Công nghiệp và xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt gần 6.691 tỷ đồng, chiếm trên 2/3 của cả tỉnh, tăng gần 1,81 lần so với năm 2005. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 2.388 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2005. Sản phẩm chủ yếu là sắt, thép, chè, may mặc. Các nhóm ngành, sản phẩm thế mạnh, có lợi thế được quan tâm đầu tư như luyện kim, cơ khí, may mặc, vật liệu xây dựng,... đều có bước phát triển và đã tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Đầu tư xây dựng cơ bản có chuyển biến tiến bộ, hiệu quả, chất lượng đầu tư được nâng lên. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa phương từ năm 2006 đến 2009 đạt gần 559.520 triệu đồng, tăng bình quân 17%/năm, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và phát triển hạ tầng đô thị, giáo dục – đào tạo, y tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dịch vụ
Thế mạnh về dịch vụ, thương mại, du lịch được khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Là ngành có đóng góp lớn thứ hai vào trong giá trị sản xuất của thành phố (chiếm trên 25%), có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2009 đạt 22,06%/năm. Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bưu chính viễn thông, chứng khoán được quan tâm tạo điều kiện phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của thành phố tăng bình quân 15,89%/năm. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2009 đạt 600 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2005. Tỷ trọng nội bộ ngành nông nghiệp năm 2009: trồng trọt chiếm 56%, chăn nuôi chiếm 31%, dịch vụ chiếm 13%.
Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất mới như trang trại trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi theo hướng tập trung; sản xuất chè sạch, rau an toàn, cây cảnh, hoa tươi... được hình thành và sản xuất có hiệu quả, góp phần tạo ra diện mạo nông thôn mới, đặc biệt, cây chè tiếp tục khẳng định là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt tăng từ 25 triệu đồng năm 2005 lên 53,2 triệu đồng năm 2009.