Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phun dung dịch dinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô tính cây cỏ ngọt bằng phương pháp khí canh (Trang 60 - 70)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phun dung dịch dinh

đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt

Thời gian phun dinh dưỡng là thời gian cây được cung cấp nước và dinh dưỡng. Thời gian này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của cây, thời gian phun quá dài hay quá ngắn đều gây ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng, phát triển của câỵ Mỗi loại cây có nhu cầu khác nhau, vì vậy, cần phải tìm một chế độ phun phù hợp với từng loại cây trồng để có hiệu quả trồng cây cao nhất tùy thuộc vào mục đích sử dụng loại cây trồng đó.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 51

4.1.4.1 Đánh giá ảnh hưởng của thời gian phun dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt trên hệ thống khí canh

Tỷ lệ cây sống, khả năng sinh trưởng, phát triển của cây là yếu tố cơ bản nhất để đánh giá tác động của điều kiện sống tới cây trồng.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của khoảng thời gian phun dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt trồng trên nền khí canh

Công thức Tỷ lệ cây sống (%) (sau 2 tháng) Chiều cao (cm) (2 tuần) Số cặp lá (2 tuần) Trồng đến cắt ngọn lần thứ nhất (ngày) Cắt ngọn đến bật mầm (ngày) Khoảng cách giữa các lần cắt (ngày) 5 giây 100 8,9 5,0 15,3 4,0 9,0 10 giây 100 11,8 6,3 13,0 3,1 7,0 15 giây 100 10,7 6,0 13,0 3,8 8,0 LSD0.05 0,38 0,54 0,48 CV% 1,8 4,7 3,0

Tỷ lệ cây sống sau 2 tháng theo dõi ở cả 3 công thức thí nghiệm là 100%. Chiều cao cây trung bình và số cặp lá trung bình đạt cao nhất ở công thức phun một lần 10 giây tương ứng là 11,8cm và 6,3 cặp lá, chiều cao và số cặp lá trung bình thấp nhất ở phun một lần 5 giây là 8,9cm và 5 cặp lá. Ở công thức phun một lần 15 giây chiều cao cây trung bình là 10,7cm và số cặp lá trung bình là 6 cặp.

Thời gian từ trồng đến cắt ngọn lần thứ nhất ở công thức phun 5 giây một lần là 15,3 ngày, ở 2 công thức phun 10 giây và 15 giây là 13 ngàỵ Thời gian từ khi cắt ngọn đến bật mầm của công thức phun 5 giây một lần là 4 ngày, công thức phun 10 giây có thời gian bật mầm ngắn nhất 3,1 ngày, công thức phun 15 giây có thời gian bật mầm là 3,8 ngàỵ Khoảng cách giữa các

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 52

lần cắt dài nhất ở công thức phun 5 giây một lần 9 ngày, ngắn nhất ở công thức phun 10 giây một lần 7 ngày, tiếp theo là công thức phun 15 giây một lần có khoảng cách giữa các lần cắt là 8 ngàỵ

4.1.4.2 Đánh giá ảnh hưởng của khoảng thời gian phun dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trên hệ thống khí canh

Trong 2 tuần đầu theo dõi, sinh trưởng của cây cỏ ngọt là khá đồng đều ở công thức phun 10 giây và 15 giây nhưng sau khi cắt ngọn lần thứ nhất cây ở công thức phun 15 giây một lần sinh trưởng kém, bật mầm không đều nên hệ số nhân ở công thức phun 10 giây một lần cao nhất đạt 9,1 lần, nhưng ở công thức phun 15 giây chỉ là 6,3 lần, công thức phun 5 giây một lần có hệ số nhân thấp nhất đạt 5,8 lần.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của khoảnh thời gian phun dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trồng trên nền khí canh

Công thức Số cây ban

đầu Số lần cắt Số chồi thu được Hệ số nhân (lần/cây mẹ/2 tháng) 5 giây 30 6,0 174 5,8 10 giây 30 7,0 273 9,1 15 giây 30 6,3 189 6,3 LSD0.05 0,26 CV% 1,6

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 53

Hình 4.4. Ảnh hưởng của thời gian phun dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân của cây cỏ ngọt

4.1.4.3 Đánh giá ảnh hưởng của thời gian phun dung dịch dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của cây cỏ ngọt trên hệ thống khí canh.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của khoảng thời gian phun dung dịch dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của cây cỏ ngọt trên nền khí canh

Công thức Tỉ lệ ra rễ (%) Từ trồng đến ra rễ (ngày) Ra rễ đến kết thúc ra rễ (ngày) 5 giây 100 4,3 4,0 10 giây 100 3,3 3,3 15 giây 100 3,7 3,8 LSD0.05 0,35 0,35 CV% 4,6 4,7

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 54

Tỷ lệ ra rễ ở cả 3 công thức đều đạt 100%. Thời gian từ trồng đến ra rễ ở công thức phun 10 giây một lần là 3,3 ngày và 15 giây một lần là 3,7 ngày, các kết quả này có ý nghĩa như nhau về mặt thống kê, thời gian bắt đầu ra rễ dài nhất ở công thức phun 5 giây một lần là 4,3 ngàỵ Thời gian kết thúc ra rễ ở công thức phun 5 giây cũng dài nhất là 4 ngày, thời gian ra rễ ở công thức này kéo dài có thể do lượng nước và dinh dưỡng trong mỗi lần phun 5 giây là chưa đủ so với nhu cầu cần thiết của cây, công thức phun 10 giây có thời gian kết thúc ra rễ ngắn nhất 3,3 ngày khác biệt có ý nghĩa với công thức phun 15 giây một lần có thời gian kết thúc ra rễ là 3,8 ngàỵ

Vậy thời gian phun 10 giây cho mỗi lần phun dinh dưỡng là phù hợp nhất với sinh trưởng và hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trên hệ thống khí canh.

Qua các thí nghiệm 1; 2; 3; 4 chúng tôi nhận thấy sử dụng dung dịch SH1 với nồng độ ban đầu (có EC = 315), thời gian nghỉ giữa hai lần phun là 10 phút, thời gian phun dung dịch là 10 giây cho mỗi lần phun là thích hợp nhất cho cây Cỏ ngọt trồng trên hệ thống khí canh sinh trưởng, phát triển và cho hệ số nhân giống caọ

Từ kết quả trên chúng tôi áp dụng loại dung dịch dinh dưỡng là dung dịch SH1 (có EC = 315) , thời gian nghỉ giữa hai lần phun là 10 phút và thời gian phun dung dịch là 10 giây cho mỗi lần phun để áp dụng cho các thí nghiệm tiếp theo trên hệ thống khí canh.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 55

Cây 1 tuần tuổi Cây 2 tuần tuổi

Hình 4.5. Cây cỏ ngọt trên hệ thống khí canh

Rễ cây 1 tuần tuổi Rễ cây 2 tuần tuổi Hình 4.6. Sự phát triển của rễ cỏ ngọt trên nền khí canh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 56

Ngọn cắt Cây 4 ngày tuổi

Cây 1 tuần tuổi Cây 2 tuần tuổi Hình 4.7. Sinh trưởng của cá thể cỏ ngọt.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 57

4.1.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ α- NAA đến tỷ lệ ra rễ của ngọn giâm và động thái sinh trưởng của cây cỏ ngọt

4.1.5.1 Ảnh hưởng của α- NAA đến khả năng ra rễ của ngọn giâm cỏ ngọt trên nền khí canh

Ngọn cỏ ngọt đem giâm được nhúng vào dung dịch α- NAA ở các nồng

độ thí nghiệm trong 3 giây trước khi giâm trên bồn khí canh.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của của nồng độ α- NAA đến tỷ lệ ra rễ của ngọn giâm cỏ ngọt trên nền khí canh

Tỷ lệ cây ra rễ (%) sau: Công thức

3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

0 ppm (đ/c) 13.3 36.67 90 96.67 100

500 ppm 14.3 55.56 91 100 100

1000 ppm 26.7 73.33 100 100 100

1500 ppm 21.1 58.89 95.57 100 100

2000 ppm 0 27.7 38.9 43.3 43.3

Sau 7 ngày theo dõi động thái ra rễ của ngọn giâm cỏ ngọt, chúng tôi thu

được kết quả là: ở công thức nhúng ngọn cỏ ngọt vào dung dịch α- NAA

nồng độ 1000ppm sau 5 ngày đạt 100% số ngọn ra rễ, ở công thức dùng nồng độ 500ppm và 1500ppm sau 6 ngày đạt 100% số ngọn ra rễ, công thức đối

chứng không nhúng α-NAA đạt 100% số ngọn ra rễ vào ngày thứ 7, nhưng

với dung dịch α- NAA ở nồng độ 2000ppm cây có tỷ lệ ra rễ rất kém, trong khi

ở các công thức khác sau 3 ngày cây đã bắt đầu ra rễ thì ở công thức này ngày thứ tư cây mới bắt đầu ra rễ, tỷ lệ ra rễ tăng rất chậm. tỷ lệ ra rễ đến ngày thứ 6 chỉ đạt 43,3% và đến ngày thứ 7 tỷ lệ này vẫn không tăng thêm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 58

Hình 4.8. Ảnh hưởng của α- NAA đến động thái ra rễ cỏ ngọt

Vậy ở các nồng độ 0ppm, 500ppm, 1000ppm, 1500ppm đều cho tỷ lệ ra rễ của ngọn cỏ ngọt trên nền khí canh là 100%, với nồng độ α- NAA là 1000ppm cây ra rễ nhanh nhất, đạt 100% sau 5 ngàỵ

Kết luận: vậy để khích thích ra rễ cho ngọn cỏ ngọt trên nền khí canh, sử dụng dung dịch α- NAA thì nồng độ 1000ppm là thích hợp nhất.

4.1.5.2 Ảnh hưởng của α- NAA đến động thái sinh trưởng, phát triển của cỏ ngọt trên nền khí canh

Chúng tôi thực hiện theo dõi động thái sinh trưởng, phát triển của cỏ ngọt trong 2 tuần. Từ khi trồng đến khi cây có bộ rễ hoàn chỉnh và được bấm ngọn sau 2 tuần.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của của nồng độ α- NAA đến động thái sinh trưởng của ngọn giâm cỏ ngọt trên nền khí canh

Chiều cao cây (cm) sau: Số cặp lá sau:

Công thức

1 tuần 2 tuần 1 tuần 2 tuần

0 ppm (đ/c) 5,8 11,3 4,0 6,2

500 ppm 5,8 10,8 4,0 6,6

1000 ppm 6,0 12,1 4,0 6,7

1500 ppm 5,9 11,9 4,0 6,5

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 59

Hình 4.9. Ảnh hưởng của α- NAA đến động thái tăng chiều cao cỏ ngọt

Chiều cao cây và số cặp lá trung của công thức đối chứng và công thức dùng 500ppm, 1000ppm, 1500ppm đạt chiều cao từ 10,8cm đến 12,1 cm, số cặp lá 6,2 đến 6,7 cặp, công thức dùng 2000ppm cây phát triển kém chỉ đạt chiều cao 8,7cm và 5,7 cặp lá sau 2 tuần theo dõị

Hình 4.10. Ảnh hưởng của α- NAA đến động thái động thái ra lá ngọn giâm cỏ ngọt

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 60

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô tính cây cỏ ngọt bằng phương pháp khí canh (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)