ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô tính cây cỏ ngọt bằng phương pháp khí canh (Trang 41 - 46)

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nguồn vật liệu ban đầu là cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) nuôi cấy in

vitro được nhập nội và lưu giữ tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội - Viện Dược liệụ Cây có 3-4 cặp lá, >4 rễ, cao 4 – 6 cm.

Thí nghiệm được tiến hành trên hệ thống khí canh và vườn thực nghiệm tại Viện Sinh Học Nông Nghiệp – Đại học Nông Nghiệp Hà Nộị

Hình 3.1: sơ đồ hệ thống khí canh

3.2 Nội dung nghiên cứu

Thí nghiệm 1: nghiên cứu ảnh hưởng của các loại dinh dưỡng đến khả năng sống, sinh trưởng và phát triển, hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trồng trên hệ thống khí canh.

Công thức 1: môi trường Anthura Công thức 2: môi trường Knop (đ/c)

Công thức 3: môi trường SH1 (do viện sinh học nông nghiệp – ĐHNNHN pha chế)

Thí nghiệm được tiến hành với chế độ phun là 10 phút một lần, mỗi lần 10 giây

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32

Thí nghiệm 2: nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng phát triển và hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt.

Từ kết quả của thí nghiệm 1 chúng tôi chọn dung dịch dinh dưỡng phù hợp nhất cho cây cỏ ngọt để tiến hành thí nghiệm nàỵ

Công thức 1: dung dịch phù hợp nhất của thí nghiệm 1 (đ/c) Công thức 2: 1/2 nồng độ dung dịch công thức 1

Công thức 3: 3/2 nồng độ dung dịch công thức 1

Thí nghiệm được tiến hành với chế độ phun 10 phút một lần, mỗi lần 10 giây

Thí nghiệm 3: nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nghỉ giữa các lần phun dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển và hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt.

Công thức 1: phun dinh dưỡng 10 phút 1 lần. Công thức 2: : phun dinh dưỡng 20 phút 1 lần Công thức 3: : phun dinh dưỡng 30 phút 1 lần

Thời gian phun cho mỗi lần là 10 giâỵ Dinh dưỡng được sử dụng là dinh dưỡng tối ưu ở công thức 1 và nồng độ tối ưu ở thí nghiệm 2.

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu về thời gian phun dung dịch dinh dưỡng của mỗi lần phun.

Công thức 1: 5 giâỵ Công thức 2: 10 giâỵ Công thức 3: 15 giâỵ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33

Dung dịch sử dụng là dung dịch tối ưu ở thí nghiệm 1 với nồng độ tối ưu ở thí nghiệm 2 và thời gian nghỉ giữa mỗi lần phun là thời gian tối ưu ở thí nghiệm 3.

Thí nghiệm 5: nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ α- NAA đến khả năng ra rễ của cành giâm cỏ ngọt.

Công thức đ/c: 0 ppm Công thức 1: 500 ppm Công thức 2: 1000 ppm Công thức 3: 1500 ppm Công thức 4: 2000 ppm

Nhúng nhanh ngọn cỏ ngọt sau khi cắt vào dung dịch α- NAA trong 3 giây cho mỗi công thức thí nghiệm.

Thí nghiệm 6: nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tạo chồi của cây cỏ ngọt.

Công thức đ/c: 0 ppm Công thức 1: 1 ppm Công thức 2: 2 ppm Công thức 3: 3 ppm

Phun dung dịch BA cho cây mẹ cỏ ngọt sau mỗi lần cắt ngọn.

Thí nghiệm 7: Thí nghiệm nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt trồng trên đồng ruộng được nhân giống từ các phương pháp khác nhaụ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34

Công thức 2: cây giống nhân bằng nuôi cấy invitro Công thức 3: cây giống nhân bằng khí canh

Thí nghiệm được trồng theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nộị

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, 3 lần lăp lại, mỗi công thức theo dõi 30 cá thể, mỗi lần lặp lại 1 bồn khí canh có diện tích 50x 100cm, pH: 6,0 và EC dung dịch từ 245 – 360 µs/cm (riêng thí nghiệm 7 bố trí mỗi công thức

3m2). Một tuần bổ xung dung dịch dinh dưỡng một lần. Loại dung dịch dinh

dưỡng, nồng độ dung dịch, chế độ phun phụ thuộc vào từng thí nghiệm. Thí nghiệm 5 và 6 sử dụng dung dịch dinh dưỡng và chế độ phun tối ưu của các thí nghiệm 1; 2; 3; 4.

Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống khí canh và vườn thực nghiệm của viện Sinh học nông nghiệp – Đại học Nông Nghiệp Hà Nộị

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu thí nghiệm được quan sát và đo đếm định kỳ 7 ngày một lần. + Tỷ lệ cây sống (%) = Số cây sống x 100/ số cây ban đầu

+ Tỷ lệ ra rễ (%) = Số cây ra rễ x 100/ số cây ban đầụ + Số lần cắt ngọn/ tháng (lần)

Tổng số ngọn thu được + Hệ số nhân (HSN) =

Tổng số cây ban đầu

Tổng chiều cao đo được

+ Chiều cao cây trung bình (cm): = Tổng số cây theo dõi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35

Tổng số lá đếm được

+ Số lá/cây =

Tổng số cây theo dõi

+ Khối lượng cây: cân bằng cân phân tích.

+ Đo diện tích lá bằng máy đo diện tích lá CI-202 area meter.

3.4 Phương pháp xử lí số liệu

Kết quả nghiên cứu được xử lí theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm IRRSTAT 5.0 và Excel.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô tính cây cỏ ngọt bằng phương pháp khí canh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)