Một số mô hình nông nghiệp đô thị trên thế giới và Việt Nam [20]

Một phần của tài liệu nghiên cứu những ảnh hƣởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 33 - 39)

Trên thế giới

Nông nghiệp đô thị vốn đã có từ lâu trên thế giới, như thời Ba Tư cổ xưa người ta dùng thức ăn thừa để chăn nuôi gia cầm. Trong chiến tranh thế giới II, nhiều vườn rau xuất hiện trong các đô thị Hoa Kỳ, Canada, Anh... để cung cấp thêm thực phẩm. Nhiều nhà nghỉ ngoại thành có vườn rau, vườn nho tại các thành phố Liên Xô cũ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ cuối thế kỷ XX, nông nghiệp đô thị đã trở thành xu thế trong quá trình phát triển đô thị ở các quốc gia. Trên thế giới, gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô thị là từ nông nghiệp đô thị, 25 - 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị. Ở Matxcơva (Nga), 65% gia đình có mô hình VAC đô thị, ở Dactxalam là 68%, Maputo 37%,...

Tại Cairo (Ai Cập) đầu thập kỷ 1990, một nhóm giáo sư nông nghiệp Trường Đại học Ain Shams phát triển phương pháp trồng rau trên sân thượng, tại khu vực đô thị đông dân, mới đầu với quy mô nhỏ nhưng rồi được mở rộng nhanh sau khi có hậu thuẫn chính thức của Tổ chức Nông Lương (FAO) vào năm 2001.

Một ngôi nhà ở Mỹ

Mumbai (Ấn Độ) là một trong các thành phố có mật độ dân cao nhất thế giới, 48.215 người/km2. Trong bối cảnh thiếu đất, hiếm nước, đông người nghèo, TS Doshi đưa ra phương pháp làm vườn hữu cơ quy mô nhỏ trên ban công, thậm chí treo trên tường, trên cơ sở dùng bã mía nghiền thành bột trộn đất đựng trong túi nhựa hay trong các loại hộp, ống, lốp xe...để hộ dân có rau ăn tại gia và tăng thu nhập. Theo cách thức của ông, các gia đình có thể tự túc được 5 kg rau quả mỗi ngày trong 300 ngày của năm.

Mô hình nông nghiệp đô thị ở Cuba

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sụp đổ, do không còn nguồn viện trợ, Cuba lâm vào cuộc khủng hoảng năng lượng và thiếu thốn các trang thiết bị máy móc, phân bón sản xuất nông nghiệp, buộc nông dân nước này phải thay đổi tập quán canh tác, đồng thời tận dụng cả không gian đô thị.

Do không có nhiên liệu vận hành máy cày, nông dân Cuba sử dụng trâu bò xới đất. Ngày nay, quốc đảo 11 triệu dân này có khoảng 300.000 trâu bò làm việc đồng áng. Do không có phân bón và thuốc trừ sâu, họ chế tạo dưỡng chất hữu cơ từ thiên nhiên cho cây trồng. Đến nay Cuba có hơn 200 trung tâm chuyên sản xuất các loài vi sinh như nấm, vi khuẩn và côn trùng có lợi. Và nhằm tránh nông sản sau khi làm ra phải vận chuyển đến nơi tiêu thụ xa, Cuba chủ trương tự sản tự tiêu tại chỗ. Vì thế, do đặc thù là quốc gia có 75% dân số sống ở đô thị, trong đó phần lớn tập trung tại Thủ đô La Havana, nên nông nghiệp đô thị Cuba có cơ hội phát triển nhanh. Với hơn 9.000 héc-ta đất nông nghiệp ở khu vực đô thị, hệ thống nông nghiệp đô thị của Cuba tạo ra hơn 1,4 triệu tấn lương thực năm 2008. Rau quả tươi là một thế mạnh của nông nghiệp đô thị Cuba với mỗi năm cung cấp 4 triệu tấn ra thị trường, đáp ứng 90% nhu cầu rau quả của đất nước (trong 10 năm qua, sản lượng rau quả tăng 6 lần). Phần lớn các thị trấn và thành phố nhỏ ở Cuba đều đảm bảo từ 80- 100% nhu cầu rau quả của cư dân địa phương. Riêng La Havana tự cung được hơn 50% rau quả tiêu dùng hằng ngày cho cư dân thành phố, đứng đầu danh sách các thành phố phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới.

Tại Cuba, các khu nông nghiệp nằm giữa trung tâm đô thị có diện tích từ vài mét vuông tới bằng vài sân bóng đá, trồng đủ các loại rau quả với giá rẻ và đảm bảo chất lượng. So với giai đoạn khủng hoảng sau thập niên 90, khi mức tiêu thụ calorie trung bình của mỗi người dân Cuba chỉ đạt 1/3 nhu cầu (mức độ thấp nguy hiểm), thì mức calorie trung bình ngày nay chỉ thấp hơn dân Anh một ít.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài bảo đảm an ninh lương thực, nông nghiệp đô thị của Cuba cũng giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, góp phần vào sự ổn định xã hội. Và theo các chuyên gia nông nghiệp, mô hình nông nghiệp đô thị ở Cuba đáng được nhiều nước học hỏi vì nó giúp hạn chế sử dụng các chế phẩm hóa học gây hại sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời góp phần thực hiện chính sách phát triển “đô thị xanh” trong lộ trình chống biến đổi khí hậu toàn cầu đang đe dọa thế giới.

Ở Việt Nam

- Nông nghiệp giữa lòng thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương có những mô hình nông nghiệp đô thị khá độc đáo. Mấy năm gần đây, nhất là khi Chỉ thị 12/2006/CT-UBND của UBND TP. Đà Nẵng về cấm nuôi gia súc, gia cầm ở khu vực nội thị có hiệu lực, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi diễn ra khá sôi động.

Thành quả đáng kể nhất là nghề làm sinh vật cảnh, trồng rau mầm, nấm ăn phát triển nhanh, nông dân không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị mà còn có cơ hội làm giàu. Ông Nguyễn Văn Quý ở phường Hoà Cường Bắc (quận Hải Châu) là người tiên phong trong lĩnh vực hoa cây cảnh. Do nhạy bén với cơ chế thị trường, nắm bắt kịp thời nhu cầu khách hàng, ông thành lập Công ty TNHH cây cảnh Văn Khoa và trở thành cơ sở sản xuất cây cảnh lớn nhất Đà Nẵng. Tại đây, liên tục có gần 30 nhân công chăm sóc hoa, cây cảnh, mang lại lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/năm. Cũng từ đây, hàng trăm nông dân tiếp cận với nghề trồng hoa, cây cảnh. Trung tâm Khuyến ngư-nông -lâm TP. Đà Nẵng cùng Phòng Kinh tế quận Hải Châu đã mở hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật ngay tại khu vực sản xuất của Văn Khoa. Nhờ vậy, mô hình trồng hoa cây cảnh ở Đà Nẵng phát triển rất nhanh. Hiện, quận huyện nào cũng có Hội Sinh vật cảnh và khu trưng bày sản phẩm. Có hộ trồng tới 10.000 chậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cúc/vụ, hơn 5.000 gốc mai cảnh, thu nhập 300-400 triệu đồng/năm. Trên địa bàn thành phố có khoảng 300 hộ hoạt độngtrong lĩnh vực này, tạo ra lượng của cải trị giá 30-40 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Minh Trường, ở tổ 12, phường Bình Thuận (Hải Châu) có cách làm khá độc đáo khi sản xuất rau sạch ngay tại ngôi nhà của mình trong hẻm sâu, đường Hoàng Diệu. Đầu năm 2007, trong một lần vào TP.Hồ Chí Minh, ông được tiếp cận với công nghệ sản xuất rau mầm. Không ngờ loại rau ngắn ngày ấy đã đem đến cho ông cơ hội làm giàu. Hiện mỗi ngày ông xuất bán 20-30kg, thu 600.000-700.000 đồng. Nhận xét về mô hình nông nghiệp đô thị, ông Võ Đắc Tín, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến ngư-nông- lâm TP. Đà Nẵng cho biết: “Không cứ gì ở nông thôn mới làm nông nghiệp mà ngay cả vùng nội thị cũng có thể làm rất thành công, nếu biết tận dụng không gian hẹp ở mỗi gia đình, nuôi trồng các cây-con phù hợp”.

- Nông nghiệp công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Lạt

Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp, Thành phố (TP) xác định các loại cây con lợi thế, giá trị cao là: rau an toàn, bò sữa, tôm sú, sau đó là hoa kiểng, cá cảnh để nâng cao giá trị sản xuất. Diện tích nhỏ, nhưng lợi nhuận cao nhờ hàm lượng chất xám (ứng dụng công nghệ mới) đưa vào sản xuất ngày càng nhiều.

Diện tích hoa kiểng vào năm 2007 hơn 1.200ha, tăng 322ha so với năm 2005, tập trung nhiều ở các quận Bình Tân, Thủ Đức và huyện Củ Chi, Hóc Môn… Mỗi năm cung cấp thị trường TP 35-40 triệu cành lan các loại, 40-55 triệu chậu hoa nền, 5-6 triệu chậu mai, kiểng và bonsai.

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các loại hoa nhiệt đới (cúc cắt cành, cây mini pachira, cây cảnh các loại, bonsai…) qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất gần 1 triệu USD. Thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc ứng dụng những thành tựu về giống và công nghệ đã góp phần vào sự phát triển nền nông nghiệp đô thị, nhờ đó, giai đoạn 2001-2007 tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp thành phố tăng bình quân khoảng 5,8%. Đây là diều đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh đô thị hóa, đất nông nghiệp suy giảm nhưng phải đảm bảo tốc độ phát triển.

Chính sự đa dạng hóa cây-con giá trị kinh tế cao và ứng dụng giống mới vào sản xuất đã giúp cho giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích nhanh chóng được nâng cao. Nếu đầu những năm 2000 là 34 triệu đồng/ha/năm thì đến năm 2006 tăng lên 77,5 triệu đồng/ha và 124,8 triệu đồng/ha vào năm 2007.

TP.Hồ Chí Minh là nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất cả nước. Nhận thức rõ, phát triển nông nghiệp đô thị rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thuỷ văn… mang lại hiệu quả kinh tế cao, thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát triển nông nghiệp các vùng ngoại thành theo hướng công nghệ cao. Kết quả bước đầu của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành thời gian qua là tạo việc làm cho nhiều lao động tại chỗ, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện môi trường, đóng góp vào sự tăng trưởng của nông nghiệp thành phố. Có thể thấy, “Chương trình phát triển hoa, cây cảnh, chim, cá cảnh” ở TP. Hồ Chí Minh cho hiệu quả kinh tế rất cao. Từ đầu năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp và hộ nuôi cá cảnh đã xuất khẩu 1.280.000 con cá cảnh các loại sang thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... với kim ngạch trên 1,5 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2007.

Không chỉ mang lại lợi ích xã hội, nông nghiệp đô thị còn mang lại lợi ích kinh tế khá lớn. Ở vị trí cửa ngõ thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), xã Hiệp An có lợi thế về giao thông thuỷ lợi, đất đai phì nhiêu... Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao, từ năm 2004, xã Hiệp An được tỉnh đầu tư xây dựng các mô hình thí điểm trồng rau, hoa trong nhà kính, nhà lưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với kinh nghiệm sản xuất rau, hoa hàng chục năm cộng với vị trí gần đường giao thông, gia đình chị Hoàn Thị Nhàn được chọn làm nơi triển khai mô hình. Mô hình áp dụng việc tưới nhỏ giọt rất tiện lợi, nước không bị bốc hơi, cây trồng ít bị sâu bệnh, năng suất cao hơn. Mỗi năm thu nhập từ khu vườn này đạt hơn 80 triệu đồng”.

Hộ nông dân xã Hiệp An đã chuyển hàng trăm hécta đất trồng lúa của xã trước đây đã được chuyển sang trồng rau, hoa. Có những hộ chuyên trồng các loại hoa cao cấp như layơn, hồng, đồng tiền, địa lan… thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng. Trước đây, nhiều hộ chỉ trồng rau để bán cho thị trường nội địa, nhưng nay đã có rau thương phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Tóm lại, có thể thấy rõ, ưu điểm của nông nghiệp đô thị là không chỉ tạo ra nguồn nông sản tươi sống, giá rẻ cung ứng tại chỗ cho cư dân đô thị, mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu những ảnh hƣởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)