Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô tính cây cỏ ngọt bằng phương pháp khí canh (Trang 52 - 56)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến

sinh trưởng, phát triển và hệ số nhân giống của cây Cỏ ngọt

Từ kết quả thu được ở thí nghiệm 1 chúng tôi tiến hành thí nghiệm 2 với dung dịch dinh dưỡng SH1 với nồng độ như nồng độ đã dùng ở thí nghiệm 1 (EC =315µs/cm) (SH1), nồng độ bằng 1/2 nồng độ thí nghiệm 1(EC = 245µs/cm) (1/2 SH1), nồng độ bằng 3/2 nồng độ thí nghiệm 1 (EC = 360µs/cm) (3/2 SH1). Sau 2 tháng theo dõi chúng tôi thu được những kết quả như sau:

4.1.2.1 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến khả năng sống và sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt trên hệ thống khí canh

Khi đã chọn được loại dung dịch phù hợp với cây cỏ ngọt ta phải tiếp tục xác định nồng độ phù hợp của dung dịch đối với cây, vì dung dịch dinh dưỡng cũng như phân bón, không phải cứ bón nhiều là tốt mà phải có liều lượng phù hợp thì cây mới sinh trưởng phát triển tốt được. Vì vậy chúng tôi thực hiện thí nghiệm theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng SH1 tới sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt trên nền khí canh

Công thức Tỷ lệ cây sống (%) (sau 2 tháng) Chiều cao (cm) (2 tuần) Số cặp lá (2 tuần) Trồng đến cắt ngọn lần thứ nhất (ngày) Cắt ngọn đến bật mầm (ngày) Khoảng cách giữa các lần cắt (ngày) SH1 100 11,7 6,3 13 3 7,2 1/2 SH1 100 11,3 5,7 15 4 8,7 3/2 SH1 83,3 10,3 5,3 15 5 9,4 LSD0.05 3,5 1,0 0,4 0,62 CV% 1,8 4,6 3,5 3,7

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 43

Tỷ lệ cây cỏ ngọt còn sống trên nền khí canh sử dụng dung dịch SH1 với các nồng độ khác nhau sau 2 tháng thực hiện thí nghiệm là 100% khi sử dụng SH1 và 1/2 SH1, ở mức 3/2 SH1 cây có tỷ lệ cây sống thấp là 83,3%. Khả năng sinh trưởng của cây cỏ ngọt ở công thức 3/2 SH1 cũng kém hơn khi sử dụng dung dịch SH1 và 1/2 SH1. Chiều cao cây trung bình sau 2 tuần ở công thức 3/2 SH1 đạt thấp nhất là 10,3cm trong khi chỉ số này ở công thức SH1 là 11,7cm và 1/2 SH1 là 11,3cm, chiều cao cây ở công thức SH1 và công thức 1/2 SH1 có ý nghĩa như nhau về mặt thống kê. Số cặp lá trung bình ở công thức SH1 cao nhất đạt 6,3 cặp tiếp đến là công thức 1/2 SH1 là 5,7 cặp lá, thấp nhất là công thức 3/2 SH1 có số cặp lá trung bình là 5,3 cặp. Do ở công thức SH1 cây sinh trưởng nhanh hơn nên thời gian từ khi trồng cây đến lần cắt ngọn thứ nhất và thời gian từ khi cắt ngọn đến bật mầm ở công thức này ngày ngắn hơn hai công thức còn lại, nên khoảng cách giữa các lần cắt ngọn ở công thức SH1 cũng ngắn nhất trung bình 7,2 ngày cắt một lần, công thức 3/2 SH1 có khoảng cách giữa các lần cắt dài nhất 9,4 ngày, công thức 1/2 SH1 có khoảng cánh giữa các lần cắt là 8,7 ngày, sự sai khác giữa các công thức đều có ý nghĩa về mặt thống kê.

4.1.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trên hệ thống khí canh

Để xác định nồng độ dinh dưỡng phù hợp cho thí nghiệm nhân giống, việc xác định hệ số nhân giống thu được ở các công thức là rất quan trọng, vì vậy chúng tôi đã thực hiện theo dõi ảnh hưởng của một số nồng độ dung dịch SH1 tới các yếu tố liên quan tới hệ số nhân giống và hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trồng trên nền khí canh.

Nồng độ dung dịch cũng có ảnh hưởng không kém loại dung dịch trong việc trồng cây trên nền khí canh.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 44

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt trên nền khí canh

Công thức Số cây ban

đầu Số lần cắt Số chồi thu được Hệ số nhân (lần/cây mẹ/2 tháng) SH1 30 7 261 8,84 1/2 SH1 30 6 183,7 6,12 3/2 SH1 30 6 155,6 5,19 LSD0.05 0,41 CV% 2,7

Hình 4.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến hệ số nhân của cây cỏ ngọt

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.5 ta có thể nhận thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của nồng độ dung dịch đến hệ số nhân giống của cây cỏ ngọt, sự sai khác giữa các công thưc đều mang ý nghĩa thống kê, hệ số nhân giống cao nhất đạt 8,84 lần với 7 lần cắt/2 tháng ở công thức SH1, trong khi công thức 1/2 SH1 chỉ đạt 6 lần cắt/2 tháng và có hệ số nhân giống là 6,12 lần, cũng đạt 6 lần cắt

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45

ngọn/2 tháng nhưng do sinh trưởng kém nên hệ số nhân giống ở nồng độ 3/2 SH1 thấp nhất là 5,19 lần.

4.1.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của cành giâm cỏ ngọt trên hệ thống khí canh.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của cành giâm cỏ ngọt trồng trên nền khí canh

Công thức Tỉ lệ ra rễ (%) Từ trồng đến ra rễ (ngày) Ra rễ đến kết thúc ra rễ (ngày) SH1 100 4,0 2,9 1/2 SH1 100 3,9 3,3 3/2 SH1 92,2 4,2 3,9 LSD0.05 0,39 0,28 CV% 4,8 4,2

Kết quả thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy: Ngọn giâm Cỏ ngọt ra rễ 100% ở 2 công thức SH1 và 1/2 SH1, ở công thức 3/2 SH1 tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 92,2%. Cây bắt đầu ra rễ sau 4 ngày ở công thức SH1, 3,9 ngày ở công thức 1/2 SH1 và 4,2 ngày ở công thức 3/2 SH1 sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng thời gian kết thúc ra rễ ở công thức SH1 là ngắn nhất 2,9 ngày từ khi bắt đầu ra rễ. Công thức 3/2 SH1 có thời gian kết khúc ra rễ cũng muộn nhất 3,9 ngàỵ Công thức 1/2 SH1 có thời gian kết thúc ra rễ ở mức trung bình 3,3 ngày, sự sai khác ở ba công thức đều có ý nghĩa thống kê.

Từ kết quả trên chúng tôi có kết luận là với dung dịch SH1 thì sử dụng nồng độ dung dịch có ban đầu để trồng cây cỏ ngọt trên nền khí canh là phù hợp nhất. Ở nồng độ này cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho hệ số nhân cao nhất, ngọn cắt cũng có tỷ lệ ra rễ 100% và thời gian ra rễ nhanh hơn so với dung dịch có nồng độ giảm đi 1/2 lần và dung dịch có nồng độ tăng 3/2 lần.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 46

Vì vậy, chúng tôi tiếp tục thực hiện thí nghiệm 3 với dung dịch SH1 và nồng độ dung dịch như nồng độ ban đầụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô tính cây cỏ ngọt bằng phương pháp khí canh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)