4 Lao động làm việc phân chia theo trình độ 15.862 100,
2.2.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có quá trình đô thị hóa. Có thể nói, cơ cấu kinh tế của thành phố vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của quá trình đô thị hóa. Vì vậy, phân tích cơ cấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể thấy rõ ảnh hưởng của đô thị hóa trên các mặt, đồng thời thấy rõ mối quan hệ đó để thông qua quá trình xác định mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với quá trình đô thị hóa.
Trong những năm 2005 – 2009, cơ cấu ngành kinh tế thành phố Thái Nguyên chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 55,22% năm 2005 lên 54,75% năm 2007 và sụt giảm nhẹ so với năm 2007 đạt 53,92% năm 2009 (do ảnh hưởng suy giảm kinh tế năm 2008) với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 14,07%; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm tương ứng từ 5,54% xuống 4,77% và 4,13% nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 6,63%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 39,24% lên 40,48% và 41,95% với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 16,69% (bảng 2.11). Về thực chất, sự biến đổi về tỷ trọng các ngành là do sự tác động trực tiếp của quá trình đô thị hóa: đó sự tập trung nguồn lực như vốn, lao động, khoa học kỹ thuật vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Đồng thời cho thấy giá trị đóng góp của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP qua 5 năm luôn chiếm khoảng 95%/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.11. Cơ cấu kinh tế ngành của thành phố giai đoạn 2005 – 2009
Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu 2005 2007 2009
Tốc độ tăng trƣởng BQ năm (%)
GT CC (%) GT CC (%) GT CC (%) 05-07 07-09 05-09
Nông, lâm, ngư nghiệp 99,4 5,54 113,3 4,77 128,5 4,13 6,76 6,50 6,63 Công nghiệp, xây dựng 990,2 55,22 1300,6 54,75 1676,6 53,92 14,61 13,54 14,07 Dịch vụ 703,8 39,24 961,5 40,48 1304,7 41,95 16,88 16,49 16,69
Tổng GDP
( theo giá 1994) 1793,4 100,00 2375,4 100,00 3109,8 100,00 15,09 14,42 14,75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.12. GDP bình quân đầu ngƣời và bình quân lao động của thành phố giai đoạn 2005 - 2009
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2007 2009
GDP theo giá 1994 tỷ đồng 1793,4 2375,4 3109,8 Dân số trung bình người 256869 268179 279710 GDP/người theo giá 1994 triệu đồng 6,98 8,86 11,12 Lao động đang làm việc người 134284 139706 145862 GDP/lao động triệu đồng 13,36 17,00 21,32
Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên
Với sự chuyển dịch nhanh trong cơ cấu kinh tế ngành của thành phố cùng với nhịp độ tăng trưởng cao (14,75%), GDP bình quân đầu người và thu nhập của người lao động của thành phố qua các năm tăng lên một cách ổn định và vững chắc. GDP bình quân đầu người vào năm 2009 tăng gấp hơn 1,5 lần so với năm 2005. Thu nhập của người lao động cũng tăng lên đáng kể, GDP bình quân trên một lao động năm 2009 tăng gấp hơn 1,5 lần so với năm 2005. ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cư đô thị và các vùng lân cận. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân người/tháng tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống của dân cư cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy ĐTH làm mức sống của dân cư được cải thiện đáng kể, gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao. Điều này mở ra một hướng đi mới phát triển nông nghiệp đô thị là hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao cung cấp các sản phẩm sạch, có chất lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn