khoản phải thu trong kỳ =

Doanh thu bán hàng trong kỳ

Các khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã quản lý các khoản phải thu như thế nào. Nó cũng phản ánh chính sách tín dụng của doanh

23

* Hiệu suất sử dụng TSNH (vòng quay tài sản lưu động):

Vòng quay TSNH trong kỳ =

Doanh thu thuần trong kỳ

TSNH bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSNH sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSNH càng cao.

*Hiệu quả sử dụng TSNH:

Hiệu quả sử dụng TSNH: =

Lợi nhuận sau thuế

TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Hệ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn TSNH. Nó cho biết mỗi đơn vị TSNH có trong kỳ đem lại bao nhiệu đơn vị lợi nhuận sau thuế.

*Mức đảm nhiệm TSNH:

Mức đảm nhiệm TSNH:

=

TSNH sử dụng bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả kinh tế càng cao.

1.2.3.3. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn [6, tr.191-194] * Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Doanh thu thuần TSDH bình quân trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSDH =

24

Trong đó: TSDH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSDH có ở đầu kỳ và cuối kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao.

* Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

1.3.1. Các yếu tố ngoài doanh nghiệp

1.3.1.1. Các chính sách của Nhà nước

* Sự quản lý của nhà nước

Sự quản lý của Nhà nước có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ rệt qua một số mặt sau.

Thông qua hành lang pháp lý về kinh tế của Nhà nước. Nhà nước đã xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế để điều chỉnh hành vi của mọi cá nhân, tổ chức tham gia sản xuất kinh doanh. Do đó, việc quản lý, sử dụng tài sản của các doanh nghiệp này dù có hiệu quả hay không thì cũng phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ những quy định, nguyên tắc do Nhà nước đặt ra. Cụ thể là những quy định của Nhà nước về quản lý tài chính doanh nghiệp; chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; chế độ quản lý các khoản phải thu, dự trữ tồn kho và tiền mặt; phương pháp hạch toán tại doanh nghiệp. Tuỳ vào từng nước, tuỳ từng giai đoạn mà mức độ ảnh hưởng

Lợi nhuận sau thuế TSDH bình quân trong kỳ Hệ số sinh lợi TSDH =

25

của hành lang pháp lý của Nhà nước tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là khác nhau.

Mặt khác, thông qua các chính sách này, Nhà nước có thể định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo mục tiêu Nhà nước đã xác định trong từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau.

* Các nhân tố thược tầm vĩ mô:

Mỗi doanh nghiệp chỉ là một cá thể đơn lẻ trong nền kinh tế. Những thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô luôn luôn tác động đến doanh nghiệp như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, biến động của lãi suất, tỷ giá,... Chẳng hạn khi lạm phát tăng, giá các mặt hàng tăng đột biến, giá nguyên nhiên vật liệu tăng, chi phí tăng gây khó khăn cho doanh nghiệp không những trong khâu sản xuất mà còn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp do lợi nhuận ròng bị giảm.

Trong điều kiện nền kinh tế mở, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Sự thay đổi trong chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn về chính trị hay kinh tế trong khu vực và trên thế giới tác động ngay đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào, và cả giá bán của sản phẩm. Lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp đạt được sẽ giảm.

Rõ ràng, chính sách thương mại quốc tế của nước mình đối với các nước trong khu vực và trên thế giới, giữa các nước với nhau; đồng thời những biến đổi trong nền kinh tế toàn cầu là những nhân tố ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nó có thể gây khó khăn mà cũng có thể tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp.

1.3.1.2. Các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên * Môi trường kinh tế:

Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như: chu kỳ phát

26

triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước.

Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất – kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.

Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế.

* Chính trị - pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như: duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị; định hướng phát triển kinh tế, kích thích phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

* Khoa học –Công nghệ:

Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng

27

doanh nghiệp nói riêng. Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học – công nghệ cũng có thể làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn.

Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc – công nghệ là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình.

1.3.1.3. Các yếu tố thuộc về thịtrường

Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và thị trường tài chính.

Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụt giảm về số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thị trường tài chính là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi có nhu cầu. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền và thị trường vốn.

1.3.1.4. Đối thủ cạnh tranh

Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp.

28

1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

1.3.2.1. Yếu tốcon người

Về trình độ cán bộ quản lý: Trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ chuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định. Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tổ chức, quản lý tốt đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản cao, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và ngược lại Nếu khả năng tổ chức, quản lý kém, quyết định sai lầm thì tài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệu quả dẫn đến hiệu quả SXKD kém.

Về trình độ tay nghề của người lao động: bộ phận công nhân là bộ phận cùng với máy móc thiết bị trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên là nhân tố trực tiếp sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Đối với công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồng thời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu trình độ tay nghề người công nhân thấp, không nắm bắt được các thao tác kỹ thuật, ý thức bảo quản máy móc kém sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, giảm tuổi thọ của máy móc làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản giảm.

1.3.2.2. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều này cho thấy sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, song nhiều thử thách mới cũng sẽ xuất hiện. Do đó, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

29

mình trên thị trường, bằng cách lập kế hoạch hay chiến lược phát triển cho chính doanh nghiệp hoặc cho sản phẩm của doanh nghiệp nhằm để tìm ra một hướng riêng có tính cạnh tranh cao.

Điều này được thể hiện thông qua các mặt như đánh giá nhu cầu tài sản, lựa chọn phương án kinh doanh, đầu tư... Trong đó có một số hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) (Trang 25)