2. Trình độ học vấn và chuyên môn của
3.2.3. Hạn chế ô nhiễm môi trƣờng đất do đô thị hoá
Do nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng cao đặc biệt các khu vực đô thị, việc sử dụng ngày càng nhiều các loại phân bón hóa học, các chủng loại thuốc bảo vệ thực vật và các chất kích thích sinh trưởng khó phân giải, độc hại đã làm đất bị thoái hóa. Trong sản xuất nông nghiệp, để phục hồi lại độ phì nhiêu của đất, cần một số giải pháp sinh thái sau:
+ Trong phòng trừ sâu bệnh, phương thức phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Phương thức phòng trừ sâu bệnh tổng hợp được áp dụng trên cơ sở sinh học, coi ruộng đồng là hệ sinh thái, thông qua việc áp dụng hệ thống các biện pháp có thể dung hòa được với nhau như sinh học, hóa học giúp cho hệ sinh thái đồng ruộng bền vững. IPM không cấm sử dụng thuốc hóa học, nhưng phải sử một cách chọn lọc để giảm độc tố đối với các nhân tố sinh học. IPM được sử dụng để hạn chế các sinh vật gây hại dưới ngưỡng kinh tế, tức là chi phí các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng tối đa bằng giá trị thiệt hại do sâu bệnh gây nên.
+ Trong sản xuất, ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững. Nhiều mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi ra đời và ngày càng khẳng định tính ưu việt của nó như mô hình: Vườn ao chuồng (VAC) hay mô hình nông lâm kết hợp (SOLT),…
+ Trong canh tác, gia tăng sử dụng phân bón hữu cơ (phân chuồng, phân xanh và phân rác) đã được ủ hoai mục, bón phân cân đối và hợp lý trong sản xuất rau sach, sử dụng phân vi sinh trong trồng lúa, hay trồng luân canh các loại cây họ đậu để phục hồi độ phì nhiêu cho đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đô thị hóa phát triển dẫn đến các nguồn chất thải (nước, phân, rác,…) từ đô thị, các khu công nghiệp thải ra càng nhiều, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng. Vì vậy, phát triển đô thị và khu công nghiệp phải quy hoạch chi tiết để không ảnh hưởng đến môi trường nói chung, môi trường đất canh tác nói riêng. Thành phố nên có các giải pháp xử lý kịp thời theo hướng tái chế chất thải thành nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp như: thu hồi rác hữu cơ để tái chế phân bón vi sinh, hay lọc bỏ các chất độc hại từ nước thải để sử dụng làm nước tưới cho đồng ruộng,…