Ảnh hưởng của đô thị hóa tới hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu những ảnh hƣởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 85 - 92)

2. Trình độ học vấn và chuyên môn của

2.2.2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Để nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp, sử dụng mô hình phân tích hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp có dạng hàm sản xuất như sau:

Yi = a1iX1i + a2iX2i + a3iX3i + a4iX4i + a5iX5i + a6iX6i + a7iX7i + a8iD1i + a9iD2i + Ui Trong đó i = 1: Cây trồng hàng năm

i = 2: Cây chè i = 3 Cây vải

Bảng 2.17. Các biến và hệ số dùng trong mô hình phân tích

Tên biến và các hệ số Diễn giải

Yi: Năng suất đất canh tác Giá trị gia tăng của cây trồng thứ i thu được trong năm bình quân 1 đơn vị diện tích canh tác (ngàn đồng/sào) X1i: Lao động Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp/ lao động nông nghiệp

(%)

X2i: Quy mô đất canh tác Diện tích đất canh tác của cây trồng thứ i (sào)

X3i: Phân bón hoá học Tổng chi phí phân bón hoá học trong năm của cây trồng thứ i (ngàn đồng/sào)

X4i: Thuốc trừ sâu Tổng chi phí thuốc trừ sâu trong năm của cây trồng thứ i (ngàn đồng/sào)

X5i: Khấu hao Chi phí khấu hao trong năm của cây trồng thứ i (ngàn đồng/sào) (tính đối với cây lâu năm)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

X6i: Thu nhập khác Thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp của cây trồng thứ i (triệu đồng/tháng)

D1i: Giống mới D1i = 1: hộ có sử dụng giống mới D1i = 0: hộ không sử dụng giống mới

(tính đối cây trồng hàng năm)

D2i: Khu vực D2i = 1: nội thành D2i = 0: ngoại thành a1, a2, a3, a4, a5, a6, a7, a8,

a9

Hệ số của các biến độc lập trong mô hình

Đối với cây trồng hàng năm

Bảng 2.18. Kết quả mô hình với các biến ảnh hƣởng hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp đối với cây trồng hàng năm

Tên biến 2005 2009

Lao động 911,55 * 948,99 **

Quy mô đất canh tác 162,83 * 241,99 ***

Phân bón hóa học -1,23 -3,17 Thuốc trừ sâu -2,58 -4,87 Thu nhập khác 187,94 *** 400,37 ** Giống mới 50,26 -125,7 Khu vực 291,28 *** 664,43 ** R – hiệu chỉnh 0,7938 0,7209

Mức ý nghĩa của F 2,572E - 28 1,198E - 22

Chú thích: (*) hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**) hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (***) hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 2.18 cho thấy, hệ số R - hiệu chỉnh của mô hình qua các năm là trên 70%. Điều này cho thấy các biến số được đưa vào mô hình có khả năng giải thích khá cao cho hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp đối với cây trồng hàng năm.

Trong số các biến giải thích, biến lao động và biến khu vực có tác động mạnh nhất đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ở cả hai năm 2005 và 2009. Đây chính là hai biến điển hình cho ảnh hưởng của ĐTH :

- Hệ số biến lao động năm 2009 (948,99) cao hơn hệ số biến lao động năm 2005 (911,55). Hay tỷ lệ lao động tham gia khu vực phi nông nghiệp của hộ so với lao động nông nghiệp của hộ năm 2009 có tác động mạnh hơn đến việc gia tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của hộ. Điều này cho thấy số lao động tham gia khu vực phi nông nghiệp của hộ càng tăng thì càng nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Để lý giải cho sự gia tăng trên: Nguyên nhân thứ nhất, do quy mô đất nông nghiệp của hộ ngày càng suy giảm do quá trình ĐTH gây ra. Chính vì vậy cần rút bớt lao động nông nghiệp của hộ nhằm nâng cao năng suất lao động trên một đơn vị diện tích; Nguyên nhân thứ hai, khi lao động của hộ tham gia khu vực phi nông nghiệp tạo thêm nguồn thu nhập khác cho hộ, từ đó hộ có nhiều vốn hơn để đầu tư cho sản xuất. Điều này có thể thấy rõ nét mức độ ảnh hưởng cùng chiều của biến thu nhập khác tới hiệu quả kinh tế sử dụng đất; Nguyên nhân thứ ba, do nhu cầu của người dân đô thị ngày được nâng cao, các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và sử dụng ít lao động như trồng rau, trồng hoa giảm diện tích trồng lúa, ngô và cây chất bột lấy củ.

- Qua hệ số biến khu vực của cả hai năm, ta nhận thấy hộ nông dân sống ở khu vực nội thành có hiệu quả kinh tế sử dụng đất cao hơn so với các hộ sống ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khu vực ngoại thành: năm 2005 cao hơn gần 300 ngàn đồng/sào, năm 2009 cao hơn 600 ngàn đồng/sào. Lý giải cho sự khác biệt trên: Thứ nhất, những hộ ở khu vực nội thành tiếp cận dễ dàng với thị trường, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ; Thứ hai, các hộ khu vực nội thành dễ dàng tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật và tín dụng nên nhanh chóng chuyển đổi sang các loại cây trồng có năng suất, chất lượng cao và có giá trị kinh tế lớn. Mức độ ảnh hưởng của biến khu vực theo thời gian tăng lên, hệ số biến khu vực của năm 2009 (664,43) cao hơn năm 2005 (291,28). Tức là các hộ trồng cây hàng năm sống khu vực nội thành năm 2009 có tác động đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất lớn hơn so với năm 2005. Theo thời gian, mức độ ĐTH càng cao dẫn tới sự tập trung đông dân số trên không gian, tạo ra thị trường tiêu thụ lớn, cùng với đó phát triển mạnh về kinh tế, thương nghiệp, thông tin, khoa học, tiền tệ tạo hiệu quả kinh tế tụ hội đô thị.

Qua phân tích trên cho thấy những ảnh hưởng tích cực của ĐTH tới nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. ĐTH góp phần rút bớt lao động nông nghiệp chuyển sang lao động khu vực phi nông nghiệp, làm gia tăng thu nhập khác cho hộ nông dân, tạo hiệu quả kinh tế tụ hội khu vực nội thành.

Biến quy mô đất canh tác có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Quy mô đất tăng làm nâng cao hiệu quả kinh tế đất đai. Mức độ ảnh của biến quy mô đất canh tác năm 2009 (241,99) cao hơn năm 2005 (162,83). Qua phân tích tác động của quy mô đất canh tác cho thấy nếu các giải pháp về tích tụ ruộng đất được đẩy mạnh có thể làm một bộ phận dân cư có quy mô đất tăng lên và một bộ dân cư có quy mô đất nhỏ đi. Với bộ phận dân cư đất tăng lên họ sẽ tập trung vào sản xuất nông nghiệp, và ngược lại với hộ nông dân ít đất đi sẽ có nhiều cơ hội hơn tập trung vào sản xuất phi nông nghiệp. ĐTH mở ra nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cơ hội cho việc làm phi nông nghiệp, thu hút lực lượng lao động nông nghiệp dư thừa do tích tụ ruộng đất. Ngoài ra, ĐTH có ảnh hưởng tiêu cực thu hẹp diện tích đất canh tác. Để hạn chế điều này, các hộ nông dân sớm chuyển đổi sang các loại cây trồng có năng suất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất cao. Một thực tế hiện nay việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phục vụ công nghiệp - dịch vụ rất dễ dàng. Chính vì vậy, các cấp chính quyền cần sớm nghiên cứu ban hành sắc thuế đánh vào việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đủ mạnh để ngăn chặn việc lấy đất nông nghiệp làm công nghiệp và dịch vụ.

Đối với cây chè

Bảng 2.19. Kết quả mô hình với các biến ảnh hƣởng hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp đối với cây chè

Tên biến 2005 2009

Lao động -1777,56 ** -2002,93 ***

Quy mô đất canh tác - 3,38 - 5,83

Phân bón hóa học 1,56 - 2,24

Thuốc trừ sâu - 1,27 - 1,91

Thu nhập khác 271,98 *** 369,17 **

Khấu hao 11,54 * 22,61 *

R – hiệu chỉnh 0,8168 0,7773

Mức ý nghĩa của F 1,59E - 12 5,4E - 11

Chú thích: (*) hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**) hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (***) hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 2.19 cho thấy, hệ số R - hiệu chỉnh của mô hình qua các năm là trên 75%. Điều này cho thấy xác định mô hình này là phù hợp và các biến trong mô hình có khả năng giải thích cao.

Biến lao động ở mô hình trên lại hoàn toàn giải thích trái ngược so với biến lao động ở mô hình sử dụng đất nông nghiệp đối với cây trồng hàng năm. Tỷ lệ lao động khu vực phi nông nghiệp của hộ càng cao càng làm giảm năng suất đất canh tác (hay hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp). Lý giải cho sự thay đổi trên là do sản xuất chè chủ yếu dựa vào lao động, chi phí cho lao động chiếm trên 50% tổng chi phí. Theo điều tra thực tế có tới gần 50% số hộ thiếu lao động. Như vậy, ĐTH đã thu hút một lực lượng lao động sản xuất của hộ trồng chè sang khu vực sản xuất phi nông nghiệp. Điều này là tác động hạn chế việc nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp do ĐTH gây ra. Tuy nhiên, ĐTH làm tăng thu nhập khác của hộ do lực lượng lao động phi nông nghiệp của hộ mang lại, có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh tế đất (năm 2009, hệ số của biến thu nhập khác là 369,17 cao hơn so năm 2005 1,36 lần). Qua bảng 2.19 ta thấy, mặc dù thu nhập khác có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng của biến lao động làm hiệu quả kinh tế đất đai của hộ giảm nhiều (năm 2005 là – 1777,56 và năm 2009 là – 2002,93). Vì vậy, nếu tính chi phí cơ hội của việc chuyển đổi trong cơ cấu lao động của hộ sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua bảng trên ta thấy, mức độ ảnh hưởng của biến khấu hao theo thời gian ngày càng tăng (hệ số biến khấu hao năm 2005 là 11,54 tăng lên 22,61 năm 2009). Khấu hao càng cao chứng tỏ người dân tập trung đầu tư và sử dụng các loại giống mới cũng như phương pháp kỹ thuật mới làm tăng năng suất cây trồng. Lý giải cho điều này có thể thấy, nhu cầu của người dân về uống chè ngày càng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng cùng với sự gia tăng về thu nhập. Điều này làm giá cả sản phẩm tăng nhanh. Ngoài ra, cây chè từ xưa là lợi thế so sánh của Thành phố trong phát triển kinh tế. Vì vậy, được khuyến khích đầu tư và sử dụng các loại giống mới năng suất cao. Đây là một tác động tích cực của ĐTH trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Đối với mô hình năng suất đất canh tác của cây chè, tác giả không đưa biến khu vực vào mô hình là do vùng tập trung sản xuất chè của thành phố nằm ở các xã phía tây thành phố thuộc khu vực ngoại thành.

Đối với cây vải

Bảng 2.20. Kết quả mô hình với các biến ảnh hƣởng hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp đối với cây vải

Tên biến 2005 2009

Lao động 770,8 * 1159,8 *

Quy mô đất canh tác 68,1 *** 72,2 **

Phân bón hóa học -2,3 -0,6 Thuốc trừ sâu -5,2 -6,7 * Thu nhập khác 65,9 *** 96,3 *** Khấu hao 2,3 -1,7 Khu vực 131,0 * 283,6 *** R – hiệu chỉnh 0,8073 0,8497

Mức ý nghĩa của F 2,605E - 09 6,293E - 11

Chú thích: (*) hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**) hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (***) hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 2.20 cho thấy, hệ số R - hiệu chỉnh của mô hình qua các năm trên 80%. Điều này cho thấy xác định mô hình này là phù hợp và các biến trong mô hình có khả năng giải thích cao.

Giống như đối với cây trồng hàng năm, hai biến lao động và khu vực có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai. Điều này cho thấy rõ nét mức độ ảnh hưởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế đất đai. Đối với biến khu vực thì mức độ ảnh hưởng không mạnh như biến lao động. Hiện nay, nhu cầu của người dân khu vực nội thành về sản phẩm vải thành phố không lớn. Do thị trường vải của thành phố bị xâm nhập bởi loại vải có chất lượng tốt hơn hẳn đó là vải Lục Ngạn ở Bắc Giang. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có chính sách đưa giống mới và chuyển giao quy trình kỹ thuật chăm sóc để nâng cao chất lượng vải của thành phố đáp ứng nhu cầu của người dân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu những ảnh hƣởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)