2. Trình độ học vấn và chuyên môn của
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý
Đô thị hóa dẫn đến mất đất nông nghiệp trong khi chưa có kế hoạch thích ứng để điều chỉnh đồng bộ lại cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu sản xuất cho phù hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nông sản ngày càng yêu cầu cao hơn. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn sản phẩm nông nghiệp đối với dân cư trở thành yêu cầu cấp bách. Không để tình trạng phân bố cơ cấu cây trồng một cách tự phát ở các hộ nông dân, Thành phố phải đưa ra quy hoạch cụ thể cho từng vùng, từng phường, xã về hướng phân bố từng loại cây trồng trên địa bàn. Do đó, Thành phố cần thực hiện các giải pháp sau:
Vùng cây lương thực
Duy trì và ổn định diện tích đất lúa hai vụ. Đầu tư thâm canh, sử dụng các giống lúa năng suất, chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ canh tác hiện đại nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất tại các xã, phường Hương Sơn, Tích Lương, Cam Giá, Gia Sàng, đồng thời tăng cường đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng, đưa cơ giới hoá và khoa học công nghệ vào sản xuất và xây dựng một số cánh đồng chuyên sản xuất giống lúa nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài cây lúa, phát triển các loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang,… tại các vùng đất bãi.
Vùng cây thực phẩm
Sản xuất theo hướng an toàn về sinh thực phẩm. Mở rộng diện tích gieo trồng các loại rau đậu thực phẩm, chú trọng phát triển các loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao và cho sản phẩm hàng hóa như cà chua, hành hoa, khoai tây, ớt ngọt, dưa chuột, ngô bao tử và một số cây làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu,… Hình thành các vùng cây thực phẩm tập trung chuyên canh, sản xuất theo công nghệ cao, hiện đại, trồng trong nhà kín, che chắn gió, sương muối. Xây dựng vùng rau sạch trong khu vực nội thị các phường Quang Vinh, Túc Duyên, Cam Giá,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vùng cây công nghiệp, cây ăn quả
Chè: Giữ vũng thương hiệu chè Tân Cương. Mở rộng diện tích trồng chè đặc sản Tân Cương và các xã phía Tây lên 1.200 ha, chuyển sang đầu tư sản xuất thâm canh để có thể đạt giá trị bình quân 100 - 150 triệu đồng/ha.
Cây ăn quả: Cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam, mít, bưởi, vải… Chú trọng cung cấp các loại cây giống chất lượng cao cho các hộ gia đình.
Vùng trồng hoa, cây cảnh
Phát triển đa dạng các chủng loại hoa, kết hợp với trung tâm của Tỉnh và Trung ương, xây dựng các điểm ứng dụng các kỹ thuật, cung cấp các giống hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Trước mắt tập trung vào một số cây hoa truyền thống như cúc, hồng, quất, đào,…; sau đó nghiên cứu trồng các loại cây mới như: hoa đồng tiền Thái Lan, hải đường trà, phong lan, địa lan,…
Hình thành các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh đạt giá trị 50 triệu đồng/ha canh tác trở lên với các loại giống đảm bảo chất lượng ở các xã Tích Lương, Lương Sơn, Cam Giá và một số phường, xã khác.
Kết hợp trồng hoa, cây cảnh với xây dựng mô hình làng sinh thái, tạo các điểm du lịch, tham quan thưởng ngoạn ở ngoại thành.
Vùng cây lâm nghiệp
Tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có, nhất rừng phòng hộ; đầu tư trồng cây dược liệu có giá trị cao; phát triển tài nguyên rừng gắn với du lịch sinh thái và bảo vệ cảnh quan môi trường tại các xã, phường Thịnh Đức, Thịnh Đán, Tân Cương, Phú Xá, Phúc Xuân, Phúc Trìu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn