Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tạo chồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô tính cây cỏ ngọt bằng phương pháp khí canh (Trang 70 - 125)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tạo chồ

cây cỏ ngọt

4.1.6.1 Ảnh hưởng của BA đến khả năng tạo chồi của cỏ ngọt trên nền khí canh

Chúng tôi sử dụng dung dịch BA ở các nồng độ thí nghiệm để phun cho cây cỏ ngọt mẹ trên nền khí canh sau mỗi lần cắt ngọn.

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng bật mầm của cỏ ngọt trồng trên nền khí canh Công thức Cắt ngọn-bật mầm (ngày) Bật mầm-kết thúc bật mầm (ngày) Khoảng cách giữa các lần cắt (ngày) 0ppm (đ/c) 3,2 2,4 6,8 1ppm 2,5 1,0 6,0 2ppm 3,0 1,7 6,7 3ppm 5,0 3,0 9,7 LSD0.05 0,45 CV% 3,3

Sau 2 tháng theo dõi chúng tôi thu được kết quả là khi phun dung dịch BA ở nồng độ 1ppm cây cỏ ngọt có thời gian bật mầm và kết thúc bật mầm ngắn nhất, khoảng cách giữa các lần cắt của công thức này là 6 ngàỵ Thời gian bật mầm, kết thúc bật mầm và khoảng cách giữa các lần cắt dài nhất ở công thức sử dụng dung dịch BA có nồng độ 3ppm, khoảng cách giữa các lần cắt là 9,7 ngàỵ Công thức đối chứng có khoảng cách giữa các lần cắt là 6,8 ngày và công thức BA có nồng độ 2ppm có khoảng cách giữa các lần cắt là

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 61

6,7 ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thồng kê.

4.1.6.2 Ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân của cỏ ngọt trên nền khí canh

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của nồng độ BA đến hệ số nhân cỏ ngọt trên nền khí canh

Công thức Số cây ban

đầu Số lần cắt Số chồi thu được Hệ số nhân (lần/cây mẹ/2 tháng) 0ppm (đ/c) 30 7 254 8,47 1ppm 30 7 307 10,23 2ppm 30 7 293 9,77 3ppm 30 4 94 3,13 LSD0.05 0,13 CV% 0,8

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 4.16 cúng tôi nhận thấy nồng độ nồng độ của BA có ảnh hưởng rất lớn đến hệ số nhân của cây cỏ ngọt, các kết quả nghiên cứu ở các nồng độ đều cho các kết quả có ý nghĩa thống kê. Hệ số nhân của cây cỏ ngọt đạt cao nhất khi sử dụng BA ở nồng độ 1ppm là 10,23 lần, thấp nhất ở nồng độ 3ppm chỉ đạt 3,13 lần, ở nồng độ này cây sinh trưởng rất kém, tỷ lệ bật chồi thấp dẫn đến hệ số nhân thấp. Hệ số nhân ở công thức sử dụng BA với nồng độ 2ppm cũng đạt khá 9,77 lần, cao hơn so với công thức đối chứng đạt 8,47 lần.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62

Hình 4.11. Ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân của cỏ ngọt 4.2 Ảnh hưởng của nguồn giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cỏ ngọt

Những ưu điểm về hệ số nhân giống của cỏ ngọt trên nền khí canh đã được chứng minh ở những thí nghiệm trên, nhưng câu hỏi đặt ra là với tốc độ nhân nhanh như vậy khi được trồng ra đồng ruộng liệu cây cỏ ngọt được nhân ra bằng phương pháp khí canh có khả năng sống và cho năng suất như thế nào so với cây được nhân giống bằng những biện pháp khác. Để trả lời câu hỏi này chúng tôi thực hiện thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nguồn giống tới sinh trưởng phát triển và năng suất của cây cỏ ngọt.

Để thực hiện thí nghiện này chúng tôi lấy cây giống cỏ ngọt được nhân từ nuôi cấy mô, khí canh và địa canh trồng ra đồng ruộng. Cây giống lấy từ nuôi cấy mô được giâm vào cát trong nhà lưới 2 tuần trước khi đem trồng, cây giống lấy từ khí canh được giâm ra rễ trên nền khí canh, cây giống từ cành giâm được giâm ra rễ trên cát trước khi đem ra trồng trên ruộng. Kết quả thu được sau 2 tháng theo dõi như sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 63

4.2.1 Ảnh hưởng của nguồn giống đến sinh trưởng,phát triển của cây cỏ ngọt

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của nguồn giống đến sinh trưởng của cây cỏ ngọt trồng trên đồng ruộng Nguồn giống Tỷ lệ sống (%) (sau 2 tháng) Chiều cao (cm) (sau 2 tuần) Số cặp lá (sau 2 tuần) Diện tích lá (cm2) Cành giâm 97,0 15,2 10,3 2,23 In vitro 93,3 7,4 6,5 1,57 Khí canh 98,7 19,3 13,9 2,13 LSD0.05 4,7 2,1 1,1 0,2 CV% 2,4 7,7 6,0 0,1

Ghi chú: Sau khi trồng 2 tuần phải bấm ngọn để tạo tán.

Tỷ lệ cây Cỏ ngọt sống sau 2 tháng theo dõi ở công thức cây có nguồn gốc từ khí canh và cành giâm có ý nghĩa như nhau về mặt thông kê là 98,7% và 97%, tỷ lệ cây sống ở công thức cây có nguồn giống từ in vitro thấp nhất là 93,3%. Các chỉ tiêu sinh trưởng ở công thức cây có nguôn gốc từ cành giâm và khí canh cũng cao hơn nhều so với công thức cây giống từ in vitrọ Vì cây in vitro được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm do chưa quen với điều kiện tự nhiên đồng ruộng nên khi đưa ra đồng trong giai đoạn đầu sẽ sinh trưởng phát triển kém hơn cây giâm cành và cây in vitro, nên trong 2 tháng thực hiện thí nghiệm cây có nguồn gốc in vitro có các chỉ tiêu sinh trưởng kém hơn 2 công thức còn lạị Ở công thức cây có nguồn gốc từ cành giâm cây có chiều cao

trung bình là 15,2cm, số cặp lá 10,3, diện tích lá 2,23cm2; công thức cây từ in

vitro có chiều cao trung bình 7,4cm, số lá 6,5, diện tích lá khá nhỏ 1,57cm2;

cây có nguồn gốc từ khí canh có chiều cao trung bình 19,3cm, số cặp lá 13,9 cặp, diện tích lá 2,13 cm2.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 64

4.2.2 Ảnh hưởng của nguồn giống đến năng suất của cây cỏ ngọt

Số liệu thu được sau 2 tháng theo dõị

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của nguồn giống đến năng suất cỏ ngọt trên đồng ruộng Nguồn giống Khối lượng cá thể (tươi) (g) Khối lượng cá thể (khô) (g) Năng suất lý thuyết (g/ô thí nghiệm) Năng suất thực thu (g/ô thí nghiệm) CT1 296,7 3,87 387 346,2 CT2 163,4 1,83 183 157,5 CT3 289,5 3,67 367 356,4 LSD0.05 15,7 CV% 2,7

Ghi chú: năng suất thu được tính bằng khối lượng dược liệu khô.

Năng suất thực thu của của công thức cây có nguồn gốc từ cành giâm (346,2 g/ô thí nghiệm) và nguồn gốc khí canh (356,4g/ô thí nghiệm) đạt khá cao và không khác nhau về ý nghĩa thống kê, cây có nguồng gốc invitro cho năng suất thấp nhất đạt 157,5g/ô thí nghiệm

Vậy nguồn giống có ảnh hưởng tới năng suất cây cỏ ngọt, nguồn giống từ giâm cành và khí canh cho kết quả năng suất cỏ ngọt thu được là như nhaụ

4.3 Sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc nhân giống cỏ ngọt từ khí canh

Qua các thí nghiệm trên chúng tôi nhận thấy cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt trên nền khí canh và cho hệ số nhân giống cũng rất caọ Khi sử dụng cây giống được nhân bằng phương pháp khí canh trồng ra đồng ruộng kết quả năng suất thu được bằng với năng suất thu được khi sử dụng cây giống từ cành giâm. Nhưng khi sử dụng phương pháp nhân giống vô tính cây cỏ ngọt bằng phương pháp khí canh đòi hỏi phải cơ sở vất chất đầy đủ, vì vậy chúng tôi thực hiện hạch toán sơ bộ hiệu quả kinh tế của phương pháp này so

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 65

sánh giá thành cây giống với phương pháp nhân giống bằng cành giâm và nhân giống bằng in vitrọ

Bảng 4.19. Chi phí/m2 trong thí nghiệm nhân cây bằng khí canh

Vật tư Đơn vị Chi phí (đồng/m2)

Nhà trồng m2 10.000

Khung giàn + vòi phun chiếc 10.000

Bồn nhựa cái 10.000

Tủ điện cái 6.000

Máy bơm cái 4.000

Điện kw 14.000 Xốp, nilon m2 5.000 Dinh dưỡng lít 10.000 Giống cây 437.500 Tiền công đồng 100.000 Cộng 606.500

( Nhà trồng. máy bơm, bồn nhựa, tủ điện đã được khấu hao trong 5 năm)

Tổng số tiền chi cho 1m2 trong thí nghiệm nhân giống là 606.500đ. Sau 2

tháng số ngọn cắt thu được trên khí canh là 6.394 ngọn (số cây giống ban đầu là 625 cây (giá 700đ/cây) với hệ số nhân giống khi sử dụng chất khích thích sinh trưởng BA với nồng độ 1ppm là 10.23. Mật độ trồng trên khí canh là 4cm x 4cm). Số ngọn cắt thu được, được giâm ra rễ trên nền khí canh với

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 66

khoảng cách 2cm x 2cm, nên sau mỗi lần cắt phải sử dụng thêm 2m2 bồn

trồng khí canh nữa để giâm ngọn cắt. Vậy chi phí/1m2 cho việc nhân giống cỏ

ngọt trên nền khí canh là:

606.500 + 169 x 2m2 = 944.500đ

Sau 2 tháng số cây đủ tiêu chuẩn suất vườn là 100%.

Giá thành 1 cây cỏ ngọt nhân ra từ khí canh là: 944.500/6394 = 148đ. Trong khi một cây giống nhân từ cành giâm có giá là 250đ, cây từ in vitro có giá 700đ (giá tham khảo tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội – Viện dược liệu).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 67

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết kuận

- Hoàn toàn có thể nhân giống vô tính cây cỏ ngọt bằng biện pháp khí canh và biện pháp nhân giống này cho hiệu quả kinh tế caọ Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt và cho hệ số nhân giống cao khi trồng trên hệ thống khí canh sử dụng loại dinh dưỡng là dung dịch SH1 với EC = 315µs/cm. khoảng cách giữa các lần phun dinh dưỡng là 10 phút với mỗi lần phun 10 giâỵ

- Dung dịch α- NAA có tác dụng kích thích sự ra rễ của cỏ ngọt giâm trên nền khí canh, với nồng độ thích hợp nhất là 1000ppm, 100% ngọn giâm ra rễ sau 5 ngàỵ

- Dung dịch BA có tác dụng kích thích sự bật mầm nách ở cỏ ngọt sau khi cắt ngọn và kích thích sự tăng trưởng của mầm. Cây cỏ ngọt cho hệ số nhân giống cao nhất (10,23 lần/cây mẹ/2 tháng) khi phun dung dịch BA ở nồng độ 1ppm sau khi cắt ngọn.

- Nguồn gốc cây giống có ảnh hưởng tới năng suất của cây cỏ ngọt. Sau 2 tháng trồng, cây giống có nguồn gốc từ cành giâm và cây giống có nguồn gốc từ khí canh cho năng suất như nhau, cây có nguồn gốc từ nuôi cấy in vitro cho năng suất thấp hơn cây có nguồn gốc giống từ cành giâm và khí canh.

* Trên cơ sở các kết quả thu được, chúng tôi đề xuất sơ đồ nhân giống cỏ ngọt trên nền khí canh:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 68

Cây in vitro: (3-4 cặp lá, > 4 rễ, cao 4-6 cm).

Khí canh: - Dung dịch SH1, EC = 315µs/cm - Phun 10 phút một lần, mỗi lần 10 giây Phun BA 1ppm … Phun BA 1ppm Nhúng α- NAA 1000ppm Cắt ngọn lần thứ nhất

Tiêu chuẩn ngọn cắt: 3-4 cặp lá; cao 4-6 cm

Cắt ngọn lần 7

Giâm ngọn trên khí canh trong 7 ngày (Dung dịch SH1, EC = 315µs/cm Phun 10 phút một lần, mỗi lần 10 giây)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 69

5.2 Đề nghị

- Ứng dụng các kết quả thí nghiệm trên trong việc xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây cỏ ngọt bằng kỹ thuật khí canh.

- Tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của độ pH dung dịch và ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch tới sinh trưởng, phát triển và hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trên hệ thống khí canh.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO Ị Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Hân, Nguyễn Quang Thạch (2010),

Nghiên cứu nhân giống hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.) bằng kỹ thuật khí canh, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kỳ 2, Tháng 7/2010, Tr 14 – 18

2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Tr 495-498.

3. Phạm Tiến Dũng, Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy tính bằng IRRISTAT

4.0, NXB nông nghiệp

4. Nguyễn Như Hà (2006), Giáo trình bón phân cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nộị

5. Lê Đình Lương (1995). Thuỷ canh R&D Hydroponics, NXB Khoa học và

kỹ thuật Hà Nội, Tr 5.

6. Hoàng Thị Nga và cs (2009), Nhân giống cà chua F1 bằng kỹ thuật khí canh, Tạp chí Khoa học và phát triển 2009, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Tập 7; Số 4; 408-415

7. Nguyễn Thị Ngân (2007), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thủy canh và khí

canh trong nhân giống hoa cẩm chướng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nộị

8. Võ Kim Oanh, (1996). Nghiên cứu khả năng ứng dụng kỹ thuật trồng cây

trong dung dịch cho một số cây rau trồng ở vùng Gia Lâm Hà Nội, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Ị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 71

9. Phạm Minh Phương (2006), Nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình sản

xuất cây giống hoa hồng môn (Anthurium Andreanum) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nộị

10. Vũ Quang Sáng, Nguyễn Thị Nhàn, Mai Thị Tân, Nguyễn Thị Kim Thanh

(1999), Giáo trình Sinh lý thực vật ứng dụng, NXB Nông nghiệp Hà Nộị

11. Vũ Quang Sáng (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung dịch dinh

dưỡng khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất giống cà chua VR2 và XH2, Tạp chí nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, Tr 323-325.

12. Phạm Ngọc Sơn (2006), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh và khí

canh trong sản xuất cây rau cải xanh và xà lách ở Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nộị

13. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Trần Văn Phẩm (2000), Giáo

trình Sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nộị

14. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Lý Anh,

Nguyễn Thị Hương, Lại Đức Lưu (2006), Bước đầu nghiên cứu ứng

dụng công nghệ khí canh trong nhân nhanh giống khoai tây cấy mô, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Số 4+5/2006, Tr 73- 78

15. Nguyễn Quang Thạch, Lại Đức Lưu, Hoàng Thị Giang, Nguyễn Thị Loan

(2009), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí canh trong sản xuất củ

giống khoai tây mini sạch bệnh, Báo cáo khoa học Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc, 2009, Tr 358 - 357

16. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Phương Thảo,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 72

đến sinh trưởng và năng suất cà chua trong vụ hè, Tạp chí Khoa học và phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Tập 8, Số 2, Tr 232-238

17. Lê Đức Thảo (2003), “Nghiên cứu, tuyển chọn giống hoa Cẩm chướng

(Dianthus Cariophylus L.) và phương pháp nhân giống bằng giâm cành”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nộị 18. Trồng trọt không dùng đất trong nghề làm vườn (1992), Tài liệu trồng trọt

và bảo vệ thực vật – FAO 101, Trung tâm thông tin, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Tr 12,16-18,122,129-150

IỊ Tài liệu nước ngoàị

19. Brandle , D.J., Stevia Natures Natural Low Calorie Sweetener, . 1998, Southern Crop Protection and Food Research Centre, Delhi Research

Station Ontario Canadạ

20. Carter, W.Ạ (1942). A method of growing plants in water vapor to

facilitate examination of roots. Phytopathology 732: 623-625.

21. Colombus, M., The Cultivation of Stevia, "Nature"s Sweetener", . 1997, QMAFRA: Ontario Canadạ p.4.

22. David J. Midmore and Andrew H. Rank (2002). A new rural industry – Stevia – to replace imported chemical sweeteners. Page 9.

23. George, Ẹ F. and P. D. Sherrington. 1984. Plant propagation by tissue culturẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô tính cây cỏ ngọt bằng phương pháp khí canh (Trang 70 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)