4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1 Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trên nền khí canh
Mỗi loài cây sinh trưởng trên nền khí canh cần có một loại dinh dưỡng phù hợp, dinh dưỡng trong khí canh cũng giống như phân bón trên địa canh. Dinh dưỡng có đầy đủ, cân đối cây mới sinh trưởng và phát triển tốt được. Trong điều kiện địa canh, dinh dưỡng chủ yếu cần cung cấp cho cây là các nguyên tố đa lượng, vì trong đất đã có sẵn các nguyên tố vi lượng và cây sử dụng các nguyên tố này rất ít nên không cần bổ sung thêm. Nhưng trong điều kiện trồng cây không dùng đất như khí canh thì các nguyên tố vi lượng cần được chú ý hơn cả để cây có thể phát triển toàn diện. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng phát triển và hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt. Chúng tôi thực hiện thí
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37
nghiệm với 3 loại dinh dưỡng là Anthura, Knop và SH1 (SH1 là dung dịch do viện sinh học nông nghiệp pha chế). Sau 2 tháng theo dõi chúng tôi thu được kết quả sau:
4.1.1.1 Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến khả năng sống và sinh trưởng, phát triển của cây Cỏ ngọt trên hệ thống khí canh
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt trên nền khí canh
Công thức Tỷ lệ cây sống (%) (sau 2 tháng) Chiều cao (cm) (2 tuần) Số cặp lá (2 tuần) Trồng đến cắt ngọn lần thứ nhất (ngày) Cắt ngọn đến bật mầm (ngày) Khoảng cách giữa các lần cắt (ngày) Anthura 57,8 9,8 5,3 15,0 4,0 9,0 Knop (đ/c) 52,2 10,2 5,7 15,0 4,0 9,0 SH1 88,9 11,8 6,3 13,0 3,0 7,0 LSD0.05 1,4 0,37 0,27 0,6 CV% 1,0 1,7 2,3 3,7
Từ kết quả của bảng 4.1, chúng tôi nhận thấy mỗi loại dinh dưỡng có tác động khác nhau tới sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt trên nền trồng khí canh.
Tỷ lệ cây cỏ ngọt còn sống sau 2 tháng ở công thức sử dụng dung dịch SH1 là cao nhất đạt 88,9%. Tỷ lệ này có sự khác biệt rõ ràng với 2 công thức còn lạị Ở công thức sử dụng dung dịch Anthura tỷ lệ cây sống là 57,8%, tỷ lệ cây sống thấp nhất ở công thức sử dụng dung dịch Knop, 52,2%. Sự sai khác về tỷ lệ cây sống ở cả 3 công thức đều có ý nghĩa thống kê. Đáng chú ý là ở công thức sử dụng dung dịch Knop, hai tuần đầu tiên cây ra rễ mới và sinh trưởng rất tốt. Nhưng bắt đầu từ tuần thứ 3 một số cây có dấu hiệu ngừng sinh trưởng sau đó lụi dần và chết, những cây còn lại ở công thức này cũng sinh
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38
trưởng kém đi nên sau 2 tháng theo dõi tỷ lệ cây sống của công thức sử dụng dung dịch Knop là kém nhất.
Khả năng sinh trưởng của cây cỏ ngọt ở công thức sử dụng dung dịch SH1 cũng cao hơn khi sử dụng dung dịch Anthura và Knop, sau 2 tuần theo dõi chiều cao cây và số cặp lá trung bình đo, đếm được là 11,8 cm, số cặp lá trung bình là 6,3 cặp, ở công thức sử dụng Anthura chiều cao cây trung bình là 9,8cm, số cặp lá trung bình là 5,3cặp, công thức sử dụng Knop có chiều cao cây trung bình là 10,2cm số cặp lá trung bình là 5,67 cặp. Công thức sử dụng SH1 có chiều cao và số cặp lá trung bình cao nhất chứng tỏ cây sinh trưởng tốt nhất khi sử dụng dung dịch SH1.
Thời gian từ khi trồng đến cắt ngọn lần thứ nhất nhanh hay chậm phụ thuộc vào sinh trưởng của cây ở giai đoạn đầụ Ngọn cắt phải có 3 -4 cặp lá, cao 5 – 6 cm. Ở công thức sử dụng SH1 thời gian từ trồng đến cắt ngọn lần thứ nhất là 13 ngày sớm hơn 2 ngày so với sử dụng Knop và Anthura đều có thời gian từ khi trồng đến lần cắt ngọn thứ nhất là 15 ngày sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Thời gian từ khi cắt ngọn đến khi cây bắt đầu bật mầm ở công thức sử dụng SH1 là 3 ngày, ở công thức sử dụng Anthura và Knop là 4 ngàỵ
Do thời gian bật mầm ở công thức sử dụng SH1 nhanh hơn và cây sinh trưởng khỏe hơn nên khoảng cách giữa các lần cắt ngọn ở công thức này là thấp nhất (7 ngày) trong khi ở công thức sử dụng Anthura và Knop, cây mẹ bật mầm chậm hơn, sinh trưởng cũng kém hơn nên khoảng cách giữa các lần cắt ngọn bị kéo dài hơn 2 ngày so với công thức sử dụng SH1(khoảng cách giữa các lần cắt ở công thức sử dụng Anthura và Knop là 9 ngày).
Từ những kết quả trên cho thấy khi sử dụng dung dịch SH1 cây cỏ ngọt sinh trưởng phát triển tốt hơn, khoảng cách gữa các lần cắt ngọn cũng ngắn hơn khi sử dụng dung dịch Anthura và Knop.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 39
4.1.1.2 Đánh giá ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trên hệ thống khí canh.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trồng trên nền khí canh
Công thức Số cây ban
đầu Số lần cắt Số chồi thu được Hệ số nhân (lần/cây mẹ/2 tháng) Anthura 30 6 143 4,77 Knop 30 6 132 4,40 SH1 30 7 223 7,97 LSD0.05 0,41 CV% 2,7
Hình 4.1. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân của cây cỏ ngọt
Số lần cắt ngọn là chỉ tiêu phản ánh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây mẹ cũng như của mầm nách/cây mẹ. Cây mẹ sinh trưởng, phát triển tốt thì các mầm nách /cây mẹ cũng sinh trưởng, phát triển thuận lợi do đó sẽ làm tăng số lần cắt ngọn dẫn đến tăng hệ số nhân giống của câỵ Do cây sinh trưởng chậm nên số lần cắt ngọn ở công thức sử dụng dung dịch Anthura và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 40
Knop chỉ đạt 6 lần ở cả 2 công thức sau 2 tháng theo dõị Khi sử dụng dung dịch SH1 cây sinh trưởng, triển nhanh hơn nên số lần cắt ngọn cũng cao hơn 2 công thức còn lại, đạt 7 lần cắt/2 tháng.
Trong nhân giống cây trồng, hệ số nhân giống là chỉ tiêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của cả quy trình nhân giống. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hệ số nhân giống của cây, dinh dưỡng là một trong những yếu tố đó. Thành phần dinh dưỡng quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây nên cũng là yếu tố quyết định đến hệ số nhân giống vô tính của nó.
Cây cỏ ngọt sinh trưởng tốt, cây bật mầm nhanh nhất và có số lần cắt ngọn nhiều nhất ở công thức sử dụng dung dịch SH1 nên trong 2 tháng hệ số nhân giống ở công thức này đạt cao nhất là 7,97 lần. Công thức sử dụng dung dịch Anthura và Knop cây sinh trưởng chậm nên có số lần cắt ngọn cũng thấp hơn công thức sử dụng SH1, đạt 6 lần/2 tháng ở cả hai công thức. Hệ số nhân giống ở công thức sử dụng Anthura là 4,77 lần và ở công thức sử dụng Knop là 4,4 lần. Kết quả này không có khác biệt về ý nghĩa thống kê.
4.1.1.3 Đánh giá ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của cành giâm cỏ ngọt trên hệ thống khí canh.
Qua thời gian theo dõi 2 tháng chúng tôi thu được kết quả sau:
Khả năng ra rễ của ngọn giâm sau khi cắt ngọn là yếu tố quan trọng phản ánh sự thành công của thí nghiệm nhân giống. Vì dù hệ số nhân giống cao nhưng chất lượng ngọn cắt không tốt, ra rễ kém thì thí nghiệm vẫn thất bại, nên chúng tôi đã thực hiện theo dõi quá trình ra rễ của ngọn cắt cỏ ngọt và thu được kết quả như sau:
Kết quả thí nghiệm thu được cho thấy tỷ lệ ngọn giâm cỏ ngọt ra rễ trên bồn khí canh ở công thức sử dụng dung dịch Anthura là 85%, công thức sử dụng dung dịch Knop và dung dịch SH1 là 100%, nhưng ngọn giâm ra rễ nhanh hơn khi sử dụng dung dịch SH1.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 41
Thời gian từ khi giâm đến khi bắt đầu ra rễ ở công thức sử dụng SH1 là 4 ngày và các ngọn giâm bật rễ rất đồng đều, 3 ngày sau khi bắt đầu ra rễ, thì quá trình ra rễ kết thúc. Sử dụng dung dịch Knop thời gian từ khi giâm đến ra rễ là 4,7 ngày, ở công thức này quá trình ra rễ của ngọn giâm cũng kết thúc sau 3 ngàỵ Công thức sử dụng dung dịch Anthura tỷ lệ ngọn giâm ra rễ đạt thấp và thời gian từ trồng đến ra rễ dài đến 5 ngày, thời gian kết thúc ra rễ cũng chậm (4 ngày), tổng thời gian từ trồng đến ra rễ của công thức này kéo dài tới 9 ngàỵ
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của cành giâm cỏ ngọt trồng trên nền khí canh
Công thức Tỷ lệ ra rễ (%) Từ trồng đến ra rễ (ngày) Ra rễ đến kết thúc ra rễ (ngày) Anthura 85 5,0 4,0 Knop 100 4,7 3,0 SH1 100 4,0 3,0 LSD0.05 0,37 0,27 CV% 4,1 4,1
Kết luận: từ kết quả thu được ở bảng 4.1, 4.2 và 4.3 chúng tôi nhận thấy sử dụng dung dịch SH1 cho cây Cỏ ngọt trồng trên nền khí canh cho tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt và cho hệ số nhân giống cao nhất, tỷ lệ ra rễ của ngọn cắt cũng đạt 100% và thời gian ra rễ của cây cũng ngắn nhất so với việc sử dụng dung dịch Anthura và dung dịch SH1. Vậy trong 3 loại dung dịch dinh dưỡng làm thí nghiệm thì sử dụng dung dịch SH1 là phù hợp nhất để trồng cây Cỏ ngọt trên nền khí canh.
Từ kết quả trên chúng tôi chọn dung dịch SH1 để thực hiện tiếp thí nghiệm 2.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 42