2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.2 Những nghiên cứu về cây cỏ ngọt ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ tháng 8 năm 1988 cây cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng (Đà Lạt), Đắc Lắc v.v...Theo nhiều nhà đông dược, với nguồn giống từ Trung Quốc, đồng bào các dân tộc cũng đã trồng khá nhiều ở vùng biên giới phía Bắc. Và cỏ ngọt cũng đã theo bà con từ Cao Bằng - Lạng Sơn di cư vào Lâm Hà của vùng cao nguyên Lâm Đồng (Đỗ Huy Bích và cs)[2]
Từ lần xuất hiện đầu tiên tại hội chợ "Nông nghiệp quốc tế Cần Thơ" cuối năm 1995, trà cỏ ngọt đã đoạt được Huy chương vàng. Nhưng sản phẩm này đến nay vẫn còn khá ít người chọn làm "tri kỷ", phần vì do tập quán tiêu dùng và phần bởi mới được trồng chưa nhiềụ
Theo Dược sĩ Trần Xuân Thuyết, từ năm 1990 Công ty Dược liệu TƯI cũng hướng dẫn kỹ thuật trồng trên diện tích sản xuất để cung ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩụ Hiện nay, ở Việt Nam rất nhiều công ty đang triển khai các vùng trồng cỏ ngọt trên cả nước như Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ An, Đắc lắc…
Cây có tính thích ứng rộng trên nhiều loại đất và vùng sinh thái khác nhau, nhất là ở các vùng cao nguyên, trung du và miền núi nên cỏ ngọt đang được trồng phổ biến tại nhiều địa phương . Kỹ thuật nhân giống, gieo trồng và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 16
chăm sóc đơn giản, đầu tư không nhiều (trồng một lần sau 5 -10 năm mới phải trồng lại), việc thu hoạch sản phẩm dễ dàng, sản phẩm là cành lá khô nên có thể sử dụng làm nguyên liệu phục vụ trong y học và công nghiệp thực phẩm hoặc trực tiếp làm thành phẩm như các loại trà giải khát, chữa bệnh
Hình 2.2. Ruộng trồng cỏ ngọt