B/ Ruộng bậc thang:b/ Ruộng bậc thang:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về kiến thức bản địa của một số cộng đồng người Mông trong canh tác đất dốc ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 49 - 55)

- Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến luận văn (từ 02/03/2008 đến 29/3/2008) : Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu về ph−ơng pháp nghiên cứu kiến

b/ Ruộng bậc thang:b/ Ruộng bậc thang:

b/. Ruộng bậc thang:

b/. Ruộng bậc thang:b/. Ruộng bậc thang: b/. Ruộng bậc thang: b/. Ruộng bậc thang:

Ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Mông tại Ba Bể là nơi trồng lúa và trở thành nguồn cung cấp lúa gạo cho đồng bào. Tuy nhiên, ruộng bậc thang chiến tỷ lệ rất thấp khoảng 5% tổng diện tích đất canh tác. Xã Nam Mẫu có 25 hộ có ruộng bậc thang trồng lúa với diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 400m2 tập trung chủ yếu ở thôn Nậm Dài, Khâu Qua. Xã Cao Th−ợng có 15 hộ có ruộng bậc thang với diện tích trung bình 600m2 mỗi hộ ở một vài thôn nh− Ngạm Khét, Tọt Còn, Khâu Luông. Diện tích ruộng bậc thang rất nhỏ nên ngô vẫn là cây l−ơng thực chính của họ. Nguyên nhân chủ yếu là do địa hình không thuận lợi. Việc lựa chọn địa hình làm ruộng bậc thang phải đ−ợc lựa chọn thật kỹ, nếu không sẽ không thể canh tác, điều đó khó khăn hơn rất nhiều so với chọn n−ơng ngô. Điều kiện đầu tiên để chọn địa điểm làm ruộng bậc thang là nơi đó phải thuận lợi về nguồn n−ớc, kế tiếp là địa hình thoải và không v−ớng đá, đất còn tốt mà ở Ba Bể thì đất dốc lẫn đá chiếm đa số nên việc làm ruộng bậc thang là rất khó khăn. Cả hai điều kiện này đều khó khăn với vùng đất dốc, s−ờn núi đá vôi, có đất nh−ng th−ờng xen lẫn đá nên khó làm ruộng bậc thang.

Trên các s−ờn núi thoai thoải, ít dốc và thuận lợi về nguồn n−ớc ng−ời Mông khai phá thành các ruộng bậc thang (tiếng Mông gọi là "Tế kế đây"). Ruộng bậc thang bề ngang hẹp nh−ng t−ơng đối bằng phẳng xung quanh ruộng bậc thang đồng

bào đắp bờ nhỏ để giữ n−ớc m−a. ở ruộng bậc thang, đồng bào dùng cày trong khâu làm đất. Ruộng bậc thang là trung gian giữa ruộng và n−ơng.

Quy trình khai khẩn ruộng bậc thang là một điển hình về thích nghi với môi tr−ờng tự nhiên của ng−ời Mông. Tr−ớc khi tiến hành khai khẩn ruộng bậc thang, ng−ời Mông phải chọn vùng đất có s−ờn núi thoải, nơi đó có thể dẫn đ−ợc n−ớc vào và phải là đất có nhiều mùn. Theo kết quả phỏng vấn, ng−ời Mông ở Ba Bể kể lại rằng: Công việc khai khẩn ruộng bậc thang th−ờng đ−ợc tiến hành ngay sau khi ăn tết xong. Việc khai khẩn ruộng bậc thang rất nặng nhọc và khó khăn nên gia đình ng−ời Mông th−ờng huy động anh em trong họ trong cùng thôn cùng giúp sức, hỗ trợ nhau.

Đầu tiên ng−ời Mông dùng dao quắm phát sạch cỏ và các cây dại khác. Tiếp theo họ dùng cuốc chim, xè beng tiến hành đào, san từ phía d−ới chân núi lên trên. Những nơi nhiều đá, rễ cây thì dùng cuốc chim để đào. Khi san ruộng, ng−ời Mông rất chú ý đến việc san phẳng bề mặt ruộng, kinh nghiệm của họ là san chỗ cao xuống chỗ thấp. Sau khi san xong toàn bộ khu ruộng bậc thang một cách cơ bản, họ cho n−ớc chảy vào san sát mặt ruộng và nhìn vào mực n−ớc trong ruộng nếu thấy chỗ nào đất còn mấp mô, ch−a bằng phẳng thì san xuống chỗ thấp hơn cho đến khi ruộng bằng phẳng. Nhìn vào mặt n−ớc họ dễ dàng nhận ra chỗ đất cao hơn (chỗ đất mấp mô). Đồng thời họ rất chú trọng làm bờ giữ n−ớc ngay từ khi san ruộng. Để tiết kiệm diện tích, họ làm bờ nhỏ nh−ng lèn chặt bằng đất lẫn đá để bờ chắc khoẻ, không bị vỡ khi m−a to và chống thấm n−ớc. Khi có ruộng, công việc hết sức quan trọng của ng−ời Mông là xây dựng hệ thống m−ơng dẫn n−ớc vào ruộng từ phía trên chảy theo các thửa ruộng bậc thang xuống phía d−ới. M−ơng đ−ợc đào sâu từ 40 - 50cm, rộng từ 80 - 100cm. N−ớc từ suối đ−ợc dẫn vào ruộng đầu tiên ở trên cao nhất qua m−ơng dẫn n−ớc, sau đó n−ớc chảy xuống các thửa ruộng phía d−ới trong hệ thống ruộng bậc thang qua các cửa rộng 10cm đ−ợc mở so le nhau tại mỗi bờ ruộng. Nếu gặp địa hình gãy cắt, n−ớc không thể chảy thẳng đ−ợc, ng−ời Mông chọn những thân cây gỗ to khoét giữa thân (rộng 40 - 50cm) làm máng dẫn n−ớc qua đoạn địa hình gãy cắt đó. Những nơi có địa hình khó khăn, hiểm trở hơn họ phải làm cả hệ thống dàn máng n−ớc về ruộng. Ng−ời Mông mở cửa bờ ruộng dẫn n−ớc từ ruộng

trên xuống ruộng d−ới theo nguyên tắc so le làm cho n−ớc chảy đều khắp mặt ruộng.

Tuy nhiên, diện tích ruộng bậc thang trồng lúa rất thấp nên lúa vẫn không phải là nguồn l−ơng thực chính của ng−ời Mông ở Ba Bể. Giống lúa n−ớc đ−ợc ng−ời Mông trồng chủ yếu là “tạp giao” tuy năng suất không cao nh−ng khả năng thích nghi tốt, họ canh tác một vụ lúa mỗi năm.

Ng−ời Mông bắt đầu cày ruộng vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 âm lịch. Ng−ời Mông cày ruộng rất kỹ, cày đến bốn, năm lần. L−ợt cày thứ nhất với độ sâu trung bình, l−ợt cày thứ hai cày sâu hơn, l−ợt thứ ba cày nông hơn, l−ợt thứ t− cày chủ yếu l−ớt trên mặt ruộng cho ruộng đ−ợc đảo đều và đảo đất kỹ hơn. Theo họ việc cày nhiều lần nh− vậy giúp làm giảm cỏ dại mọc sau khi cấy lúa và làm cho đất vụn, tơi xốp, nhỏ mịn thì khi bừa và cấy sẽ dễ dàng hơn, cấy lúa nhanh bám rễ và phát triển tốt hơn. Sau khi cày đất xong họ cho n−ớc vào ngâm ruộng làm đất ngấm n−ớc trở lên mịn hơn, hạt đất dính kết với nhau hơn. Sau vài ngày ng−ời ta cày lại một lần nữa và bừa nhuyễn đất. Bừa ruộng để làm vỡ các hòn đất đã cày, làm cho đất nhuyễn với n−ớc tạo thành bùn nhão, làm cho màu dồn đều khắp ruộng khi cấy lúa sẽ tốt đều.

Kỹ thuật bừa khéo léo hay không còn phụ thuộc vào ng−ời điều chỉnh bừa, nếu bừa ấn quá sâu răng bừa sẽ bị gẫy, nếu nông quá thì không thể cấy đ−ợc lúa vì đất bùn không đ−ợc tơi xốp nhuần nhuyễn. Kinh nghiệm của họ cho thấy nếu bừa sau khi cày, thì lần đầu phải bừa theo chiều đã cày, răng bừa sẽ xé đất, bừa trái chiều răng bừa sẽ bị tr−ợt vừa nặng trâu vừa mệt ng−ời mà hiệu quả bừa không cao. Bừa theo chiều đã cày mấy l−ợt sau đó mới bừa ngang luống cày. Những ngày m−a gió to không nên đi bừa cấy, vì gió to sẽ làm cho màu dồn về một phía khi cấy lúa sẽ không tốt đều.

- Làm mạ: Hạt giống sau khi đ−ợc chọn, gặt về tách khỏi bông, đem số hạt này ra chiều gió thổi và đổ từ gùi ra, chỗ thóc lép bay đi, chỗ thóc rơi gần chân nhất đ−ợc mang phơi khô và bỏ vào gùi kín. Gùi thóc giống phải đ−ợc để ở chỗ cao khô, không bị ẩm −ớt, th−ờng để ở gác nhà. Hạt giống tr−ớc khi đem ngâm, ng−ời ta phơi lại để hạt giống thật khô, khi ngâm hạt sẽ hút n−ớc và nảy mầm tốt hơn. Để hạt nảy

mầm tốt hơn, ng−ời ta ngâm hạt giống vào n−ớc ấm (40-500C). ở nhiệt độ ấm áp hạt hút n−ớc nhanh hơn so với nhiệt độ thấp. Họ th−ờng ngâm hạt khoảng một ngày, một đêm để hạt ẩm nhanh nảy mầm. Sau đó đem ủ, để hạt nảy mầm ng−ời ta đắp đống vào một góc, sau đó phủ lá cây lên, ủ cũng là một hình thức tăng nhiệt độ cho hạt dễ nảy mầm. Khi đầy đủ các điều kiện thuận lợi nh− trên, rễ sẽ nhú và mọc dài dần. Kiểm tra thấy hạt có rễ trắng thò ra dài từ 5 - 7mm là hạt phải đ−ợc gieo, nếu để rễ nhú dài quá thì khả năng sống của cây mạ kém vì rễ yếu và khả năng bám đất kém. Ng−ời Mông th−ờng ủ từ 1 - 2 ngày.

Do diện tích ruộng bậc thang trồng lúa ít nên ng−ời Mông gieo mạ tại một góc ruộng bậc thang. Sau khi cày bừa kỹ ng−ời Mông bắt đầu gieo mạ với mức n−ớc đ−a vào ruộng mạ xấp xỉ với bề mặt ruộng để khi gieo, mạ không bị trôi và có thể bám đ−ợc rễ xuống đất dễ dàng.

- Thời vụ gieo mạ chủ yếu phụ thuộc vào thời vụ cấy, công việc gieo mạ đ−ợc tiến hành vào tháng 4 âm lịch, thời gian sinh tr−ởng của mạ khoảng 1 tháng. Đến đầu tháng 5 họ bắt đầu nhổ mạ

và cấy lúa. Kỹ thuật gieo mạ là gieo úp tay, ném mạnh xuống cho hạt bám vào đất. Gieo úp tay mạ lên đều hơn, gieo ngửa tay thì hạt không bám chặt xuống đất nên mạ mọc kém và không đều. Sau khi gieo mạ xong họ theo dõi sự phát triển của mạ, bảo vệ ruộng mạ khỏi sự phá hoại của gia súc, gia cầm và thú rừng. Chăm sóc ruộng mạ chủ

yếu là điều tiết nguồn n−ớc giữ cho mạ đủ n−ớc để phát triển.

Khi cây mạ lớn có từ 4 - 5 lá thì ng−ời ta tiến hành nhổ mạ. Mạ đ−ợc gieo trồng dài ngày nên khi nhổ không bị đứt ngang cây. Khi nhổ mạ ng−ời ta dùng tay trái tóm phần ngọn, tay phải tóm phần gốc cho rạp khóm mạ xuống rồi giật về phía

Hình 4. Ruộng bậc thang ng−ời Mông ở Ba Bể Hình 4. Ruộng bậc thang ng−ời Mông ở Ba Bể Hình 4. Ruộng bậc thang ng−ời Mông ở Ba Bể Hình 4. Ruộng bậc thang ng−ời Mông ở Ba Bể

mình, đập mạ vào chân rồi rũ gốc mạ vào n−ớc cho mạ sạch đất, cấy cây sẽ nhanh bén rễ. Nhổ mạ xong, ng−ời ta bó mạ lại thành từng bó nhỏ, cứ hai nắm tay đầy gộp lại thì đ−ợc một bó. Bó xong cho mạ vào gùi đem cấy ngay hoặc để hôm sau cấy. Nếu nhổ mạ xong mà ch−a kịp cấy họ phải để gốc mạ ngập trong n−ớc ngoài ruộng tránh mạ bị chết. Tr−ớc khi cấy nếu cây mạ cao tốt họ xén đi một phần ngọn để khi cấy cây mạ không bị gió làm đổ. Ng−ời Mông cũng căn cứ vào kinh nghiệm xem xét các hiện t−ợng tự nhiên để tính thời điểm cấy lúa nh− cây mận quả to bắt đầu đỏ rãnh ở chỗ phân đôi quả là có thể cấy lúa. Nếu cấy mà mạ vẫn non thì cây không cứng gió sẽ làm đổ, cây lúa chậm phát triển, năng suất kém.

- Làm cỏ đ−ợc chia làm hai đợt: đợt 1 sau khi cấy đ−ợc 20 - 25 ngày, lúc này lúa đã bén rễ và mọc lá, các loại cỏ bắt đầu mọc nên cần phải làm cỏ. Sau đợt 1 khoảng 2 tháng lúc này lúa đã đẻ nhánh (tháng 7 âm lịch), ng−ời Mông tiến hành làm cỏ đợt hai. Cỏ ven bờ thì dùng cuốc b−ớm và liềm hoặc dao phát, ở giữa bờ thì dùng tay cào xuống mặt bùn nhão để làm bật các cây cỏ non rời khỏi mặt bùn nổi lên mặt n−ớc.

Cuối tháng 9, đầu tháng 10 ng−ời Mông bắt đầu thu hoạch lúa. Theo họ −ớc tính thì năng suất lúa đạt khoảng 1kg thóc/4m2. Công cụ gặt là liềm, ng−ời ta dùng liềm vơ từng khóm lúa. Tay phải cầm liềm, tay trái giữ phần thân lúa rồi dùng liềm cắt gốc và xếp thành hàng. Gặt phần trên cây lúa cách mặt đất khoảng 20cm. Sau khi gặt, lúa đ−ợc tuốt bằng máy tuốt tại ruộng rồi mang về nhà phơi khô và bảo quản. Phần rơm (phần ngọn đã gặt) đ−ợc mang về làm thức ăn cho trâu, bò. Phần gốc lúa họ để lại trên ruộng bậc thang chờ đến gần vụ sau thì cắt và đốt tại ruộng làm tăng độ màu mỡ cho đất.

- Lực l−ợng lao động tham gia cấy lúa là phụ nữ trong gia đình, cày bừa và gieo mạ là đàn ông. Việc gặt, tuốt lúa và bảo quản là cả đàn ông và phụ nữ trong gia đình. Lúa đ−ợc cất trữ ở trên gác nhà hay để ở góc nhà có che đậy.

Lịch gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch của một số loại cây trồng của ng−ời Mông ở Ba Bể có thể minh hoạ qua bảng 3.10 d−ới đây:

Bảng 3.10. Lịch thời vụ gieo trồng một số loạ Bảng 3.10. Lịch thời vụ gieo trồng một số loạBảng 3.10. Lịch thời vụ gieo trồng một số loạ

Bảng 3.10. Lịch thời vụ gieo trồng một số loại cây chủ yếui cây chủ yếui cây chủ yếui cây chủ yếu của ng−ời Mông ở Ba Bể của ng−ời Mông ở Ba Bể của ng−ời Mông ở Ba Bể của ng−ời Mông ở Ba Bể Tháng (âm lịch) Giống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 + + + + + + + + Ngô 1.Chuẩn bị đất 2.Gieo 3.Chăm sóc 4.Thu hoạch + + + + + + + + Lúa 1.Chuẩn bị đất 2.Gieo 3.Chăm sóc 4.Thu hoạch + + + + + + + + Bí đỏ, d−a (các loại) 1.Chuẩn bị đất 2.Gieo 3.Chăm sóc 4.Thu hoạch + + + + + + + + Đậu mèo 1.Chuẩn bị đất 2.Gieo 3.Chăm sóc 4.Thu hoạch + [Nguồn: Tác giả tổng hợp]

c/. V−ờn của ng−ời Mông:c/. V−ờn của ng−ời Mông: c/. V−ờn của ng−ời Mông: c/. V−ờn của ng−ời Mông: c/. V−ờn của ng−ời Mông:

Ngoài canh tác trên n−ơng, ng−ời Mông th−ờng sử dụng những mảnh đất quanh nhà làm v−ờn. Tuy nhiên, diện tích v−ờn của họ không nhiều, mỗi gia đình th−ờng chỉ có vài chục m2 v−ờn vì họ cũng tận dụng đất quanh nhà để trồng ngô và một phần diện tích làm chuồng gia súc, gia cầm. Mảnh đất quanh nhà mà họ gọi là v−ờn th−ờng đ−ợc trồng các loại cây nh− mơ, mận, chuối...

Đất v−ờn khá tốt vì có nguồn phân hữu cơ do gia súc, gia cầm thải ra. Ngoài ra tr−ớc và sau nhà ng−ời Mông th−ờng có một mảnh đất nhỏ để trồng các loại rau, trồng gừng, d−ới gốc mận thì trồng bí đao đến khi mận đã thu hết quả thì trở thành giàn cho bí leo.

Cây mận đã trở nên quen thuộc với nhiều ng−ời Mông ở Ba Bể, gần nh− nhà nào cũng có vài gốc mận chua nh−ng không mang giá trị kinh tế mà chủ yếu dùng để ăn. Mận th−ờng ra hoa kết trái vào mùa xuân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về kiến thức bản địa của một số cộng đồng người Mông trong canh tác đất dốc ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)